Keychron K2 có layout 84 phím, không quá lạ lẫm với những anh em đã chơi phím cơ custom. Với những ai mới dùng bàn phím có layout này thì cần phải làm quen bởi ngoài cùng bên phải sẽ là hàng phím Home/End/Page Up/Down. 4 phím điều hướng được đưa xuống góc phải dưới cùng, nằm ngay dưới phím Enter và kế Control, Shift phải. Các phím này vẫn được giữ nguyên kích thước nên việc thao tác không có gì khó khăn, quen layout bấm thoải mái.
Là một chiếc bàn phím được thiết kế tối ưu cho Mac thành ra keychron K2 tích hợp đầy đủ các phím chức năng chính của Mac trên hàng phím Function. Nó gần như mô phỏng lại bàn phím trên MacBook từ vị trí các phím chỉnh độ sáng màn hình, mở Launchpad, Mission Control, chỉnh độ sáng bàn phím, các phím đa phương tiện, chỉnh âm lượng, tắt tiếng trải từ F1 đến F12. Bên cạnh hàng phím này là 3 phím gồm chụp màn hình, Del và chỉnh hiệu ứng đèn RGB. Tương tự với các phím Command, Option, chiếc Keychron K2 dành cho Mac hoàn toàn, anh em xài Mac sẽ không mất thời gian làm quen.
Keycap cũng được làm bằng nhựa ABS, single-shot, mỏng và nhẹ như keycap mặc định trên nhiều dòng phím cơ phổ thông. Keychron cũng làm cho nó khác đi, trông giống PBT hơn một chút với lớp phủ sần mình cảm giác là khá dày và màu sắc keycap xám nâu đi kèm với một vài phím có màu cam làm điểm nhấn. Sự bố trí của các keycap này cũng có chủ đích khi khu vực phím chính dùng keycap có màu sẫm hơn, các phím phụ màu sáng hơn từ đó khiến chúng ta dễ nắm bắt layout phím.
Ký tự trên keycap được khắc laser với nét mảnh, độ chi tiết cao, hiệu quả chiếu sáng của đèn nền lên keycap vừa phải, không quá gay gắt và ánh sáng cũng không bị rò ra gây lóa khi sử dụng ban đêm. Theo cảm nhận cá nhân mình thì anh em chỉ cần mua phiên bản dùng đèn nền trắng là đủ, đèn RGB trên một chiếc bàn phím cơ có thiết kế cổ điển như thế này không quá phù hợp, nó khiến chiếc bàn phím trông giống đồ chơi hơn mà thôi.
Nếu như trên Keychron K1 mình chê nó nhiều nhất ở thiết kế các hàng phím phẳng, bấm dễ bị trượt phím và giảm cảm giác thì trên Keychron K2, mọi thứ đã trở về nguyên bản với thiết lập các hàng phím dạng contour, anh em nhìn mặt cắt ngang sẽ thấy điều này. Các hàng phím nhìn mặt cắt ngang tạo thành lòng trũng với hàng phím giữa thấp nhất và cao dần lên các hàng phím còn lại, từ đó các ngón tay có thể dễ dàng với tới mọi phím bấm trên bàn phím mà không cần phải di chuyển quá nhiều. Đây là một thiết kế công thái học, được sử dụng trên bàn phím từ xưa và đến nay vẫn được duy trì trên bàn phím cơ.
Là một chiếc bàn phím được thiết kế tối ưu cho Mac thành ra keychron K2 tích hợp đầy đủ các phím chức năng chính của Mac trên hàng phím Function. Nó gần như mô phỏng lại bàn phím trên MacBook từ vị trí các phím chỉnh độ sáng màn hình, mở Launchpad, Mission Control, chỉnh độ sáng bàn phím, các phím đa phương tiện, chỉnh âm lượng, tắt tiếng trải từ F1 đến F12. Bên cạnh hàng phím này là 3 phím gồm chụp màn hình, Del và chỉnh hiệu ứng đèn RGB. Tương tự với các phím Command, Option, chiếc Keychron K2 dành cho Mac hoàn toàn, anh em xài Mac sẽ không mất thời gian làm quen.
Keycap cũng được làm bằng nhựa ABS, single-shot, mỏng và nhẹ như keycap mặc định trên nhiều dòng phím cơ phổ thông. Keychron cũng làm cho nó khác đi, trông giống PBT hơn một chút với lớp phủ sần mình cảm giác là khá dày và màu sắc keycap xám nâu đi kèm với một vài phím có màu cam làm điểm nhấn. Sự bố trí của các keycap này cũng có chủ đích khi khu vực phím chính dùng keycap có màu sẫm hơn, các phím phụ màu sáng hơn từ đó khiến chúng ta dễ nắm bắt layout phím.
Ký tự trên keycap được khắc laser với nét mảnh, độ chi tiết cao, hiệu quả chiếu sáng của đèn nền lên keycap vừa phải, không quá gay gắt và ánh sáng cũng không bị rò ra gây lóa khi sử dụng ban đêm. Theo cảm nhận cá nhân mình thì anh em chỉ cần mua phiên bản dùng đèn nền trắng là đủ, đèn RGB trên một chiếc bàn phím cơ có thiết kế cổ điển như thế này không quá phù hợp, nó khiến chiếc bàn phím trông giống đồ chơi hơn mà thôi.
Nếu như trên Keychron K1 mình chê nó nhiều nhất ở thiết kế các hàng phím phẳng, bấm dễ bị trượt phím và giảm cảm giác thì trên Keychron K2, mọi thứ đã trở về nguyên bản với thiết lập các hàng phím dạng contour, anh em nhìn mặt cắt ngang sẽ thấy điều này. Các hàng phím nhìn mặt cắt ngang tạo thành lòng trũng với hàng phím giữa thấp nhất và cao dần lên các hàng phím còn lại, từ đó các ngón tay có thể dễ dàng với tới mọi phím bấm trên bàn phím mà không cần phải di chuyển quá nhiều. Đây là một thiết kế công thái học, được sử dụng trên bàn phím từ xưa và đến nay vẫn được duy trì trên bàn phím cơ.