Lẽ công bằng áp dụng khi nào?

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5

Lẽ công bằng áp dụng khi nào?​

Lẽ công bằng là một thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều, đặc biệt là trong pháp luật.Trên thực tế, lẽ công bằng được nhìn nhận và được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Đối với Việt Nam, quan niệm về lẽ công bằng được hiểu như thế nào và áp dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây ngay sau nhé!

Xem thêm: luật sư giỏi tphcm

Quan niệm về lẽ công bằng​

Thuật ngữ, khái niệm “lẽ công bằng” đã xuất hiện từ lâu nó là chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung được cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn và thích ứng, tương ứng với nhận thức của nhiều người về sự công bằng. Hay nói cách khác, trong một mối quan hệ giữa quyền, nghĩa vụ của các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự (hợp đồng thỏa thuận) khi xảy ra tranh chấp và được giải quyết sao cho đạt lý phù hợp với đạo lý.

Đối với khái niệm “Lẽ công bằng” xuất phát có nguồn gốc từ chữ equitas - tiếng La tinh, thuật ngữ này có nghĩa là sự bình đẳng. Nhưng khi trở thành tiếng Pháp và tiếng Anh – equity thì chúng lại mang ý nghĩa là Lẽ công bằng.

Những trường hợp áp dụng lẽ công bằng​

Đối với lẽ công bằng thì chúng thường được áp dụng trong các hoạt động xét xử của Tòa án trong hai trường hợp dưới đây:

- Trường hợp luật có quy định nhưng đối với trường hợp vi phạm là một ngoại lệ do luật định

- Trường hợp luật chưa có quy định

Một ví dụ điển hình cho trường hợp thứ nhất là một vụ án cô Ménard ăn cắp bánh mì nổi tiếng xảy ra tại nước Pháp. Trong cơn đói khát và tình cảnh túng quẫn của cả hai mẹ con, Ménard đã đập vỡ cửa kính của một cửa hiệu bánh mì để ăn cắp bánh mì và bị bắt đưa ra Tòa án xét xử. Chánh án Magnaud của Tòa Tiểu Hình Château – Thierry đã tha bổng Ménard với lập luận trong bản án như sau:

Trong một xã hội được tổ chức chu đáo, lại có một thành viên của xã hội ấy, mà lại là một người đóng vai trò là mẹ của một gia đình, có thể thiếu bánh mì để ăn mà tuy nhiên không phải do lỗi của mình. Nếu một trường hợp giống tình huống này được xảy ra và chỉ ra, xác định rõ như trường hợp của cô Ménard, Thẩm phán sẽ có nghĩa vụ phải giải thích một cách nhân đạo về những quy định thiếu mềm dẻo của luật pháp; sự bần cùng, đói nghèo và đói khát có thể làm cho con người mất đi một phần tự do trong ý chí. Tuy đó, cũng có thể xảy ra trong một khoảng chừng mực nào đó chúng sẽ làm giảm đi nơi người này về khái niệm cái đúng và cái sai. Một hành vi thông thường đáng trách cứ chúng sẽ trở nên không đáng trách khi người đã vi phạm chỉ hành động chỉ vì nhu cầu khẩn thiết, phải tìm cho mình một miếng ăn thuộc mặt hàng nhu yếu phẩm hàng đầu…

Tuy nhiên sau đó, với những quan điểm bảo thủ thì tòa Thượng thẩm Amiens đã không chấp nhận lập luận trên của Tòa Án tiểu hình và quan điểm nêu trên, nhưng họ cũng nhận định rằng, Ménard không có ý chí gian xảo, nên đã chấp nhận tha bổng và không truy cứu bị cáo.

Đối với Việt Nam chịu sử ảnh hưởng của dòng pháp luật Civil Law – hệ thống Luật Châu Âu lục địa, khác hẳn với nhiều quốc gia thuộc hệ thống Common Law, nguyên tắc xét xử theo Lẽ công bằng của nước ta, thì chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Hay có thể hiểu được là nguyên tắc này chỉ được áp dụng và thực thi đối với các quan hệ pháp luật dân sự, còn trong lĩnh vực Hình sự thì lại không có quy định này.

Hạn chế của việc áp dụng Lẽ công bằng cũng có nhiều mặt tiêu cực riêng. Bởi lẽ đó, Tòa án sẽ chỉ áp dụng Lẽ công bằng trong những trường hợp không có tập quán pháp và điều này cũng không thể áp dụng được nguyên tắc tương tự pháp luật (dựa trên khoản 2 Điều 6 Bộ Luật dân sự 2015).

Xem thêm: tư vấn thừa kế theo di chúc

Một trường hợp ngoại lệ để có thể áp dụng được lẽ công bằng trong xét xử thì lẽ công bằng đó phải tương ứng và phù hợp với tính chất vụ án và thu nhận lại được sự đồng ý hay sự tán thành cho phép áp dụng của các bên tham gia để đảm bảo sự thống nhất không gây ra các cạnh tranh, mâu thuẫn.

Trong trường hợp này, cả tập quán và pháp luật và tập quán đều không có quy định nào cấm một người tặng cho tài sản khi bản thân họ chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người khác. Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người cho vay tài sản, Thẩm phán có thể dựa vào nguyên tắc Lẽ công bằng cũng như các quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, để tạo ra một Án lệ với quan điểm pháp lý như sau: Khi một người chưa thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với người khác, thì họ không có quyền tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình cho người thứ ba, để hủy bỏ giao dịch tặng cho nhà ở nói trên.

Xem thêm: Liên hệ ngay để được tư vấn




Học-ngành-Luật-ra-trường-làm-gì.jpg
 
×
Quay lại
Top Bottom