- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Lễ Giao Thừa dân gian còn gọi là lễ Trừ Tịch. Chiều 30 Tết sau khi quét dọn, trang hoàng nhà cửa, sửa sang ban thờ, gia chủ bỏ hết chân hương cũ, chỉ bớt lại một hoặc 3 chân hương cũ đẹp nhất, đốt thêm tro bỏ vào cho đầy, cắm chân hương cho đứng rồi đặt lên ban thờ.
Giao Thừa là khoảng thời gian giao nhau giữa năm cũ và năm mới. Tục xưa tin rằng: Mỗi năm có một vị hành khiển coi việc nhân gian, hết năm vị thần này bàn giao lại công việc cho vị thần kia. Việc cúng lễ là để tiễn đưa vị thần cũ, đón rước vị thần của năm mới.
Thời điểm bàn giao công việc giữa 2 vị hành khiển cùng các phán quan (giúp việc cho quan hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương. Các vị này là các thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào nên phải làm lễ “Tống cựu nghênh tân”. Thường thì ban thờ làm lễ được kê ngoài trời, nhưng nếu trời mưa gió có thể kê giữa nhà. Lễ vật dâng cúng được chuẩn bị cẩn thận từ trước.
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm có một vị quan đương niên nên theo chu kỳ của chi năm sẽ có 12 vị hành khiển, hay còn gọi là các vị thần thời gian lần lượt làm chủ dương gian. Khi dâng hương ngoài trời thì khấn danh vị của các quan hành khiển cùng các vị phán quan. Năm vị thần nào cai quản thì khấn danh vị của người đó.
Lễ tiễn quan đương niên cũ kết thúc, người ta sẽ tiến hành lễ đón quan đương niên mới.
Theo lệ cũ thì đi đâu đến hết giờ Tuất (19-21 giờ) cũng phải về nhà. Từ 10 giờ đêm thì không nên ra khỏi nhà. Trước giờ Tý (trước 23 giờ) phải làm xong lễ tiễn quan của năm cũ sau đó đón quan năm mới. Đến giờ Tý mọi việc phải xong để chuẩn bị đón Giao Thừa.
Vào đúng thời khắc Giao Thừa, gia chủ thắp đèn hương, hương khói, làm thủ tục lễ, đọc văn khấn xong thì hóa tờ văn khấn.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Thời điểm bàn giao công việc giữa 2 vị hành khiển cùng các phán quan (giúp việc cho quan hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương. Các vị này là các thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào nên phải làm lễ “Tống cựu nghênh tân”. Thường thì ban thờ làm lễ được kê ngoài trời, nhưng nếu trời mưa gió có thể kê giữa nhà. Lễ vật dâng cúng được chuẩn bị cẩn thận từ trước.
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm có một vị quan đương niên nên theo chu kỳ của chi năm sẽ có 12 vị hành khiển, hay còn gọi là các vị thần thời gian lần lượt làm chủ dương gian. Khi dâng hương ngoài trời thì khấn danh vị của các quan hành khiển cùng các vị phán quan. Năm vị thần nào cai quản thì khấn danh vị của người đó.
Lễ tiễn quan đương niên cũ kết thúc, người ta sẽ tiến hành lễ đón quan đương niên mới.
Theo lệ cũ thì đi đâu đến hết giờ Tuất (19-21 giờ) cũng phải về nhà. Từ 10 giờ đêm thì không nên ra khỏi nhà. Trước giờ Tý (trước 23 giờ) phải làm xong lễ tiễn quan của năm cũ sau đó đón quan năm mới. Đến giờ Tý mọi việc phải xong để chuẩn bị đón Giao Thừa.
Vào đúng thời khắc Giao Thừa, gia chủ thắp đèn hương, hương khói, làm thủ tục lễ, đọc văn khấn xong thì hóa tờ văn khấn.
(Theo Nghi lễ thờ cúng của người Việt)