Lễ cưới hỏi truyền thống của dân gian

vutri623582

Thành viên
Tham gia
28/9/2017
Bài viết
0
Lễ cưới hỏi truyền thống của người dân Việt Nam



để giữ gìn bản chất văn hóa ngàn năm của cha ông nên trong đám cưới hỏi mọi người cũng nên theo phong tục của các cụ từ xưa đến nay .



Đám cưới chính là ngày lễ vô cùng quan trọng đối với mỗi người . Hôn nhân là tìm ra nửa kia của mình để cùng nhau đi hết đoạn đường đời về sau cùng với mình . Vì vậy có các vấn đề bắt buộc và nên kiêng kỵ . Những nghi lễ các cụ để lại từ xa xưa chúng ta nên dữ gìn và tiếp tục phát huy.Có một thứ mà ai cũng nên biết đó là xem ngày tốt cưới hỏi năm 2018 để sau này đôi uyên ương sẽ yêu nhau trọn đời , hạnh phúc , làm ăn phát đạt , con đàn cháu đống .



Ở nước ta mỗi địa phương thường đều có các phong tục cưới hỏi chính như sau :



1.Lễ chạm ngõ , làm quen giữa họ nhà trai và nhà gái



Lễ chạm ngõ được xem như lễ ra mắt bên nhà trai với nhà gái , lễ này nhằm ý nghĩa xin phép hai họ cho đôi uyên ương chính thức được đi lại hai bên gia đình và yêu nhau chính thức . Trên thực tế điều này làm cho hai gia đình quý nhau hơn , hiểu nhau hơn vậy thì không cần đồ lễ mà chỉ cần đem theo hoa quả hoặc trầu cau .



Dù là một nghi thức đơn giản nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn còn lễ chạm ngõ này . Nếu như hai gia đình chưa hề biết nhau từ trước mà tiến thẳng luôn đến lễ ăn hỏi và đám cưới thì quá đường đột. Vì vậy lễ chạm ngõ tuy đơn giản nhưng đừng nên xem thường .



2.Đám ăn hỏi , lễ chính thức đồng ý đôi bạn trẻ quyết định tiến đến hôn nhân



Đến khi tình yêu đủ lớn, cả hai thấu hiểu nhau thì lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức . Ngày mà gia đình chàng trai bắt đầu coi cô gái là con dâu trong nhà , ngày nhà gái có một chàng rể quý.



Theo phong tục nhà trai cần chuẩn bị những thứ sau để đem sang ăn hỏi nhà gái:



-Trầu cau

-Bánh phu thê

-Chè

-Rượu

-Hoa quả

-Khay để phong bì được để riêng để mẹ chú rể đưa cho mẹ cô dâu.



3.Lễ xin dâu , chính thức xin cô dâu về cùng gia đình nhà trai



Sau nghi lễ ăn hỏi đó chính là lễ xin dâu , chuẩn bị đến giờ đón dâu , đại diện nhà trai hay là người phụ nữ thân thiết với gia đình mang theo khay trầu vào nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu . Mẹ cô dâu sẽ nhận lễ và mang đi thắp nhang trên ban thờ gia tiên của nhà cô dâu . Đó là một nghi thức truyền thống chính thức đồng ý người con dâu từ phía bên gia đình chú rể.

4.Lễ rước dâu , cô dâu sẽ về sống chung với gia đình nhà chồng



Sau khi được sự nhận lời từ bên gia đình họ nhà gái , đoàn rước sẽ đi vào nhà gái . Chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật vào để rước cô dâu. Vào hôm đó , gia đình hai bên sẽ trao quà tặng , của hồi môn cho cô dâu , như lời cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn hạnh phúc , giàu sang , làm ăn phát đạt , con cái có nếp có tẻ .



5.Đãi tiệc , chúc mừng cho gia đình hai bên



Tiếp đến tổ chức đãi tiệc để thông báo tin hôn lễ tới người quen và hàng xóm . Rồi ăn uống , chúc mừng gia đình đôi bên trong buổi lễ trọng đại này .



6.Lễ lại mặt



Sau khi đám cưới đã được tổ chức xong xuôi , cô gái đã về nhà chồng , mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để đôi vợ chồng đem về nhà vợ , làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu . Đó được coi là lễ lại mặt , nghi lễ này được tiến hành từ 1 đến 3 ngày sau khi đám cưới .



Trên đây là các nghi lễ cơ bản của tục lệ cưới hỏi của dân gian , chúc các bạn trăm năm hạnh phúc . Để biết thêm những thông tin khác xin mời bạn ghé thăm tại thuatphongthuy.com.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom