- Tham gia
- 23/8/2016
- Bài viết
- 117
Cây tre từ xa xưa đã đi vào thơ ca, văn học, lịch sử Việt Nam như một biểu tượng của lòng kiên trung, ý chí bất khuất của sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Bởi “thương nhau tre chẳng ở riêng” vì thế mà hình ảnh những lũy tre làng chưa bao giờ thôi làm xao xuyến con tim những người con xuất thân từ những làng quê Việt Nam.
Không những vậy cây tre còn góp công sức vô cùng lớn lao để làm giàu cho cuộc sống của những người dân quê chất phác. Không thể không kể đến những làng nghề truyền thống tồn tại bao đời với nguồn nguyên liệu chính là cây tre như làng nghề mây tre đan Phú Vinh, hay Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá.
Hình ảnh những chú chuồn chuồn được phủ sơn với đủ các màu sắc cùng những hình vẽ ngộ nghĩnh dễ thương được bày bán tại các quầy hàng lưu niệm đã quá thân quen với những du khách đến thủ đô Hà Nội, thậm chí đối với nhiều người nó còn là cả những ký ức đẹp về tuổi thơ nhưng ít ai biết được nguồn gốc và các tạo ra những chú chuồn chuồn ấy.
Nếu quan tâm đến việc tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của Hà Nội thì du khách đừng bỏ qua làng chuồn chuồn tre Thạch Xá ở xóm chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội nếu có dịp ghé thăm chùa Tây Phương – chốn linh thiêng đất Phật.
Nhìn bề ngoài nhiều người sẽ nghĩ không có khó khăn gì để làm được những chú chuồn chuồn bé xíu kia. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Quá trình làm ra một con chuồn chuồn tre phải trải qua hơn 10 công đoạn khác nhau. Bước đầu tiên là chặt tre để tạo thân chuồn chuồn, tre phải được chẻ theo kích thước quy định thành các bộ phận như cánh, đầu, thân và đuôi, trong đó đầu, thân và đuôi được làm từ một đoạn tre và thân chính là phần mấu tre. Sau đó người thợ sẽ khoan hai lỗ nhỏ bên thân, vuốt đuôi, và hơ mỏ để tạo hình cong của đầu chuồn chuồn. Tiếp tục vót cánh, mài đầu và lắp ghép thành 1 con chuồn chuồn mộc. Sau đó, chuồn chuồn được đặt lên một chiếc que nhỏ, người thợ lại tiếp tục căn chỉnh thăng bằng và dính keo cố định các vị trí trên thân.
Hơn nữa, để làm được một con chuồn chuồn tre, gỗ người thợ phải có tính kiên trì, chịu khó và tỉ mỉ trong từng chi tiết đặc biệt là các công đoạn khó như đo, vẽ, lắp ghép các mảnh tre. Các chi tiết lắp ghép phải thật chuẩn xác theo số đo để đảm bảo chuồn chuồn có thể đứng được cân bằng bằng miệng.
Để tạo thêm sự đẹp mắt, hấp dẫn, những con chuồn chuồn được sơn và trang trí với rất nhiều hoa văn, họa tiết khác nhau. Điều đặc biệt là các hoa văn, họa tiết đều được những người thợ tại địa phương tự sáng tạo ra, do đó chuồn chuồn tại Thạch Xá luôn có sự thu hút, hấp dẫn riêng biệt. Dù vậy công việc này đòi hỏi sự khéo tay và con mắt nghệ thuật của người nghệ nhân.
Chuồn chuồn được tạo ra với nhiều kích thước khác nhau, có loại nhỏ chỉ dài khoảng 7cm, có loại lớn có thể dài đến 15cm. Giá bán mỗi con chuồn chuồn là 2000 – 4000 đồng tùy vào kích thước. Với các hộ gia đình làm nghề, mọi thành viên trong gia đình đều tham gia công việc này. Một người mỗi ngày có thể làm được 20 - 30 con chuồn chuồn, tuy nhiên các công đoạn đòi hỏi sự khéo léo tuyệt đối như vẽ họa tiết lên chuồn chuồn thì phải là người có hoa tay thì mới vẽ được các họa tiết vui nhộn, đáng yêu lên thân chuồn chuồn.
Về vấn đề đầu ra, sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, sản phẩm chuồn chuồn tre đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Thay vì việc phải tự đi tìm đầu ra cho sản phẩm như khi mới thành lập, giờ đây đã có rất nhiều cơ sơ thu mua đến đặt hàng trực tiếp. Mỗi đơn hàng có thể lên đến hàng trăm nghìn con. Nhờ vậy thu nhập trung bình của các hộ dân cũng khá ổn định.
Vào dịp cuối năm khi lượng đơn hàng tăng nhằm phục vụ nhu cầu của khách thăm quan vào các dịp lễ hội đầu năm. Theo chia sẻ của nhiều hộ gia đình các tháng giáp Tết là thời điểm bội thu, nhiều hộ làm nghề thu về chừng 40 – 50 triệu đồng/ tháng sau khi trừ các chi phí và nhân công.
Nhờ đó mà các hộ dân có thêm động lực để gắn bó với nghề, để tô điểm thêm cho đời bằng những sản phẩm thủ công tinh tế. Hiện nay, ngoài việc làm chuồn chuồn tre, người dân xã Thạch Xá còn khéo léo tạo ra những con bướm, con chim đầy đủ kích cỡ, màu sắc khác nhau, tạo thêm sự đa dạng trong các mặt hàng.
Chuồn chuồn mang thương hiệu Thạch Xá đã đi khắp Việt Nam trong các gian hàng lưu niệm ở Hà Nội, TP.HCM, Hội An, Đà Nẵng…, tại các lễ hội truyền thống vào dịp đầu năm của nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Không chỉ được giao bán tại các lễ hội truyền thống hay nhiều cửa hàng lưu niệm, hiện nay chuồn chuồn tre tại xã Thạch Xá đã “bay” được ra tầm thế giới khi được xuất sang các thị trường nước ngoài lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Thụy Điển, kể cả thị trường khó tính như Nhật Bản… Nhờ đó, mà nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam được thể hiện trên những con chuồn chuồn tre lại đến được với bạn bè quốc tế.
vietnamvacationtravel
vietnamvacationtravel.com
https://www.vietnamvacationtravel.c...ong-ha-noi-lang-chuon-chuon-tre-thach-xa.html
Không những vậy cây tre còn góp công sức vô cùng lớn lao để làm giàu cho cuộc sống của những người dân quê chất phác. Không thể không kể đến những làng nghề truyền thống tồn tại bao đời với nguồn nguyên liệu chính là cây tre như làng nghề mây tre đan Phú Vinh, hay Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá.
Hình ảnh những chú chuồn chuồn được phủ sơn với đủ các màu sắc cùng những hình vẽ ngộ nghĩnh dễ thương được bày bán tại các quầy hàng lưu niệm đã quá thân quen với những du khách đến thủ đô Hà Nội, thậm chí đối với nhiều người nó còn là cả những ký ức đẹp về tuổi thơ nhưng ít ai biết được nguồn gốc và các tạo ra những chú chuồn chuồn ấy.
Nếu quan tâm đến việc tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của Hà Nội thì du khách đừng bỏ qua làng chuồn chuồn tre Thạch Xá ở xóm chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội nếu có dịp ghé thăm chùa Tây Phương – chốn linh thiêng đất Phật.
Những chú chuồn chuồn được trang trí với các họa tiết và màu sơn nổi bật
Nhìn bề ngoài nhiều người sẽ nghĩ không có khó khăn gì để làm được những chú chuồn chuồn bé xíu kia. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Quá trình làm ra một con chuồn chuồn tre phải trải qua hơn 10 công đoạn khác nhau. Bước đầu tiên là chặt tre để tạo thân chuồn chuồn, tre phải được chẻ theo kích thước quy định thành các bộ phận như cánh, đầu, thân và đuôi, trong đó đầu, thân và đuôi được làm từ một đoạn tre và thân chính là phần mấu tre. Sau đó người thợ sẽ khoan hai lỗ nhỏ bên thân, vuốt đuôi, và hơ mỏ để tạo hình cong của đầu chuồn chuồn. Tiếp tục vót cánh, mài đầu và lắp ghép thành 1 con chuồn chuồn mộc. Sau đó, chuồn chuồn được đặt lên một chiếc que nhỏ, người thợ lại tiếp tục căn chỉnh thăng bằng và dính keo cố định các vị trí trên thân.
Hơn nữa, để làm được một con chuồn chuồn tre, gỗ người thợ phải có tính kiên trì, chịu khó và tỉ mỉ trong từng chi tiết đặc biệt là các công đoạn khó như đo, vẽ, lắp ghép các mảnh tre. Các chi tiết lắp ghép phải thật chuẩn xác theo số đo để đảm bảo chuồn chuồn có thể đứng được cân bằng bằng miệng.
Các chi tiết lắp ghép phải thật chuẩn xác để đảm bảo chuồn chuồn có thể đứng được bằng miệng
Để tạo thêm sự đẹp mắt, hấp dẫn, những con chuồn chuồn được sơn và trang trí với rất nhiều hoa văn, họa tiết khác nhau. Điều đặc biệt là các hoa văn, họa tiết đều được những người thợ tại địa phương tự sáng tạo ra, do đó chuồn chuồn tại Thạch Xá luôn có sự thu hút, hấp dẫn riêng biệt. Dù vậy công việc này đòi hỏi sự khéo tay và con mắt nghệ thuật của người nghệ nhân.
Chuồn chuồn được tạo ra với nhiều kích thước khác nhau, có loại nhỏ chỉ dài khoảng 7cm, có loại lớn có thể dài đến 15cm. Giá bán mỗi con chuồn chuồn là 2000 – 4000 đồng tùy vào kích thước. Với các hộ gia đình làm nghề, mọi thành viên trong gia đình đều tham gia công việc này. Một người mỗi ngày có thể làm được 20 - 30 con chuồn chuồn, tuy nhiên các công đoạn đòi hỏi sự khéo léo tuyệt đối như vẽ họa tiết lên chuồn chuồn thì phải là người có hoa tay thì mới vẽ được các họa tiết vui nhộn, đáng yêu lên thân chuồn chuồn.
Phải có đôi tay khéo léo mới có thể vẽ nên những họa tiết sinh động đẹp mắt để trang trí cho chuồn chuồn
Về vấn đề đầu ra, sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, sản phẩm chuồn chuồn tre đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Thay vì việc phải tự đi tìm đầu ra cho sản phẩm như khi mới thành lập, giờ đây đã có rất nhiều cơ sơ thu mua đến đặt hàng trực tiếp. Mỗi đơn hàng có thể lên đến hàng trăm nghìn con. Nhờ vậy thu nhập trung bình của các hộ dân cũng khá ổn định.
Vào dịp cuối năm khi lượng đơn hàng tăng nhằm phục vụ nhu cầu của khách thăm quan vào các dịp lễ hội đầu năm. Theo chia sẻ của nhiều hộ gia đình các tháng giáp Tết là thời điểm bội thu, nhiều hộ làm nghề thu về chừng 40 – 50 triệu đồng/ tháng sau khi trừ các chi phí và nhân công.
Nhờ đó mà các hộ dân có thêm động lực để gắn bó với nghề, để tô điểm thêm cho đời bằng những sản phẩm thủ công tinh tế. Hiện nay, ngoài việc làm chuồn chuồn tre, người dân xã Thạch Xá còn khéo léo tạo ra những con bướm, con chim đầy đủ kích cỡ, màu sắc khác nhau, tạo thêm sự đa dạng trong các mặt hàng.
Ngoài chuồn chuồn, những chú bướm cũng được thiết kế khéo léo để thêm phần đa dạng cho các sản phẩm
Chuồn chuồn mang thương hiệu Thạch Xá đã đi khắp Việt Nam trong các gian hàng lưu niệm ở Hà Nội, TP.HCM, Hội An, Đà Nẵng…, tại các lễ hội truyền thống vào dịp đầu năm của nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Không chỉ được giao bán tại các lễ hội truyền thống hay nhiều cửa hàng lưu niệm, hiện nay chuồn chuồn tre tại xã Thạch Xá đã “bay” được ra tầm thế giới khi được xuất sang các thị trường nước ngoài lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Thụy Điển, kể cả thị trường khó tính như Nhật Bản… Nhờ đó, mà nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam được thể hiện trên những con chuồn chuồn tre lại đến được với bạn bè quốc tế.
vietnamvacationtravel
vietnamvacationtravel.com
https://www.vietnamvacationtravel.c...ong-ha-noi-lang-chuon-chuon-tre-thach-xa.html