Làm thế nào để không làm phiền người khác

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Hầu như một người gây phiền phức không nhận ra hành vi của người đó được người khác cảm nhận như thế nào. Nếu bạn nghi ngờ rằng hành vi của mình gây khó chịu cho người khác, thì bạn cần phải học cách tránh những điều nhỏ nhặt thường gây căng thẳng cho mọi người. Nếu nó làm phiền bạn, có lẽ nó làm phiền những người xung quanh bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng những người yêu quý bạn, dù thế nào đi nữa, cũng sẽ luôn yêu quý bạn do đó đừng thay đổi bản thân chỉ cần cải thiện thái độ và thói quen của bạn để bạn có thể tránh gây khó chịu cho những người xung quanh.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-1-Version-3.jpg

1. Xây dựng sự tự tin

Đôi khi ai đó sẽ thấy bạn phiền phức vì bạn tình cờ làm điều gì đó tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng, rập khuôn hoặc cẩu thả. Bạn không nên thay đổi điều gì về bản thân chỉ vì ai đó diễn giải hành vi của bạn không chính xác. Nhưng những lần khác, chúng ta có thể trở nên phiền phức vì chúng ta tự ti hoặc chúng ta đang cố gắng quá sức. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể tại sao lại dẫn đến việc đó và biết đầu bạn có thể nhận ra rằng lý do duy nhất bạn làm như vậy là để tạo ấn tượng tốt, và nó phản tác dụng với bạn!

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-2-Version-3.jpg

2.Phá vỡ thói quen phản tác dụng

Giả sử bạn thấy rằng bạn cười to trước những trò đùa của mọi người, ngay cả khi họ không vui đến thế, hoặc có lẽ bạn đã có thói quen cười ở những thời điểm không phù hợp. Có thể bạn bắt đầu làm điều đó bởi vì bạn nghĩ việc ồn ào có thể khiến bạn được chú ý, nhưng bây giờ tất cả những gì nó thể hiện là đều gây phiền nhiễu cho mọi người. Hãy thử một cách tiếp cận khác,hãy chân thành và là chính mình. Nếu mọi người thấy bạn phiền nhiễu khi bạn sống thật với chính mình, thì bạn cần tìm những người bạn mới, chấp nhận bạn hơn để ở bên.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-3-Version-3.jpg

3. Tôn trọng giới hạn của mọi người

Mỗi người đều có giới hạn của bản thân bạn cần biết rõ để tránh vượt quá chúng. Giới hạn có thể khác biệt theo từng nền văn hóa, thậm chí là theo từng cá nhân.
Không liên tục trêu chọc mọi người. Nếu họ không thích, đừng động vào họ. Dĩ nhiên, hãy cứ vui vẻ trêu đùa trong trường hợp họ là bạn tốt của bạn và không thấy phiền khi bị đụng chạm. Với những người khác, bạn không được phép đụng chạm linh tinh.
Đừng nói xấu sau lưng mọi người, đặc biệt khi bạn còn chưa làm rõ vấn đề của mình với họ. Điều này càng đúng hơn khi đó là người thân, bạn bè hoặc người yêu bạn.
Đừng áp đặt, cũng đừng là vị khách không mời mà đến. Bạn cần cố kiểm soát cảm xúc của mình và không nên quá xông xáo. Hãy tạo không gian cho mọi người khi họ cần. Đừng gọi điện hàng ngày. Bạn nên nhớ rằng sự lặp đi lặp lại là thứ gây phiền phức nhất.
Đừng lục lọi đồ của người khác. Kể cả với những món đồ không mang tính riêng tư, họ vẫn có thể cảm thấy bị xâm phạm nếu đồ đạc cá nhân bị bạn táy máy. Khi muốn mượn thứ gì đó, hãy xin phép và để họ đưa món đồ cho bạn.
Tập trung vào việc của mình. Bạn không nên chĩa mũi vào cuộc hội thoại của người khác và tránh nói những điều như "Mọi người đang nói chuyện gì thế?" Khi thấy hai người đang trò chuyện mà bạn chỉ nghe được câu cuối, đừng chen ngang.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-4-Version-3.jpg

4. Khiêm tốn

Sự tự tin không đồng nghĩa với việc bạn được phép cư xử như thể mình giỏi hơn tất cả mọi người. Đừng có những hành động hay lời nói khiến mình bị coi là người kiêu ngạo, ví dụ như khoe khoang về của cải hoặc thành công của bản thân.
Đừng chỉnh sữa lỗi ngữ pháp/chính tả hoặc sai sót của người khác, bởi phần lớn mọi người đều không thích bị chỉnh sửa.
Đừng nói với người khác rằng niềm tin của họ là sai lầm. Hãy đề cập tới sự bất đồng của bạn một cách nhẹ nhàng và lịch thiệp. Mặc dù vậy, bạn cũng cần vạch rõ ranh giới đạo đức của mình và bảo vệ ranh giới đó. Mọi thứ đều ổn cho tới khi bạn gây hại tới người khác. Ranh giới đạo đức của mỗi người có thể khác biệt, nhưng bạn cần đảm bảo cách hành xử của mình thống nhất với ranh giới của bản thân.
Không phàn nàn mọi lúc. Bạn nên nhớ rằng thế giới này không quay quanh mình bạn. Khi bạn kêu ca quá nhiều, những người khác sẽ tránh mặt bạn. Hậu quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên sỉ vả chính mình, bởi nó không thể hiện sự khiêm tốn - đó là thói vị kỷ. Việc thể hiện sự bất mãn những lúc khó chịu là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn cần biết khi nào mình nên quên chúng đi và bước tiếp. Hãy đọc thêm bài Cách để sống lạc quan.
Để ý cách thức người khác tiếp nhận lời nói của mình. Dù câu từ bạn nói ra thể hiện sự chu đáo và có ý nghĩa quan trọng, tông giọng của bạn có thể đem lại ấn tượng rằng bạn đang bực bội, cáu kỉnh, kể cả, vô lễ, kiêu ngạo hay có những thái độ tiêu cực khác. Điều này sẽ khiến mọi người hiểu lầm và ghét bỏ bạn.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-5-Version-3.jpg

5. Học cách lắng nghe

Đối thoại là hoạt động từ hai phía. Nếu bạn liên tục nói, đối phương sẽ khó chịu và ngừng đối thoại với bạn. Nguyên tắc chung là luôn nghe nhiều hơn nói. Hãy nghĩ kỹ trước khi nói ra bất kỳ điều gì. Tránh ngắt lời người khác, ngay cả khi bạn sực nhớ ra một chuyện gì đó để nói. Bạn nên nằm lòng câu nói sau: "Thà giữ im lặng để người khác tưởng mình là kẻ ngốc, bởi một khi mở miệng thì mọi người chẳng còn hoài nghi điều đó nữa."

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-6-Version-3.jpg

6. Ý thức về hoàn cảnh quanh mình

Hãy để ý nếu bạn đang đứng nói chuyện ở cửa ra vào, đứng giữa khu vực mà người khác đang qua lại (trong cửa hàng, khu mua sắm hoặc sân bay), hay khi con cái của bạn đang hành xử khó ưa ở nơi công cộng. Ngoài ra, bạn cũng không nên hát hoặc bật nhạc ở âm lượng lớn, đặc biệt khi thứ âm nhạc đó có thể quấy rầy mọi người. Cân nhắc tầm ảnh hưởng xuất phát từ hành động của bạn tới những người xung quanh, và bạn sẽ được họ tôn trọng.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-7-Version-3.jpg

7.Cư xử lịch thiệp và giữ gìn vệ sinh cá nhân

Không nhìn xuống khe áo của người khác, "xì hơi", hay bàn tán về bộ phận cơ thể người ở nơi công cộng. Dùng khuỷu tay che mũi và miệng khi bạn hắt hơi hoặc ho. Chú ý đánh răng và/hoặc dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau bữa ăn để hơi thở của bạn không làm người khác khó chịu. Tắm và thay quần áo sạch hàng ngày.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-8-Version-3.jpg

8. Học cách đọc phản ứng khuôn mặt và chuyển động cơ thể

Chú ý tới biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của những người xung quanh bạn để ngay lập tức xác định và ngừng lại những hành động gây phiền phức.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-9-Version-3.jpg

9. Đừng làm quấy rầy người khác

Nếu ai đó có một ngày tồi tệ, đừng quanh quẩn bên họ và giúp họ cải thiện tâm trạng (trừ khi họ yêu cầu). Lúc buồn, bạn cũng không muốn ai đó quấy rầy mình, bởi người này chỉ đang thất bại khi cố gắng động viên bạn mà thôi. Hãy hỏi liệu họ có cần bạn ở bên hay không, và nhớ rằng "không" có nghĩa là "không". Chỉ trao đổi về những điều khiến họ phiền lòng khi họ đề cập tới chúng.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-10-Version-3.jpg

10.Tránh những hành vi lặp lại không cần thiết

Liên tục lặp lại một hành động (như phát ra âm thanh khiếm nhã hoặc giật tóc ai đó, v.v.) không phải là cách thức phù hợp để 'gây chú ý'. Khi một người nói 'dừng lại', điều đó có nghĩa là 'dừng lại'. Nếu tiếp tục làm vậy, bạn có thể sẽ mất đi một người bạn.
Đừng bắt chước mọi người. Nếu bạn bắt chước người khác, họ sẽ thấy khó chịu và bỏ đi. Cũng đừng bắt chước bạn bè vì bạn cũng có thể đánh mất họ.
Chỉ nói một lần. Đừng lặp lại những gì mình đã nói, bởi đối phương sẽ phải trả lời "Tôi nghe thấy rồi", "Ok" hoặc những câu tương tự. Việc đó có thể làm phiền họ. Họ đã nghe thấy điều bạn muốn nói, và họ không muốn nghe thêm lần nữa.
Đừng tạo ra những âm thanh lặp đi lặp lại. Hãy dừng lại ngay khi bạn thấy mình đang gõ bút chì vào bàn, mở rộng miệng lúc nhai đá, gõ chân vào thứ gì đó hoặc tạo ra các âm thanh lặp lại.
Đừng tranh cãi. Đa số mọi người không thích tranh cãi. Chỉ cần nói rằng bạn không đồng tình và không tỏ ra mình là chuyên gia trong lĩnh vực đang được đề cập. Cách hành xử "biết tuốt" sẽ khiến người khác bực bội. Dĩ nhiên, bạn có thể tranh luận/thảo luận với người khác, miễn là trong hoàn cảnh thích hợp và đối phương muốn tham gia. Không bao giờ ép buộc ai đó tham gia tranh luận với mình. Nếu đối phương nói rằng họ không muốn thảo luận về chủ đề nào đó, bạn phải bỏ ngay ý định này.

aid28286-v4-728px-Not-Be-Annoying-Step-11-Version-3.jpg

11. Không bao giờ quy chụp

Khi cho rằng mình biết lý do đằng sau hành động của ai đó mà không buồn tìm hiểu nguyên nhân thực sự, bạn đang khẳng định rằng mình đã tiếp cận được thứ tri thức bí mật mà thực tế là chẳng người nào có. Nói cách khác, bạn là người kiêu ngạo và hay xét nét. Hãy quan sát hành vi của người khác và, nếu cần thiết, hỏi về điều đó với thái độ nhẹ nhàng: "Mình thấy cậu di chuyển khá nhiều khi đang ngồi. Vì sao vậy?" Chấp nhận câu trả lời họ đưa ra và không chất vấn thêm. Họ có thể trả lời: "Phải, tớ bị ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Tớ đang cố kiểm soát hết mức có thể, nhưng đôi khi không kiểm soát được." Khi đó, đừng nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ hoặc lơ đãng nói "Sao cũng được". Không ai cần bạn phán xét hay chữa trị cho họ cả.

Đừng khuyên bảo trừ khi bạn cũng đang trải qua những vấn đề tương tự và có thể đồng cảm với đối phương. "Vậy cậu đã thử điều trị bằng Ritalin chưa?" sẽ là câu trả lời gây khó chịu đối với những người bị ADHD. Câu trả lời tệ hơn nữa sẽ là "Có lẽ cậu chỉ cần cố kiểm soát hơn nữa thôi", hoặc "Anh họ mình cũng bị thế, nhưng anh ấy đã làm hết sức và tới nay anh ấy đã khỏi hoàn toàn rồi."

Đừng là một người tìm kiếm sự chú ý. Đừng la lớn nếu bạn:Trúng số, nhìn thấy người nổi tiếng yêu thích của bạn tại một buổi hòa nhạc hoặc thậm chí bạn đi cho7o vào một kỳ nghỉ vào cuối tuần. Chỉ kể khi bạn nói chuyện với một người thân thiết nào đó. Bạn có thể trở thành một người tìm kiếm sự chú ý , không phải lúc nào cũng chỉ muốn gây ấn tượng với sếp hoặc bạn bè của mình. Những người khác xung quanh bạn sẽ nghĩ 'Người này có phải là người tìm sự chú ý không, tôi sẽ không nói chuyện với anh ấy / cô ấy.' Vô số người sẽ nghĩ rằng bạn rất phiền phức.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top Bottom