Lập kế hoạch kinh doanh

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Dù muốn thành lập công ty tại Hà Nội hay bất cứ đâu thì một trong những yếu tố không thể thiếu là kế hoạch kinh doanh. Vậy lập kế hoạch kinh doanh như nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin đó:
1 Viết kế hoạch kinh doanh.
Một kế hoạch kinh doanh giúp xác định bạn cần những gì để quảng bá công ty của mình ra ngoài dù lớn hay nhỏ. Nó cũng tổng hợp ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn trong một trang giấy. Nó tạo ra bản phác thảo chung cho nhà đầu tư, ngân hàng và các bên khác sử dụng để quyết định họ có thể giúp bạn tốt nhất như thế nào và quyết định dự án của bạn có ổn hay không.
2 Viết bản mô tả kinh doanh.
Mô tả hoạt động kinh doanh của bạn cụ thể hơn và mô tả làm sao để nó phù hợp với thị trường. Nếu công ty bạn là cổ phần, TNHH hay doanh nghiệp một thành viên, hãy giải thích lý do vì sao bạn chọn theo hướng đó. Mô tả sản phẩm của bạn, các đặc điểm nổi bật của nó, và tại sao khách hàng lại cần nó. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
  • Ai là khách hàng tiềm năng? Một khi bạn hiểu được họ là ai và họ muốn gì, bạn mới có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị.
  • Đâu là mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Hãy làm một bản phân tích cạnh tranh để nhận diện được đối thủ chính. Hãy tìm xem ai đang làm giống như bạn và họ thành công như thế nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại và yếu tố làm cho công việc kinh doanh của họ thất bại cũng rất quan trọng.
3 Viết kế hoạch hoạt động.
Kế hoạch này sẽ mô tả việc bạn sản xuất hay phân phối sản phẩm dịch vụ như thế nào và các chi phí phát sinh.
  • Bạn sẽ tạo sản phẩm như thế nào? Nó là một dịch vụ đang có hay nếu nó phức tạp hơn như phần mềm chẳng hạn, một sản phẩm hữu hình như đồ chơi hay lò nướng bánh – bất cứ nó là cái gì, nó sẽ được làm ra như thế nào? Hãy xây dựng quy trình, từ nguyên liệu thô cho đến việc lắp ráp, đóng gói, lưu kho và vận chuyển. Bạn có cần tuyển thêm người không? Công đoàn có liên quan không? Tất cả những yếu tố này cần được đưa vào kế hoạch.
  • Ai sẽ dẫn dắt và ai sẽ tuân theo? Hãy xác định tổ chức công ty, từ nhân viên lễ tân cho đến giám đốc điều hành CEO và vai trò của mỗi bên gồm cả chức năng và chính sách đãi ngộ. Biết được cơ cấu tổ chức sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi phí hoạt động và điều chỉnh vốn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.
  • Đón nhận phản hồi. Bạn bè và gia đình chính là các nguồn tuyệt vời để bạn đặt câu hỏi và nhận thông tin phản hồi. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến và lắng nghe góp ý của họ.
  • Nhu cầu tăng kích thước cơ sở kinh doanh của bạn? Điều này xảy ra thường xuyên hơn so với bạn dự định! Một khi hàng hóa bắt đầu chồng chất lên, bạn có thể phải chứa chúng trong phòng khách, phòng ngủ hay vườn nhà. Hãy nghĩ đến thuê mặt bằng kho bãi nếu cần thiết.
4 Lập kế hoạch tiếp thị.
Kế hoạch hoạt động cần mô tả làm thế nào bạn sẽ sản xuất sản phẩm, trong khi kế hoạch tiếp thị mô tả làm thế nào để bán sản phẩm của bạn. Khi lập kế hoạch tiếp thị, hãy cố gắng trả lời các câu hỏi về cách thức bạn sẽ sử dụng để quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng.
  • Bạn sẽ phải bao gồm các loại hình tiếp thị sẽ được sử dụng như quảng cáo phát thanh trên đài radio, phương tiện truyền thông đại chúng, khuyến mãi, bảng quảng cáo, tham dự sự kiện mạng lưới, hoặc tất cả những phương thức trên?
  • Xác định thông điệp tiếp thị. Nói cách khác, bạn sẽ nói gì để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn? Điều này đồng nghĩa với việc bạn muốn tập trung vào Điểm Kinh doanh Nổi trội (còn được gọi là USP). Đây là lợi thế duy nhất mà sản phẩm của bạn sở hữu để giải quyết vấn đề của khách hàng. Đó có thể là chi phí thấp hơn, phục vụ nhanh hơn, hoặc chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
5 Xây dựng một mô hình định giá.
Hãy bắt đầu bằng việc khảo giá của đối thủ. Bạn cần tìm hiểu kỹ họ bán sản phẩm tương tự với giá bao nhiêu. Bạn có thể thêm cái gì (giá trị) để làm sản phẩm của bạn khác biệt hơn và có giá hấp dẫn hơn không?
  • Cạnh tranh không chỉ là về hàng hóa, dịch vụ. Nó còn là về trách nhiệm xã hội và môi trường. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với người lao động và môi trường hay không. Các chứng chỉ, bằng khen từ các tổ chức uy tín như là danh hiệu và sao xếp hạng có thể đảm bảo với khách hàng của bạn là sản phẩm, dịch vụ của bạn được gắn liền với giá trị cao hơn những sản phẩm không có.
Như vậy bài viết trên công ty luật Lawkey đã cung cấp những điều cần biết khi lập kế haochj kinh doanh.
 
×
Quay lại
Top Bottom