Lập kế hoạch kinh doanh spa cực kì hiệu quả với 9 bước cơ bản

MInhkietspa

Thành viên
Tham gia
27/7/2020
Bài viết
0
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại cũng như xác định đường lối, chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Spa cũng không ngoại lệ, đó là vì sao để kinh doanh có lãi các spa cần phải xây dựng cho mình bản kế hoạch kinh doanh spa cụ thể và chi tiết. Để thấy được tầm quan trọng của 1 bản kế hoạch bạn hãy tưởng tượng hoạt động kinh doanh spa là con đường tối. Và bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin giúp bạn đi từng bước vững chắc để đạt tới thành công.

1.jpg


9 bước lập kế hoạch kinh doanh bạn cần phải biết
Trước khi đi tới bước lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần làm những việc sau:

Sau khi giải quyết được những vấn đề trên bản kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ trở nên chi tiết, khả thi và bám sát định hướng kinh doanh.

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh
Để thành công, trước hết bạn phải có mục tiêu để phấn đấu. Lẽ dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối. Những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch kinh doanh spa chi tiết và chính xác hơn.

ke-hoach-kinh-doanh-spa-1.jpg


Đặt mục tiêu khi lập kế hoạch kinh doanh spa

Tiêu chí đặt mục tiêu kinh doanh dựa trên 5 tiêu chí (SMART)

  • S (Specific): Mục tiêu cần cụ thể, chi tiết theo từng giai đoạn.
  • M (Measurable): Mục tiêu cần đo lường được, có thể về doanh số, doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng để dễ đánh giá hiệu quả của bản kế hoạch.
  • A (Attainable): Đặt mục tiêu có thể thực hiện được trong thời gian khả thi
  • R(Realistic): Đặt mục tiêu có thể thực hiện được. Hãy xem xét khả năng của bạn và đặt mục tiêu phù hợp nhé.
  • T Time-bound: Đặt mục tiêu có thời hạn. Mỗi mục tiêu đặt ra bạn cần xác định khoảng thời gian đạt nó là bao lâu.
Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người khi khởi nghiệp, kinh doanh spa thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây chính là lý do dẫn đến việc nhiều spa phải chịu cảnh vắng khách. Không nghiên cứu thị trường đồng nghĩa với việc bạn đang vẽ ra 1 viễn tưởng hoàn toàn khác biệt. Vì thế khi bạn lập kế hoạch kinh doanh spa hay bất cứ thứ gì, hãy chú ý không được bỏ qua bước này.

Bước 3: Phân tích mô hình SWOT
Phân tích thị trường bao gồm thị trường ngành, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh giúp bạn mường tượng ra cơ hội và thách thức của thị trường. Giờ là lúc bạn cần phải hiểu được chính bản thân mình. Vì thế phân tích mô hình SWOT giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của spa. Mình có thế mạnh gì cần phát huy, điểm yếu nào cần khắc phục.

ke-hoach-kinh-doanh-spa-2.png


Phân tích mô hình SWOT giúp bạn hiểu rõ bản thân doanh nghiệp và đối thủ

Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở tay nghề, trang thiết bị nhưng khâu truyền thông, kéo khách còn hạn chế. Vậy thì khi lên kế hoạch kinh doanh spa bạn phải tập trung vào chiến lược sản phẩm. Quảng cáo tập trung vào chất lượng. Như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.

Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh
Đối với việc kinh doanh spa, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Bạn có thể thực hiện một trong hai chiến lược để giúp doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên thị trường là chiến lược chi phí thấp (low cost strategy) hoặc chiến lược khác biệt hóa (differentiation strategy).

Với chiến lược chi phí thấp, spa có thể cạnh tranh bằng giá để có được thị phần. Với chiến lược khác biệt hóa, spa của bạn cần tăng cường tạo ra các giá trị khác biệt của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của khách hàng.

Có nhiều cách để tạo ra sự khác biệt như thông qua chất lượng tốt hơn, thiết kế spa đẹp hơn, sang trọng hơn. Hay trang thiết bị thẩm mỹ, làm đẹp tiên tiến. Đội ngũ nhân viên spa có tay nghề chuyên môn cao. Chiến lược này yêu cầu người áp dụng phải hiểu rõ về giá trị thực sự khách hàng mong muốn. Có năng lực marketing mạnh, và có được sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ tốt.

ke-hoach-kinh-doanh-spa-3.jpg


Thiết kế spa đẹp là công cụ cạnh tranh đắc lực

Minh Kiệt Spa - Đơn vị thiết kế thi công spa chuyên nghiệp. Chúng tôi có năng lực tạo nên sự khác biệt. Giúp spa của bạn thực hiện chiến lược khác biệt hóa hiệu quả mang lại doanh thu cao.

Bước 5: Lập kế hoạch Marketing
Một phần không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh spa chính là lập kế hoạch Marketing. Chiến lược Marketing bài bản quyết định trực tiếp đến doanh số và khả năng tiêu thụ của spa.

Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing. Một chiến lược dài hạn và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất!

Chiến lược Marketing Mix dành cho spa
Mỗi spa riêng biệt sẽ theo đuổi những chiến lược riêng nhưng nhìn chung mỗi chiến lược đều xoay quay 4P. Bao gồm: Product ( Dịch vụ spa bạn định cung cấp đến khách hàng). Price ( Giá dịch vụ bạn cung cấp). Place ( Địa điểm phân phối dịch vụ), Promotion (Các hoạt động xúc tiến bán hàng bao gồm các hoạt động truyền thông).

Công cụ Marketing dành riêng cho spa
Để nâng cao mức độ nhận diện của khách hàng đối với spa của bạn thì các công cụ Marketing chính là trợ thủ đắc lực nhất. Thông thường truyền thông chính là công cụ chính được sử dụng.

Quảng cáo: Để quảng cáo, khuếch trương hình ảnh spa của bạn đến với tệp khách hàng có rất nhiều hình thức. Nếu tiềm lực về tài chính của bạn đủ mạnh thì PR, quảng cáo trên truyền hình sẽ mang lại nhiều ưu thế. Còn với những spa có nguồn vốn vừa phải. Các công cụ quảng cáo Online trên các trang truyền thông mạng xã hội như Google Ads, Facebook Ads, Youtube… sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng chi tiết hơn.

ke-hoach-kinh-doanh-spa-4.png


Quảng cáo Spa trên Facebook hiệu quả cao

Website và SEO: Website là công cụ giúp bạn thể hiện bản thân mình với khách hàng. Và SEO chính là phương tiện giúp bạn xuất hiện nhiều nhất trên nền tảng tìm kiếm của Google.

Khuyến mãi: Công cụ đắc lực của hoạt động xúc tiến bán hàng bạn có thể tận dụng. Thường xuyên khuyến mãi sẽ kích cầu và nâng cao nhu cầu của khách hàng vào những dịp đặc biệt, thời vụ trong năm. Bạn hãy cân đối và đưa các chính sách khuyến mãi phù hợp với spa của mình nhé.

Marketing trực tiếp: Trong các công cụ của Marketing trực tiếp bạn có thể sử dụng cho spa của mình bao gồm: Telesales và email marketing. Bạn có thể biến Telesales thành công cụ tìm kiếm, chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Worth of Mouth: Marketing truyền miệng có thể trở thành công cụ tuyệt vời nếu bạn biết cách khai thác. Chăm sóc khách hàng của bạn thật tốt. Họ có thể giới thiệu miễn phí spa của bạn với bạn bè và người thân của họ. Với tốc độ tiếng lành đồn xa, chắc chắn spa của bạn sẽ thành công.

Bước 6: Kế hoạch kinh doanh spa - Quản lý nhân sự
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên hàng chục. Thậm chí hàng trăm người, bạn không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý tài chính
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,… Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.

Bước 8: Kế hoạch thực hiện chi tiết
Kế hoạch triển khai chi tiết bao gồm mục tiêu cho từng giai đoạn, thời gian thực hiện cụ thể. Nhân sự đảm nhiệm và KPI đạt được sẽ đảm bảo kế hoạch kinh doanh spa của bạn đều đi theo quỹ đạo bạn đã định sẵn.

4-1.jpg


Thiết kế spa gần gũi với khách hàng

Bước 9: Đo lường đánh giá
Để đánh giá hiệu quả của bản kế hoạch kinh doanh spa bước đo lường đánh giá là rất cần thiết. Sau mỗi giai đoạn hãy đưa ra các tiêu chí đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả của bản kế hoạch. Để đơn giản hơn bạn có thể sử dụng mục tiêu làm tiêu chí đánh giá. Liệu spa của bạn đã đạt được mục tiêu kinh doanh chưa. Chi phí bỏ ra như thế nào, lợi nhuận mang lại ra sao.

Hy vọng những chia sẻ của Minh Kiệt Spa qua bài viết này bạn sẽ lập kế hoạch kinh doanh spa cho riêng mình. Hãy cố gắng lập kế hoạch kinh doanh ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhé.

 
×
Quay lại
Top Bottom