Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu

thoconxinh138

Thành viên
Tham gia
26/8/2014
Bài viết
12
Đại học ngoài công lập (ĐHNCL) ở nước ta đã ra đời gần 1/4 thế kỷ. Một thời gian khá ngắn so với sự phát triển của một trường ĐH, nhưng cũng đủ để minh chứng cho chủ trương xã hội hóa đúng đắn của Nhà nước. Không ít trường trong số đó đã vững vàng khẳng định được uy tín trong xã hội. Tuy nhiên, với sự ra đời một cách vội vã, không ít trường đến thời điểm này trở nên “yếu ớt” và không còn cách nào khác phải bán đổ bán tháo trường. Vậy nguyên nhân vì sao các trường phải chọn giải pháp này?

Một lối ra tất yếu

Một trong những thành quả quan trọng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam cuối những năm 80 của thế kỷ trước là sự ra đời của hệ thống các trường ĐHNCL. Mở đầu là sự ra đời của Trung tâm ĐH dân lập (ĐHDL) Thăng Long vào năm 1988. Đến nay, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 90 trường ĐH, CĐ ngoài công lập (chiếm hơn 21% tổng số trường ĐH, CĐ của cả nước), trong đó khoảng 60 trường ĐH và gần 30 trường CĐ. Tổng số sinh viên (SV) đang theo học các trường ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm khoảng hơn 270.000 SV, chiếm khoảng 14% so với SV của cả nước. Trong đó, có nhiều trường tên tuổi đã khẳng định được uy tín như Trường ĐH Duy Tân (trong tốp 20 đơn vị có nhiều công bố quốc tế), Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Cùng với đó, sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần giải quyết nhu cầu học tập to lớn của xã hội trong khi hệ thống trường ĐH công lập và ngân sách nhà nước chưa thể choàng gánh nổi.

images563986_X1b.jpg

Trường ĐH Kinh tế Tài chính sau khi được bán cho chủ mới đã chuyển về tòa nhà trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Về tổng thể, giai đoạn tăng số lượng trường mạnh nhất là 2005-2010 (tăng 76 trường CĐ và 48 trường ĐH, tức bình quân mỗi tháng có thêm hai trường ĐH-CĐ). Có nhiều trường ĐH mới thành lập trong giai đoạn này được “nâng cấp” từ trường CĐ thành trường ĐH. Cũng trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm số trường tăng 8,3%; số SV tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10%. Trong đó, số trường và SV ngoài công lập tăng mạnh hơn khối công lập. Tuy nhiên, một nghịch lý là giáo viên trường ngoài công lập tăng ít hơn giáo viên công lập với mức tăng 9,6% so với 10%.

Chính sách rối bời

Nhiều trường NCL ra đời và trong thời gian ngắn đã lâm vào ngõ cụt với vô vàn khó khăn. Vì sao như vậy? Trước hết, phải nhìn lại xuất phát điểm từ khung pháp lý cho đến cách ra đời của loại hình trường này.

images563984_X1c.jpg

Hội đồng Quản trị Trường ĐH Hùng Vương yêu cầu phá cửa để lấy con dấuChủ trương xã hội hóa giáo dục đã được nhiều trường tiếp cận rất nhạy bén. Nhưng ở khâu quản lý và làm thế nào có cơ sở pháp lý để quản lý nhằm đưa loại hình trường này phát triển vững chắc lại là một lỗ hổng quá lớn. Năm 1993, Chính phủ ban hành quy chế đầu tiên về ĐH NCL công nhận sự tồn tại của bốn loại hình trường: công lập, bán công, dân lập và tư thục.

Thế nhưng, quy chế này không được áp dụng mà lại áp dụng Quy chế tạm thời về trường ĐH dân lập (do Bộ GD-ĐT ban hành năm 1994) để hợp thức hóa cho việc ra khai sinh của hàng loạt trường. Đến năm 2000, quy chế trường ĐH dân lập ra đời nhưng vẫn tiếp tục bất ổn khi quy định một trường ĐH dân lập phải do một tổ chức nào đó xây dựng (các trường phải tìm, hợp thức hóa một tổ chức dù thực tế tổ chức này không giúp được gì nếu không nói là vật cản đường). Trường theo chế độ sở hữu tập thể, nhưng không nói rõ tập thể nào là chủ sở hữu và quyền hạn của họ ra sao.

Đến năm 2005, Chính phủ có Nghị quyết 05 về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó quy định chỉ có hai loại trường NCL: dân lập và tư thục. Trong khi đó, Nghị định 75 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005 lại quy định giáo dục ĐH chỉ có 2 loại hình: công lập và tư thục. Điều này có nghĩa là những trường ĐH dân lập tồn tại là trái luật.

Theo Quyết định 122 của Chính phủ, có 19 trường ĐH DL phải hoàn thành chuyển đổi trước thời hạn 30-6-2007. Nhiệm vụ này được giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành để ban hành quy định, hướng dẫn việc chuyển đổi. Tuy nhiên, đến nay, dù đã vượt qua cột mốc giới hạn khá lâu, tất cả những ngổn ngang của việc chuyển đổi vẫn còn chồng chất…

Đến năm 2011, Quyết định 63 sửa đổi và bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động ĐH tư thục trong Quyết định 61. Đến năm 2013, Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực và chính thức thừa nhận sự phân biệt giữa trường ĐH tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Tiếp đó, Nghị định 141 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH và nêu rõ các quy định được công nhận là trường phi lợi nhuận và các chính sách ưu tiên.

Bỏ quên chất lượng

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 là giai đoạn các trường ĐH NCL ra đời nhiều nhất. Tuy nhiên, với sự mong manh về pháp lý, các trường ra đời với nhiều cái không như không đất đai, không rõ về vốn, không đội ngũ, không cơ sở vật chất. Thế nhưng bằng uy tín của một số người, các trường lần lượt ra đời, thuê mướn cơ sở vật chất, tuyển sinh, đào tạo và “tay không bắt được giặc”.

Cũng chính từ tầm nhìn ngắn hạn cùng với cơ sở pháp lý lỏng lẻo mà trong suốt thời gian dài, các trường vẫn kiên trì với cách làm “thuê mướn” mà bỏ qua việc tái đầu tư. Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định thành lập từ năm 2007 nhưng đến nay sinh viên nay học chỗ này, mai học chỗ kia vì tất cả đều phải đi thuê mướn. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã ngót 18 năm nhưng có lẽ là trường có nhiều cơ sở thuê mướn nhất so với những trường còn lại… Không chỉ những trường trên, hàng loạt trường hiện nay cơ sở vật chất phần lớn đều là thuê mướn.

images563980_X4c.jpg

Các cơ sở của Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đều phải thuê mướn khắp nơi.

Từ khi thành lập các trường ĐH NCL, mặc dù tổng giá trị tài sản của các trường đều tăng, nhưng giá trị tài sản thuộc sở hữu thực của các trường chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Và cuộc tổng kiểm tra tình hình “sức khỏe” của các trường NCL thực hiện từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang những hạn chế. Chẳng hạn ở Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, năm 2001 tổng diện tích sử dụng là 16.900m², trong đó diện tích thuê mướn là 11.900m². Đến năm 2005, tổng diện tích sử dụng là 35.100m² thì diện tích thuê mướn đã là 21.000m². Riêng Trường ĐH Lạc Hồng thì tổng diện tích sử dụng đến năm 2005 trên 25.000m² đều là… của thuê. Cũng từ đó mà mức chi cho khoản thuê mặt bằng của nhiều trường đã chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoản chi. Trong khi đó, chiếc máy cái của cả hệ thống đào tạo - giảng viên - ở các trường NCL đáng báo động. Các khoản chi lương cho giảng viên cơ hữu ở các trường này luôn thấp hơn thỉnh giảng.

Nghị quyết 05 đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có khoảng 40% SV ngoài công lập. Tuy nhiên, mục tiêu này sau đó được chuyển sang đến năm 2020 vì con số này hiện chưa tới 15%. Trong 10 SV thì có đến hơn 8,5 SV vào trường công lập. Trong khi đó, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và khu vực ASEAN tỷ lệ SV ngoài công lập khá cao như: Hàn Quốc 78%, Đài Loan 72%, Nhật Bản 77%, Philippines 81%, Indonesia 96%, Malaysia 92%. Mục tiêu không những không đạt được mà kéo theo Nhà nước phải đầu tư giàn hàng ngang cho các trường công lập mà hiệu quả lại không cao.

THANH HÙNG

- See more at: https://sggp.org.vn/giaoduc/2015/6/387716/#sthash.VLcn8kzK.dpuf
 
×
Quay lại
Top Bottom