Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường giá rẻ nhất

seoprox2013

Thành viên
Tham gia
4/7/2013
Bài viết
0
cty+moi+truong+-tnx.jpg


1. Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ?
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là loại văn bản mà các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Nội dung chính của báo cáo này bao gồm:
• Các nguồn gây tác động môi trường ;
• Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường;
• Kết luận và kiến nghị.

2. Vì sao phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.

3. Đối tượng cần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

4. Mô tả công việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
- Các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng.
- Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng (Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện).

5. Các bước thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường
5.1. Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án
- Thông tin liên lạc : Giới thiệu về Công ty (địa chỉ, điện thoại, email..)
- Địa điểm hoạt động : Mô tả vị trí khu đất – diện tích khuôn viên của cơ sở (có kèm theo bản vẽ), xác định quy mô đầu tư xây dừng công trình/hạng mục công trình (có kèm theo bản vẽ), mô tả đặc điểm, tính chất của hạ tầng kỹ thuật của khu vực đặt cơ sở.
- Tính chất và quy mô hoạt động : xác định loại hình công ty đang hoạt động và công nghệ đang áp dụng, xác định quy mô hoạt động – công suất hoạt động (liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc theo tình trạng hoạt động).
- Nhu cầu nguyên nhiên liệu : nói rõ nhu cầu về nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động, phương thức cung cấp nguyên nhiên liệu, nhu cầu và nguồn cung cấp điện nước cho nhà máy hoạt động.

5.2. Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường
5.2.1 Đánh giá thực trạng diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Xác định các nguồn tác động gây ảnh hường đến môi trường như :
• Nguồn phát sinh nước thải
• Nguồn gây ô nhiễm không khí
• Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
• Nguồn phát sinh tiếng ồn và đo rung
5.2.2 Đánh giá thực trạng diễn biến nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Xác định các nguồn gây tác động như :
• Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, xói mòn bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển
• Thay đổi mực nước mặt, nước ngầm
• Xâm nhập mặn, xâm nhập phèn
• Biến đổi khí hậu, suy thoái các thành phần môi trường, biến đổi đa dạng sinh học.
• Và các nguồn gây tác động khác…
5.2.3 Xây dựng các biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
Mô tả khát quát công nghệ giảm thiểu và xử lý, đánh giá hiệu quả giảm thiểu và xử lý đang áp dụng :
• Đối với nước thải
• Đối với khí thải
• Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại
• Đối với tiếng ồn và độ rung
• Đối với các tác động khác không liên quan đến chất thải
5.2.4 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kì các thông số môi trường
.......

5.3. Kết luận và kiến nghị
....

6. Các văn bản pháp luật liên quan
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT về hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.
- Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.

7. Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
158-Nguyễn Văn Thủ, P.ĐaKao, Quận 1, Tp HCM
Hotline: 0839118552 - 0918755356 ; Fax: 08.39118579
VP Hà Nội: P317, 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0918755356
Website: www.xaydungduan.com - www.lapduan.com.vn
Email: ducmaivn@yahoo.com , moitruong@xaydungduan.com
 
×
Quay lại
Top Bottom