- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
“Ai thức đêm ôm con cho mình ngủ? Ai dọn dẹp những thứ bẩn thỉu nhất của gái đẻ?... Chỉ có mẹ thôi!"
20/10 không phải chỉ là ngày của những tình yêu nam nữ ngọt ngào, của những những cô gái ế sợ cô đơn, của những chàng sai công sở “né tránh” chuyện tặng quà… Nó còn là ngày của những đứa con gái lấy chồng xa ngậm ngùi khi không thể bưng “bát canh cần” về cho mẹ.
Những người con gái lấy chồng xa buồn tủi vì không được ở bên chăm sóc mẹ (Ảnh minh họa)
lại là trăn trở của những đứa con gái “cập kê” muốn gửi đến bậc làm cha mẹ.
Dặn dò là vậy, gửi gắm là vậy nhưng vẫn không thể tránh được chuyện vợ Nam, chồng Bắc và vẫn không thiếu những giọt nước mắt của các cô gái lấy chồng xa lúc nhớ đến quê nhà.
Nhớ mẹ trong ngày sinh nở
Vốn định bụng học xong sẽ về quê lấy chồng, lập nghiệp cho gần bố mẹ, nhưng ông Tơ bà Nguyệt đã trót se duyên cho chị Nguyễn Thủy (sinh năm 1985, quê Vũ Thư, Thái Bình) với một anh chàng Vĩnh Phúc. Không cưỡng lại được chữ duyên, cô “đành” gạt nước mắt lên xe hoa về nhà chồng với lời an ủi “thời buổi phương tiện hiện đại, muốn về với mẹ lúc nào chả được, quan trọng là lấy được người chồng tốt”.
Hơn 7 năm làm vợ với ba lần sinh nở, chị Thủy có hàng ngàn điều để kể về nỗi khổ sở của người con gái lấy chồng xa.
Cô chia sẻ, dù phương tiện hiện đại, đường đẹp dễ đi nhưng không phải cứ muốn là có thời gian về với mẹ. Vợ chồng Thủy làm kế toán tại nhà cho nhiều công ty, bận tối mặt, tối mũi từ đầu tuần đến cuối tuần. Được hơn ngày nghỉ lại phải dành thời gian cho nhà nội, vậy là chỉ có thể “thăm” bố mẹ bằng những cuộc điện thoại ngắn ngủi.
“Ban đầu còn khóc lóc vì nhớ nhà, nhớ mẹ, muốn về mà không thể về. Sau này khi đã quen với tổ ấm mới thì chỉ còn khóc mỗi khi nghe giọng mẹ sụt sịt vì nhớ . Thấy tự trách mình vì dễ quen, dễ quên quá, chỉ khổ mẹ cứ mãi một nỗi nhớ con gái như vậy” – Thủy tâm sự.
Thủy bảo, thời gian đầu chưa có con, một năm cô về thăm bố mẹ được hai lần, hè và Tết. Sau này bận con cái và việc nhà chồng nên có những năm cô còn không có thời gian về thăm nhà. Năm hết Tết đến, bố mẹ trông con về từng ngày nhưng rồi lại chỉ nhận được những cuộc gọi điện cụt ngủn bảo: “năm nay chỉ có chồng con về lễ bố mẹ chứ con bận quá đành phải để sau”…
“Vậy nhưng cứ nhìn bát dưa cần, canh cần trong mâm cỗ Tết mình lại rớt nước mắt. Giá mà ở gần thì đã bưng cho bố mẹ cái này, cái kia, hoặc ít nhất lết được cái xác đến cho bố mẹ nhìn thấy đã là hạnh phúc lắm rồi” – Thủy ngậm ngùi.
Nhưng, lấy chồng xa khổ nhất lúc sinh nở… Người ta bảo “gái chửa cửa mả”, qua được cửa mả rồi thì là cả cánh cửa “đau đớn”, vật lộn với đứa con nhỏ mới ra đời, ấy là lúc cần có mẹ ở bên nhất.
Chị Thủy bảo: “Ai sẵn sàng thức đêm ôm con cho mình ngủ? Ai sẵn sàng dọn dẹp những thứ bẩn thỉu nhất của gái đẻ? Chỉ có mẹ thôi. Mà lấy chồng xa xôi, mẹ vượt trăm cây số lặn lội đến với mình cũng chỉ ở lại được mấy ngày".
Bà mẹ trẻ trong lần đầu sinh nở vẫn nhớ mãi cái ngày mẹ già đội chiếc nón lụp xụp, tay xách nào là gà, gạo nếp, bánh trái… lơ ngơ đứng trước mặt con gái quặn đau sau hơn một năm không gặp. Mẹ khóc, con khóc cho thỏa những ngày xa cách.
Những ngày sau đó, Thủy thấy mẹ tất bật chăm con, chăm cháu. Bước ra khỏi gian buồng con gái thì lom khom, lễ nghĩa với con rể và thông gia bởi đang là kẻ “ở nhờ”. Chị Thủy bộc bạch: “Tuy chỉ là gái đẻ trong buồng nhưng tôi vẫn cảm nhận được ánh mắt ghẻ lạnh, vô tình ông bà thông gia dành cho mẹ. Còn mẹ thì chẳng than vãn nửa lời, đon đả tươi tỉnh trước tôi và cung kính trước gia đình chồng con gái… Ở với con gái được 10 ngày, mẹ cáo biệt ra về. Vẫn chiếc nón ấy, trong trời nắng chang chang, một mình mẹ đi bộ lên đường lớn bắt xe. Tôi biết mẹ khóc và đó cũng là lần đầu tiên tôi thấy có khoảng cách với gia đình chồng”.
Hai lần sinh nở sau, Thủy quyết tâm chỉ để mẹ lên với mình năm ngày rồi tìm cách “đuổi khéo” mẹ về bởi không muốn mẹ chịu thiệt thòi. Mẹ hiểu ý con gái nên đành nghe theo dù thương con đứt ruột. Một mình Thủy loay hoay với kỳ sinh nở, lo cho mình, lo cho con và thấm hết nổi khổ của đứa con gái lấy chồng xa. Trong ba lần sinh con, Thủy đã hàng ngàn lần “giá như” mình lấy chồng gần, mẹ đã đỡ cực, còn mình thì đỡ “nhọc”.
Càng vào những dịp ngày lễ như 8/3, 20/10, họ luôn mong mỏi được ở gần mẹ! (Ảnh minh họa)
Nhớ mẹ ngày 8/3, 20/10
Cũng có những cô gái lấy chồng xa nhớ mẹ da diết, rộng rãi thời gian nhưng không thể về chỉ vì không có tiền. Chị Lê Diện (sinh năm 1988, quê Phú Thọ) trong hơn bốn năm làm dâu Thanh Hóa chỉ được về thăm me vỏn vẹn đúng 3 lần.
Chị chia sẻ: “Vợ chồng mình làm ruộng, thời gian chủ động và thoải mái nhưng vẫn rất ít được về quê ngoại bởi không có tiền… Nào tiền đi lại, tiền ăn uống… Rồi thì chẳng lẽ con gái đi lấy chồng xa lâu lắm mới về thăm mẹ một lần lại không có chút quà? Mỗi lần về ngoại kiểu gì cũng phải tốn vài triệu. Đôi lúc muốn về mà không có tiền, nghĩ thấy tủi”.
Cũng lấy chồng xa vài trăm cây số, nhưng chị Vũ Hương (sinh năm 1990, quê Vĩnh Phúc) lại có những nỗi niềm riêng. Không phải ngày lễ Tết không thể về cũng không phải lúc sinh nở không được bên cạnh mẹ… mà là không thể gửi đến mẹ những bông hồng vào ngày dành riêng cho phụ nữ.
Là cô gái thôn quê may mắn lấy được người chồng tài giỏi, gia đình khá giả, chị Hương không phải lo lắng quá nhiều về chuyện kinh tế hay khóc lóc vì những lúc nhớ mẹ mà không có tiền về… Nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 8/3, 20/10 nhận được hoa, quà của chồng và con trai, cô lại chợt nhớ đến người mẹ già nơi quê nhà, chưa từng một lần biết đến ngày dành riêng cho phụ nữ.
Chị Hương chia sẻ: “Những ngày đó gọi điện về chúc mừng mẹ, nghe mẹ nói “cha bố cô, vẽ chuyện, mẹ đâu biết đó là cái ngày gì, cứ trông đến Tết đón vợ chồng, con cái cô về chơi là tôi thỏa lòng” là lại ứa nước mắt. Bao nhiêu lần dự định, vào ngày đó sẽ mua bó hoa to về tặng mẹ, rồi nói cho mẹ biết ấy là ngày gì nhưng vẫn chưa làm được bởi hoặc phải đi làm, hoặc xảy ra sự cố đột xuất. Vậy là đã 25 lần cái ngày 20/10, 8/3 trôi qua mà vẫn chưa một lần được cầm hoa tặng mẹ. Lại “giá như” mình lấy chồng gần”.
Bao nhiêu cô gái cất bước đi lấy chồng xa là bấy nhiêu nỗi niềm. Ngày bình thường, họ bị công việc gia đình xã hội cuốn đi nhưng cứ đến những ngày lễ, Tết họ lại chạnh lòng nghĩ về người cha, người mẹ già chốn quê nhà xa xôi.
“Nhưng phận làm con chỉ có đôi phút “chạnh lòng” như vậy, chứ bậc làm cha mẹ còn thấy nhớ đến da diết, cồn cào khi con gái lấy chồng xa vài năm không về. Phụ nữ chúng mình còn có chồng, con rồi công việc gia đình, xã hội. Chứ bố mẹ chỉ có những đứa con là “tài sản quý nhất”, giờ cũng bay biến đi mất nên người khổ nhất chính là bố mẹ chứ chẳng phải mình” – chị Hương ngậm ngùi .
Với những người con gái lấy chồng xa như vậy, sự “khổ sôi máu”, “bực sôi máu”, “cáu sôi máu”… không xuất phát từ việc phải bù đầu chăm chồng lớn, con bé, mà họ chỉ “nhớ cha mẹ đến sôi máu” mà chẳng thể về gửi bát canh cần.
Theo Yeah1
20/10 không phải chỉ là ngày của những tình yêu nam nữ ngọt ngào, của những những cô gái ế sợ cô đơn, của những chàng sai công sở “né tránh” chuyện tặng quà… Nó còn là ngày của những đứa con gái lấy chồng xa ngậm ngùi khi không thể bưng “bát canh cần” về cho mẹ.
Những người con gái lấy chồng xa buồn tủi vì không được ở bên chăm sóc mẹ (Ảnh minh họa)
“Có con mà gả chồng gần,có bát canh cần nó cũng mang cho
Có con mà gả chồng xa, trước là mất giỗ, sau là mất con”
Đó là lời người những bà mẹ dặn dò nhau khi có con gái sắp đến tuổi lấy chồng, hayCó con mà gả chồng xa, trước là mất giỗ, sau là mất con”
“Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”
lại là trăn trở của những đứa con gái “cập kê” muốn gửi đến bậc làm cha mẹ.
Dặn dò là vậy, gửi gắm là vậy nhưng vẫn không thể tránh được chuyện vợ Nam, chồng Bắc và vẫn không thiếu những giọt nước mắt của các cô gái lấy chồng xa lúc nhớ đến quê nhà.
Nhớ mẹ trong ngày sinh nở
Vốn định bụng học xong sẽ về quê lấy chồng, lập nghiệp cho gần bố mẹ, nhưng ông Tơ bà Nguyệt đã trót se duyên cho chị Nguyễn Thủy (sinh năm 1985, quê Vũ Thư, Thái Bình) với một anh chàng Vĩnh Phúc. Không cưỡng lại được chữ duyên, cô “đành” gạt nước mắt lên xe hoa về nhà chồng với lời an ủi “thời buổi phương tiện hiện đại, muốn về với mẹ lúc nào chả được, quan trọng là lấy được người chồng tốt”.
Hơn 7 năm làm vợ với ba lần sinh nở, chị Thủy có hàng ngàn điều để kể về nỗi khổ sở của người con gái lấy chồng xa.
Cô chia sẻ, dù phương tiện hiện đại, đường đẹp dễ đi nhưng không phải cứ muốn là có thời gian về với mẹ. Vợ chồng Thủy làm kế toán tại nhà cho nhiều công ty, bận tối mặt, tối mũi từ đầu tuần đến cuối tuần. Được hơn ngày nghỉ lại phải dành thời gian cho nhà nội, vậy là chỉ có thể “thăm” bố mẹ bằng những cuộc điện thoại ngắn ngủi.
“Ban đầu còn khóc lóc vì nhớ nhà, nhớ mẹ, muốn về mà không thể về. Sau này khi đã quen với tổ ấm mới thì chỉ còn khóc mỗi khi nghe giọng mẹ sụt sịt vì nhớ . Thấy tự trách mình vì dễ quen, dễ quên quá, chỉ khổ mẹ cứ mãi một nỗi nhớ con gái như vậy” – Thủy tâm sự.
Thủy bảo, thời gian đầu chưa có con, một năm cô về thăm bố mẹ được hai lần, hè và Tết. Sau này bận con cái và việc nhà chồng nên có những năm cô còn không có thời gian về thăm nhà. Năm hết Tết đến, bố mẹ trông con về từng ngày nhưng rồi lại chỉ nhận được những cuộc gọi điện cụt ngủn bảo: “năm nay chỉ có chồng con về lễ bố mẹ chứ con bận quá đành phải để sau”…
“Vậy nhưng cứ nhìn bát dưa cần, canh cần trong mâm cỗ Tết mình lại rớt nước mắt. Giá mà ở gần thì đã bưng cho bố mẹ cái này, cái kia, hoặc ít nhất lết được cái xác đến cho bố mẹ nhìn thấy đã là hạnh phúc lắm rồi” – Thủy ngậm ngùi.
Nhưng, lấy chồng xa khổ nhất lúc sinh nở… Người ta bảo “gái chửa cửa mả”, qua được cửa mả rồi thì là cả cánh cửa “đau đớn”, vật lộn với đứa con nhỏ mới ra đời, ấy là lúc cần có mẹ ở bên nhất.
Chị Thủy bảo: “Ai sẵn sàng thức đêm ôm con cho mình ngủ? Ai sẵn sàng dọn dẹp những thứ bẩn thỉu nhất của gái đẻ? Chỉ có mẹ thôi. Mà lấy chồng xa xôi, mẹ vượt trăm cây số lặn lội đến với mình cũng chỉ ở lại được mấy ngày".
Bà mẹ trẻ trong lần đầu sinh nở vẫn nhớ mãi cái ngày mẹ già đội chiếc nón lụp xụp, tay xách nào là gà, gạo nếp, bánh trái… lơ ngơ đứng trước mặt con gái quặn đau sau hơn một năm không gặp. Mẹ khóc, con khóc cho thỏa những ngày xa cách.
Những ngày sau đó, Thủy thấy mẹ tất bật chăm con, chăm cháu. Bước ra khỏi gian buồng con gái thì lom khom, lễ nghĩa với con rể và thông gia bởi đang là kẻ “ở nhờ”. Chị Thủy bộc bạch: “Tuy chỉ là gái đẻ trong buồng nhưng tôi vẫn cảm nhận được ánh mắt ghẻ lạnh, vô tình ông bà thông gia dành cho mẹ. Còn mẹ thì chẳng than vãn nửa lời, đon đả tươi tỉnh trước tôi và cung kính trước gia đình chồng con gái… Ở với con gái được 10 ngày, mẹ cáo biệt ra về. Vẫn chiếc nón ấy, trong trời nắng chang chang, một mình mẹ đi bộ lên đường lớn bắt xe. Tôi biết mẹ khóc và đó cũng là lần đầu tiên tôi thấy có khoảng cách với gia đình chồng”.
Hai lần sinh nở sau, Thủy quyết tâm chỉ để mẹ lên với mình năm ngày rồi tìm cách “đuổi khéo” mẹ về bởi không muốn mẹ chịu thiệt thòi. Mẹ hiểu ý con gái nên đành nghe theo dù thương con đứt ruột. Một mình Thủy loay hoay với kỳ sinh nở, lo cho mình, lo cho con và thấm hết nổi khổ của đứa con gái lấy chồng xa. Trong ba lần sinh con, Thủy đã hàng ngàn lần “giá như” mình lấy chồng gần, mẹ đã đỡ cực, còn mình thì đỡ “nhọc”.
Nhớ mẹ ngày 8/3, 20/10
Cũng có những cô gái lấy chồng xa nhớ mẹ da diết, rộng rãi thời gian nhưng không thể về chỉ vì không có tiền. Chị Lê Diện (sinh năm 1988, quê Phú Thọ) trong hơn bốn năm làm dâu Thanh Hóa chỉ được về thăm me vỏn vẹn đúng 3 lần.
Chị chia sẻ: “Vợ chồng mình làm ruộng, thời gian chủ động và thoải mái nhưng vẫn rất ít được về quê ngoại bởi không có tiền… Nào tiền đi lại, tiền ăn uống… Rồi thì chẳng lẽ con gái đi lấy chồng xa lâu lắm mới về thăm mẹ một lần lại không có chút quà? Mỗi lần về ngoại kiểu gì cũng phải tốn vài triệu. Đôi lúc muốn về mà không có tiền, nghĩ thấy tủi”.
Cũng lấy chồng xa vài trăm cây số, nhưng chị Vũ Hương (sinh năm 1990, quê Vĩnh Phúc) lại có những nỗi niềm riêng. Không phải ngày lễ Tết không thể về cũng không phải lúc sinh nở không được bên cạnh mẹ… mà là không thể gửi đến mẹ những bông hồng vào ngày dành riêng cho phụ nữ.
Là cô gái thôn quê may mắn lấy được người chồng tài giỏi, gia đình khá giả, chị Hương không phải lo lắng quá nhiều về chuyện kinh tế hay khóc lóc vì những lúc nhớ mẹ mà không có tiền về… Nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 8/3, 20/10 nhận được hoa, quà của chồng và con trai, cô lại chợt nhớ đến người mẹ già nơi quê nhà, chưa từng một lần biết đến ngày dành riêng cho phụ nữ.
Chị Hương chia sẻ: “Những ngày đó gọi điện về chúc mừng mẹ, nghe mẹ nói “cha bố cô, vẽ chuyện, mẹ đâu biết đó là cái ngày gì, cứ trông đến Tết đón vợ chồng, con cái cô về chơi là tôi thỏa lòng” là lại ứa nước mắt. Bao nhiêu lần dự định, vào ngày đó sẽ mua bó hoa to về tặng mẹ, rồi nói cho mẹ biết ấy là ngày gì nhưng vẫn chưa làm được bởi hoặc phải đi làm, hoặc xảy ra sự cố đột xuất. Vậy là đã 25 lần cái ngày 20/10, 8/3 trôi qua mà vẫn chưa một lần được cầm hoa tặng mẹ. Lại “giá như” mình lấy chồng gần”.
Bao nhiêu cô gái cất bước đi lấy chồng xa là bấy nhiêu nỗi niềm. Ngày bình thường, họ bị công việc gia đình xã hội cuốn đi nhưng cứ đến những ngày lễ, Tết họ lại chạnh lòng nghĩ về người cha, người mẹ già chốn quê nhà xa xôi.
“Nhưng phận làm con chỉ có đôi phút “chạnh lòng” như vậy, chứ bậc làm cha mẹ còn thấy nhớ đến da diết, cồn cào khi con gái lấy chồng xa vài năm không về. Phụ nữ chúng mình còn có chồng, con rồi công việc gia đình, xã hội. Chứ bố mẹ chỉ có những đứa con là “tài sản quý nhất”, giờ cũng bay biến đi mất nên người khổ nhất chính là bố mẹ chứ chẳng phải mình” – chị Hương ngậm ngùi .
Với những người con gái lấy chồng xa như vậy, sự “khổ sôi máu”, “bực sôi máu”, “cáu sôi máu”… không xuất phát từ việc phải bù đầu chăm chồng lớn, con bé, mà họ chỉ “nhớ cha mẹ đến sôi máu” mà chẳng thể về gửi bát canh cần.
Theo Yeah1