Làm tình theo kiểu người trung quốc

phuongthao308p

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/12/2010
Bài viết
75
1. Có một người tên là Walsh, hắn chán việc phải làm tình với vợ hắn… Một người bạn của hắn nói: “Này, sao ông không cùng vợ ông làm tình theo kiểu dân Tàu ấy?” Walsh hỏi lại: “Thế người Trung Hoa làm tình thế nào?” Ông bạn nói: “Trước tiên họ làm tình một chút, sau đó ngưng lại và đọc sách Khổng Tử một chút. Sau đó họ làm một chút, sau đó lại ngưng lại. Sau đó họ lại làm một chút nữa, sau đó họ ngắm trăng hay gì đó.” Thế là, gã Walsh đó về nhà và bắt đầu làm tình với vợ̣ của hắn. Hắn làm tình một chút, sau đó ngưng lại. Hắn đi đọc cuốn Tạp Chí Cuộc Sống, sau đó trở lại gi.ường và bắt đầu làm tình tiếp. Sau đó hắn nói “xin lỗi, em yêu!” và hút một điếu thuốc. Lúc đó, vợ hắn có nhu cầu cấp bách. Hắn quay lại làm tình tiếp, sau đó lại bỏ đi nữa. Cô ấy tức quá liền bảo: “Có chuyện gì vậy? Anh đang làm tình giống như một thằng Tàu vậy!”

2. Đó là một đoạn s.ex joke rất vui trong phim Chinatown (1974). Nói chung, người Mỹ đã lôi dân Tàu nói riêng hay dân Châu Á nói chung ra làm trò đùa từ lâu rồi, một phần thì là racist, nhưng một phần (hy vọng) chỉ để giải stress. Gần đây, chúng ta cũng lôi dân Tàu ra làm trò đùa, lôi ra để lên án, nhưng chắc chắn không phải vì lý do racist hay giải stress nữa. Mà có lẽ vì lòng căm thù giặc và yêu nước đang lên cao. Báo chí liên tục đưa tin về các hoạt động quân sự, các “chuyện lạ” với các mặt hàng có xuất xứ Tàu, các điều không hay của người Tàu đang sống ở Việt Nam. Còn nhiều người trẻ thì nóng lòng cầm súng chiến đấu. Tôi, một con người điển hình của cung Thiên Bình, khát khao về sự hoà bình. Tôi sợ cảnh chiến tranh, sợ những thảm cảnh của nó gây ra, sợ sự sống của mình và người thân chỉ mỏng như sợi chỉ, sợ khi cái phần con lấn át phần người đối với những người lính 2 bên… Nếu sự việc tới mức bùng nổ, tôi cũng sẽ phải nhập ngũ, nhưng trong lòng con người, nỗi sợ là điều thường trực, luôn có đối với tất cả mọi người.



Sợ rất nhiều thứ, và tôi thấy may khi không chứng kiến 2 cuộc chiến tranh chống Pháp - Mỹ vừa qua, hay chiến tranh biên giới với Trung Hoa dạo nọ. Những ai sống trong thời đó mới hiểu, khi đã tham gia chiến tranh rồi, thì cả đời sau này cũng chẳng thể nào quên được nó. Không thể quên được bất cứ thứ gì. Đọc “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, tôi thấy sự khát khao sống của những người lính trẻ. Ai chẳng muốn sống, ai chẳng muốn hoà bình, ai chả muốn được yêu thương, nhưng ai đã bắt ta phải làm phận con sâu cái kiến trong thời kỳ đó? Vẫn quay trở lại câu trả lời quen thuộc: xung đột lợi ích dẫn tới xung đột chính trị. Trò chơi chính trị bẩn thỉu của các nhà nước đẩy những người dân vô tội tới bước đường cùng. Chúng ta cứ mỉa mai “các bác cựu chiến binh” trong thời bình, mà đâu có hiểu họ đã đau thế nào trong thời chiến. Chiến tranh biến họ thành những con người như vậy, có khi còn tệ hơn. Những người trẻ chúng ta nên đọc “Nỗi buồn chiến tranh” (giá bìa: 43.000 đ) để hiểu được cảm xúc thực sự của chiến tranh như thế nào. Nó trần trụi, đầy rẫy tội ác, phi nhân tính, không đẹp đẽ khi quay slow motion như trên phim hay game đâu.

Nhưng làm thế nào mà quên nổi? Sẽ chẳng quên nổi một cái gì. Dĩ nhiên, Kiên nghĩ, quên thật là khó. Nói chung chẳng biết đến bao giờ thì lòng mình mới có thể nguội nổi, trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiến tranh. Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể là ác hại nhưng đều để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi. Có thể từ rày cuộc đời anh sẽ luôn luôn như thế này chăng: tối tăm, đau khổ nhưng rạng ngời hạnh phúc?

Và có thể giữa mơ với tỉnh, như cheo leo trên bờ vực mà anh sẽ vượt nốt chặng đường đời còn lại. Dù sao thì mới chỉ có hai mươi tám năm sống ở trên đời. Và dù cho đó là khoảng thời gian bị mất, nhưng chẳng phải lỗi của anh, chẳng phải lỗi của ai cả. Hẵng cứ biết rằng anh sẽ còn được sống và từ đây sự sống ấy tùy thuộc anh. Hẵng cứ biết rằng không chỉ là một cuộc đời mới mà còn là cả một thời đại mới đang đến cùng anh phía trước.

- Trích “Nỗi buồn chiến tranh”


Ảnh: The Ballad of Narayama của đạo diễn Shohei Imamura

3. Vào năm 2002, 11 đạo diễn tài ba từ khắp nơi trên toàn thế giới đã thực hiện 11 bộ phim ngắn khác nhau để nói về hệ quả của sự kiện 11/9, gộp chung vào 1 tuyển tập phim có tên 11’09’01. 11 đạo diễn, 11 bộ phim, mỗi bộ phim kéo dài đúng 11 phút 9 giây 1 frame, mỗi bộ phim lại nói đến quan điểm của từng người đạo diễn với sự kiện ảnh hưởng tới cả thế giới này. Có nhiều ý kiến khác nhau về 11 bộ phim ngắn này, nhưng theo quan điểm của riêng cá nhân tôi, tôi thích nhất phim ngắn của Shohei Imamura (đạo diễn của The Ballad of Narayama, The Eel). Trong bộ phim này, Imamura đã đẩy tội ác chiến tranh lên đến mức tận cùng. Thông qua hình ảnh chàng lính sau hoà bình có hành động như một con rắn, Imamura ngầm ám chỉ chiến tranh như một con quỷ, có thể biến đổi phẩm chất của một con người, làm họ muốn làm con rắn độc hơn là làm người, thích lăn lê dưới đất hơn là đi bằng 2 chân. Những hệ luỵ chiến tranh hằn in lên những người lính, và sau này là cả những người thân của họ. Đoạn phim ngắn của Shohei Imamura có thể làm bạn ghê tởm, nhưng khi bạn cảm thấy rợn người và rùng mình, đó là khi bạn sợ cái mà chiến tranh gây ra cho con người. Và đó nghĩa là Imamura đã thành công trong việc tạo ra cảm giác cho người xem. (Bạn có thể vào đây và xem bộ phim ngắn này, bắt đầu từ phút 2:30)
 
×
Quay lại
Top Bottom