Lao đao từ nghề thu mua phế liệu nhôm

phelieusatthep

Thu mua sắt phế liệu giá cao Thành Minh
Tham gia
27/10/2016
Bài viết
0
Lao đao từ nghề thu mua phế liệu nhôm
Từ tháng 8 đến nay, thị trường sắt thép phế liệu trong nước giảm một cách đột ngột. Kéo theo đó là hàng loạt cơ sở chế biến sắt thép ngừng hoạt động khiến các chủ thu mua phế liệu nhôm bị tồn đọng hàng hóa. Những người vay tiền để kinh doanh đang đứng trên bờ vực nợ nần chồng chất. Còn những nông dân di cư ra Hà Nội làm nghề bới rác và thu mua phế liệu càng điêu đứng. Chị Nguyễn Thị Cải (quê Hưng Yên) có 2 con (một đang học đại học, một học lớp 12) buồn rầu: "Vợ chồng em lên Hà Nội mấy năm rồi, chồng bán hàng dạo, vợ đi thu mua đồng nát, sắt vụn, phế liệu bán cho các chủ gom hàng.

Ph%E1%BA%BF-li%E1%BB%87u-nh%C3%B4m-1_1.jpg


Từ tháng 8 đến nay, giá mặt hàng gì cũng hạ. Sắt thép từ 8.000-9.000 đồng/kg nay xuống còn 2.000-3.000 đồng/kg, đồng từ 120.000 xuống 50.000-60.000 đồng/kg, nhựa từ 14.000-15.000 đồng xuống còn 2.000-3.000 đồng/kg". Theo chị Cải, giá thu mua phế liệu inox tại Đồng Nai cũng giảm tệ hại. Từ đầu năm, giá giao hàng rất cao với 5.000 đồng/kg giấy, nay thì chỉ 1.500-2.000 đồng/kg. Đã thế, tháng trước nhiều chủ thu mua phế liệu đóng cửa, không bán được hàng, những người mua dạo đồng nát, sắt vụn… đành chuyển sang làm thuê, bán rau quả, bán dạo. Người nào sức khỏe kém thì làm dịch vụ dọn nhà, làm vệ sinh. Họ tìm mọi cách kiếm tiền nếu không, họ lại phải trở về quê lam lũ với đồng ruộng và nghèo đói. Từ vài tháng nay, người thu mua đồng nát, sắt vụn, phế liệu, thu nhập trung bình mỗi ngày chỉ được từ 10.000-20.000 đồng. Trong khi đó, giá sinh hoạt ngày càng leo thang. Chị Mai Thị Tâm, chủ thu mua phế liệu giá cao ở đường Hồng Hà, Hà Nội cho biết: Gần 10 năm nay, chưa bao giờ chị và các bạn buôn bán bị lâm vào cảnh hàng tồn kho chất đống mà giá thì hạ từng ngày.

Nhiều ông chủ ôm hàng trăm tấn sắt, hàng tấn đồng, nhựa và giấy phế liệu chất thành kho không bán được. Trong khi đó, hàng ngày chủ nợ vẫn đến đòi tiền. Theo chị Tâm, thời gian đầu giá hạ từ từ, nhưng càng về sau, sự sụt giảm càng trở nên nghiêm trọng. Cụ thể là hôm trước bán ra 3.000 đồng/kg, hôm sau mua vào 2.800 đồng/kg thì người đến mua lại chỉ 2.500 đồng/kg. Đau xót hơn cả là những người đi vay lãi ngân hàng để ôm hàng. Họ cầm chắc trong tay sự phá sản, nợ nần. Các chủ thu mua phế liệu sắt đa phần đều đến từ tỉnh Nam Định, nay gặp khó khăn đành phải cắt giảm nhân công, tiết kiệm chi tiêu cho điện, nước, tiền thuê nhà. Đã có nhiều ông chủ dùng biện pháp chở hết hàng về quê để đỡ phải thuê nhà ở Hà Nội. Chủ nhỏ thì mất hàng chục triệu đồng, chủ lớn thì mất tiền tỷ. Theo ông Lê Văn Đông, một người buôn hàng phế liệu ở Bắc Ninh, giá giấy phế liệu trong nước sụt giảm là bởi cạnh tranh không nổi với giấy phế liệu nhập khẩu. Hiện có khá nhiều container chở giấy phế liệu vào Việt Nam, bán với giá rẻ. Loại phế liệu này được phân loại kỹ, không lẫn tạp chất, tỷ lệ bột giấy cao, trắng hơn, nên đã lấn át hẳn giấy phế liệu trong nước.

Theo nhiều chủ doanh nghiệp, tình trạng giảm giá phế liệu sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tháng. Với nhiều chủ kinh doanh phế liệu, phương pháp duy nhất hiện nay là chuyển mặt hàng để cứu vãn tình thế, lấy ngắn nuôi dài. Nhưng với người thu mua dạo phế liệu, rất cần có sự hỗ trợ lẫn nhau để chuyển đổi nghề, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
------------
 
×
Top Bottom