- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Phát triển khả năng thuyết phục sẽ giúp bạn tiến xa trong các mối quan hệ kinh doanh và cá nhân. Cho dù bạn muốn thuyết phục khách hàng mua hàng có giá trị hay thuyết phục bố mẹ cho phép bạn đi chơi vào cuối tuần, học cách xây dựng một lập luận vững chắc, phong cách lập luận và hiểu người bạn đang tranh luận, bạn có thể tìm hiểu để thuyết phục bất cứ ai về bất cứ điều gì.
Phần 1: Xây dựng các lập luận
1. Luyện tập
Bạn cần phải hiểu rõ quan điểm của bản thân, bất kể là đang tranh luận về các vấn đề chủ quan như phim “Chiến hữu” hay phim “Bố già” hay hơn, thuyết phục bố mẹ cho đi chơi về muộn, hay bàn luận về các vấn đề nhân đạo như án tử hình chẳng hạn. Tìm hiểu các thông tin trước, và không đưa ra giả định về quan điểm của người kia.
Nếu đang bán một món hàng nào đó như ô tô chẳng hạn, bạn cần biết tất cả mọi thông tin về chiếc xe đó. Tương tự, bạn sẽ phải biết càng nhiều càng tốt về những chiếc ô tô khác đang cạnh tranh với chiếc xe của bạn.
2. Xác định lĩnh vực của cuộc tranh luận
Với một số cuộc tranh luận, có thể bạn phải biết nhiều hơn mà không chỉ là các sự kiện. Đừng lãng phí thời gian tranh cãi rằng tháp Eiffel đẹp hay không đẹp nếu bạn đang cố gắng thuyết phục rằng nó mang tính biểu tượng. Hãy xác định lĩnh vực cần tranh luận. Đó là vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, nhân quyền hay quyền tự do?
Ví dụ, nếu muốn thuyết phục ai đó rằng tượng nữ thần tự do đẹp hơn tháp Eiffel, bạn sẽ cần biết đủ thông tin về kiến trúc và thẩm mỹ của hai công trình đó cũng như các dữ kiện như độ cao, người thiết kế và các tiêu chí khác để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
3. Xây dựng lý lẽ
Việc xây dựng lý lẽ cũng giống như đóng một chiếc bàn vậy bạn cần một điểm chính để hỗ trợ lập luận của bạn như chiếc bàn được chống đỡ trên bốn chân. Nếu bạn không có những lập luận và bằng chứng vững chắc, chiếc bàn của bạn chỉ là những mảnh gỗ rời rạc. Tương tự như một bài luận cần có một câu luận đề, bạn sẽ phải xác định và trình bày quan điểm chính, đồng thời thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
Giả sử quan điểm chính của bạn là "Nghệ thuật hiện đại thật nhàm chán," lý lẽ nào hỗ trợ cho tuyên bố của bạn? Có phải bạn dựa trên động lực của các họa sĩ? Dựa vào sự khó hiểu của các tác phẩm nghệ thuật, hay dựa vào việc các tác phẩm không được công chúng "bình thường" ựa chuộng? Bạn hãy tìm ra các lý lẽ hợp lý, và ý kiến của bạn sẽ có sức thuyết phục hơn.
4. Chứng minh cho lập luận của bạn bằng các ví dụ và bằng chứng sinh động
Bạn cần dùng trí nhớ và các chi tiết đắt giá minh họa cho các lý lẽ của mình. Giả sử như bạn muốn thuyết phục ai đó rằng The Beatles là ban nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng nếu bạn không thể nhớ được tên của album mà bạn yêu thích, hoặc nếu bạn không nghe bất cứ bản nhạc nào khác để đối chiếu trong khi tranh luận thì quả là thiếu sức thuyết phục.
5. Lùi một bước để tiến ba bước
Bằng việc công nhận một lý lẽ nhỏ của người kia và chứng tỏ rằng bạn có thể thay đổi suy nghĩ, và rằng bạn sẵn sàng thỏa hiệp trong vấn đề đang bàn cãi, bạn sẽ mở ra khả năng những lập luận của bạn sẽ được họ chấp nhận. Bạn sẽ có ưu thế hơn nếu sẵn sàng nhường một vài điểm nào đó trong cuộc tranh luận để thắng được chung cuộc.
Tranh luận khác với tranh cãi là ở chỗ, tranh cãi thường leo thang vượt ra khỏi lý lẽ và được dẫn dắt bởi cái tôi. Một trong hai người không muốn bị cho là sai và quyết định tiếp tục dồn ép người kia cho đến khi đối phương phải bỏ cuộc.
Phần 2: Trình bày lập luận
1. Tự tin và quả quyết
Chúng ta thường bị cuốn hút bởi sự tự tin, và không gì có thể giúp cho ý kiến của bạn thuyết phục hơn là trình bày bằng niềm tin vững chắc và các bằng chứng xác đáng. Bất luận là bạn đang cố gắng chứng minh điều gì, thái độ này sẽ củng cố cho quan điểm của bạn.
Quyết đoán không có nghĩa là hung hăng và một mực không lay chuyển. Bạn cần tự tin về lập luận của mình, nhưng nên cởi mở với những ý kiến khác.
Thể hiện như một chuyên gia trong lĩnh vực đang tranh luận bằng cách sử dụng các ví dụ và lý lẽ vững chắc để lập luận của bạn dễ tin hơn. Để ai đó phải công nhận quan điểm của bạn về ban nhạc The Beatles là có giá trị, bạn phải làm như thể bạn hiểu biết nhiều về âm nhạc.
2. Đưa tính riêng tư vào lập luận
Tuy rằng việc đem các trãi nghiệm ra để chứng minh có thể bị xem là ngụy biện, nhưng việc khơi gợi lòng cảm thông và thương cảm bằng các câu chuyện cá nhân liên quan đến chủ đề có thể thuyết phục được mọi người. Những câu chuyện này không nhất thiết phải “chứng minh” cho những điều bạn đang nói mà vẫn đủ sức thuyết phục.
Nếu muốn thuyết phục ai đó rằng hình phạt tử hình là “sai”, bạn sẽ phải khơi gợi ý thức đạo đức của họ, vốn là một lý lẽ thuộc cảm xúc. Tìm hiểu những câu chuyện của những tử tội bị kết án oan và kể những câu chuyện đó sao cho thật thương tâm, nhấn mạnh tính vô nhân đạo trong hệ thống hình phạt.
3.Giữ bình tĩnh
Nổi xung thiên như kẻ mất trí hoàn toàn không phải là cách để thuyết phục người khác. Thái độ tự tin vào những lập luận mà bạn trình bày, các bằng chứng mà bạn dùng để hỗ trợ cho tuyên bố của bạn và quan điểm mà bạn đưa ra sẽ dễ thuyết phục mọi người hơn.
Phần 3: Hiểu đối phương
1.Im lặng và lắng nghe
Người nói nhiều nhất chưa chắc là người thắng cuộc hoặc thuyết phục được người khác, thế nhưng việc học lắng nghe một cách nhã nhặn lại thường hay bị bỏ qua nhất. Dù rằng dường như đây không phải là một cách tích cực để thuyết phục, nhưng việc dành thời gian để hiểu những lý lẽ của người kia sẽ cho phép bạn thuyết phục họ tin vào những điều khác. Bạn hãy cố gắng nhận biết mục tiêu của đối phương, niềm tin và động cơ tạo nên quan điểm của họ.
2. Cư xử lịch thiệp
Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, nói giọng điềm đạm và giữ bình tĩnh trong suốt cuộc tranh luận. Đặt câu hỏi và thực hiện phương pháp lắng nghe tích cực khi người kia đang nói. Đừng bao giờ ngắt lời giữa câu và luôn luôn hòa nhã.
Xây dựng thái độ tôn trọng lẫn nhau là rất quan trọng. Bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được ai về bất cứ điều gì nếu đối phương cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Vì thế, bạn hãy tỏ ra tôn trọng người đó và làm sao để họ tôn trọng bạn.
3. Nhận biết những lý do phản đối và động cơ thúc đẩy của đối phương
Nếu biết người kia mong muốn điều gì, bạn sẽ dễ dàng đáp ứng hơn. Khi đã xác định được động cơ đằng sau quan điểm của họ, bạn hãy điều chỉnh lý lẽ của mình để tăng khả năng giúp họ hiểu hơn.
Một cuộc tranh luận về luật kiểm soát súng đạn có thể tập trung vào những vấn đề lớn hơn về quyền tự do và trách nhiệm cá nhân. Bạn hãy tranh luận về những vấn đề đó thay vì chỉ nói về một khía cạnh cụ thể. Đặt vài câu hỏi để đối phương cũng thấy được những lỗ hổng trong suy nghĩ của họ mà bạn nhận thấy.
4. Lấy lòng tin của người kia
Đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của đối phương, nhường nhịn họ một vài điểm khi cần thiết, nhưng đừng quên thay đổi suy nghĩ của họ. Khi bạn đã dồn được họ vào thế bí trong lập luận thì nghĩa là bạn đã thuyết phục được đối phương, và họ sẽ tâm phục khẩu phục nếu bạn giữ phép lịch sự.
Phần 1: Xây dựng các lập luận
Bạn cần phải hiểu rõ quan điểm của bản thân, bất kể là đang tranh luận về các vấn đề chủ quan như phim “Chiến hữu” hay phim “Bố già” hay hơn, thuyết phục bố mẹ cho đi chơi về muộn, hay bàn luận về các vấn đề nhân đạo như án tử hình chẳng hạn. Tìm hiểu các thông tin trước, và không đưa ra giả định về quan điểm của người kia.
Nếu đang bán một món hàng nào đó như ô tô chẳng hạn, bạn cần biết tất cả mọi thông tin về chiếc xe đó. Tương tự, bạn sẽ phải biết càng nhiều càng tốt về những chiếc ô tô khác đang cạnh tranh với chiếc xe của bạn.
Với một số cuộc tranh luận, có thể bạn phải biết nhiều hơn mà không chỉ là các sự kiện. Đừng lãng phí thời gian tranh cãi rằng tháp Eiffel đẹp hay không đẹp nếu bạn đang cố gắng thuyết phục rằng nó mang tính biểu tượng. Hãy xác định lĩnh vực cần tranh luận. Đó là vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, nhân quyền hay quyền tự do?
Ví dụ, nếu muốn thuyết phục ai đó rằng tượng nữ thần tự do đẹp hơn tháp Eiffel, bạn sẽ cần biết đủ thông tin về kiến trúc và thẩm mỹ của hai công trình đó cũng như các dữ kiện như độ cao, người thiết kế và các tiêu chí khác để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
Việc xây dựng lý lẽ cũng giống như đóng một chiếc bàn vậy bạn cần một điểm chính để hỗ trợ lập luận của bạn như chiếc bàn được chống đỡ trên bốn chân. Nếu bạn không có những lập luận và bằng chứng vững chắc, chiếc bàn của bạn chỉ là những mảnh gỗ rời rạc. Tương tự như một bài luận cần có một câu luận đề, bạn sẽ phải xác định và trình bày quan điểm chính, đồng thời thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
Giả sử quan điểm chính của bạn là "Nghệ thuật hiện đại thật nhàm chán," lý lẽ nào hỗ trợ cho tuyên bố của bạn? Có phải bạn dựa trên động lực của các họa sĩ? Dựa vào sự khó hiểu của các tác phẩm nghệ thuật, hay dựa vào việc các tác phẩm không được công chúng "bình thường" ựa chuộng? Bạn hãy tìm ra các lý lẽ hợp lý, và ý kiến của bạn sẽ có sức thuyết phục hơn.
Bạn cần dùng trí nhớ và các chi tiết đắt giá minh họa cho các lý lẽ của mình. Giả sử như bạn muốn thuyết phục ai đó rằng The Beatles là ban nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng nếu bạn không thể nhớ được tên của album mà bạn yêu thích, hoặc nếu bạn không nghe bất cứ bản nhạc nào khác để đối chiếu trong khi tranh luận thì quả là thiếu sức thuyết phục.
Bằng việc công nhận một lý lẽ nhỏ của người kia và chứng tỏ rằng bạn có thể thay đổi suy nghĩ, và rằng bạn sẵn sàng thỏa hiệp trong vấn đề đang bàn cãi, bạn sẽ mở ra khả năng những lập luận của bạn sẽ được họ chấp nhận. Bạn sẽ có ưu thế hơn nếu sẵn sàng nhường một vài điểm nào đó trong cuộc tranh luận để thắng được chung cuộc.
Tranh luận khác với tranh cãi là ở chỗ, tranh cãi thường leo thang vượt ra khỏi lý lẽ và được dẫn dắt bởi cái tôi. Một trong hai người không muốn bị cho là sai và quyết định tiếp tục dồn ép người kia cho đến khi đối phương phải bỏ cuộc.
Phần 2: Trình bày lập luận
Chúng ta thường bị cuốn hút bởi sự tự tin, và không gì có thể giúp cho ý kiến của bạn thuyết phục hơn là trình bày bằng niềm tin vững chắc và các bằng chứng xác đáng. Bất luận là bạn đang cố gắng chứng minh điều gì, thái độ này sẽ củng cố cho quan điểm của bạn.
Quyết đoán không có nghĩa là hung hăng và một mực không lay chuyển. Bạn cần tự tin về lập luận của mình, nhưng nên cởi mở với những ý kiến khác.
Thể hiện như một chuyên gia trong lĩnh vực đang tranh luận bằng cách sử dụng các ví dụ và lý lẽ vững chắc để lập luận của bạn dễ tin hơn. Để ai đó phải công nhận quan điểm của bạn về ban nhạc The Beatles là có giá trị, bạn phải làm như thể bạn hiểu biết nhiều về âm nhạc.
Tuy rằng việc đem các trãi nghiệm ra để chứng minh có thể bị xem là ngụy biện, nhưng việc khơi gợi lòng cảm thông và thương cảm bằng các câu chuyện cá nhân liên quan đến chủ đề có thể thuyết phục được mọi người. Những câu chuyện này không nhất thiết phải “chứng minh” cho những điều bạn đang nói mà vẫn đủ sức thuyết phục.
Nếu muốn thuyết phục ai đó rằng hình phạt tử hình là “sai”, bạn sẽ phải khơi gợi ý thức đạo đức của họ, vốn là một lý lẽ thuộc cảm xúc. Tìm hiểu những câu chuyện của những tử tội bị kết án oan và kể những câu chuyện đó sao cho thật thương tâm, nhấn mạnh tính vô nhân đạo trong hệ thống hình phạt.
Nổi xung thiên như kẻ mất trí hoàn toàn không phải là cách để thuyết phục người khác. Thái độ tự tin vào những lập luận mà bạn trình bày, các bằng chứng mà bạn dùng để hỗ trợ cho tuyên bố của bạn và quan điểm mà bạn đưa ra sẽ dễ thuyết phục mọi người hơn.
Phần 3: Hiểu đối phương
Người nói nhiều nhất chưa chắc là người thắng cuộc hoặc thuyết phục được người khác, thế nhưng việc học lắng nghe một cách nhã nhặn lại thường hay bị bỏ qua nhất. Dù rằng dường như đây không phải là một cách tích cực để thuyết phục, nhưng việc dành thời gian để hiểu những lý lẽ của người kia sẽ cho phép bạn thuyết phục họ tin vào những điều khác. Bạn hãy cố gắng nhận biết mục tiêu của đối phương, niềm tin và động cơ tạo nên quan điểm của họ.
Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, nói giọng điềm đạm và giữ bình tĩnh trong suốt cuộc tranh luận. Đặt câu hỏi và thực hiện phương pháp lắng nghe tích cực khi người kia đang nói. Đừng bao giờ ngắt lời giữa câu và luôn luôn hòa nhã.
Xây dựng thái độ tôn trọng lẫn nhau là rất quan trọng. Bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được ai về bất cứ điều gì nếu đối phương cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Vì thế, bạn hãy tỏ ra tôn trọng người đó và làm sao để họ tôn trọng bạn.
Nếu biết người kia mong muốn điều gì, bạn sẽ dễ dàng đáp ứng hơn. Khi đã xác định được động cơ đằng sau quan điểm của họ, bạn hãy điều chỉnh lý lẽ của mình để tăng khả năng giúp họ hiểu hơn.
Một cuộc tranh luận về luật kiểm soát súng đạn có thể tập trung vào những vấn đề lớn hơn về quyền tự do và trách nhiệm cá nhân. Bạn hãy tranh luận về những vấn đề đó thay vì chỉ nói về một khía cạnh cụ thể. Đặt vài câu hỏi để đối phương cũng thấy được những lỗ hổng trong suy nghĩ của họ mà bạn nhận thấy.
Đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của đối phương, nhường nhịn họ một vài điểm khi cần thiết, nhưng đừng quên thay đổi suy nghĩ của họ. Khi bạn đã dồn được họ vào thế bí trong lập luận thì nghĩa là bạn đã thuyết phục được đối phương, và họ sẽ tâm phục khẩu phục nếu bạn giữ phép lịch sự.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW