- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo : "How to Fight the Four Pillars of Procrastination"! Spring.org.uk
Có 1 câu nói đùa kiểu này : Ngày bận rộn nhất của một người trì hoãn là ngày nào ? Trả lời : Ngày mai.
Nếu bạn là 1 người trì hoãn thì bạn không đơn độc đâu : 75% sinh viên đại học xem bản thân họ là những người trì hoãn và 50% là những người trì hoãn có vấn đề.
Theo Steel (2007), có 4 trụ cột của sự trì hoãn và 4 phương pháp tiềm năng để chống lại nó :
1. Nhiệm vụ kém giá trị.
Giá trị của mục tiêu tất nhiên có ảnh hưởng đến sự trì hoãn của chúng ta, ví dụ : chúng ta trì hoãn nhiều hơn ở những nhiệm vụ không thoải mái.
Những nhiệm vụ gây khó chịu vì chúng tẻ nhạt, nhàm chán có thể làm cho chúng trở nên khó khăn hơn để giúp chúng ta tránh trì hoãn, bằng cách sử dụng những giới hạn về thời gian hoặc những điều kiện khác thường.
Nếu không, bạn có thể thử gắn một nhiệm vụ bạn ghét với một điều gì đó hấp dẫn. Những sinh viên thích hoạt động xã hội thường tạo ra những nhóm học tập : họ có thể tận hưởng hoạt động xã hội trong lúc đang ôn thi.
Hoặc đối xử với bản thân như một chú chó : những phần thưởng nho nhỏ cho những hoạt động đúng, và hình phạt dành cho sự trì hoãn.
2. Tính cách của người trì hoãn.
Một số người bẩm sinh là những người trì hoãn. Họ có sự tự kiểm soát bản thân kém, dễ dàng bị xao nhãng và bốc đồng. Chúng ta không thể làm gì nhiều đối với những tính cách của mình, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh môi trường xung quanh ta.
Lời khuyên chuẩn ở đây là đặt bản thân bạn vào trong môi trường phù hợp, một môi trường củng cố, tăng cường cho công việc và tránh những sự cám dỗ. Một môi trường ưa thích cho người viết lách là tháo dây cáp internet khỏi máy tính và dấu nó ở nơi xa tầm tay nhất trong nhà bạn.
Sự trì hoãn có xu hướng xuất hiện bất cứ khi nào bạn phải dừng lại và suy nghĩ. Ngay cả sự quyết định nho nhỏ trong công việc của bạn cũng có thể gây ra sự trì hoãn. Mọi thứ mà bạn cần làm là phát triển những thói quen tự động hoá trong công việc và do đó bạn không cần phải dừng lại và suy nghĩ.
3. Mong đợi thành công ?
Nếu bạn mong đợi sẽ hoàn thành một nhiệm vụ một cách dễ dàng thì sau đó bạn sẽ ít có khả năng trì hoãn. Do đó gia tăng những kỳ vọng về sự thành công sẽ làm suy giảm sự trì hoãn. Điều không may là những kỳ vọng phần lớn thay đổi cùng với kinh nghiệm, kinh nghiệm của việc hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn là hữu ích khi biết rằng một khi bạn tiến hành 1 nhiệm vụ và hoàn thành nó thành công thì bạn sẽ không trì hoãn nhiệm vụ tương tự như vậy trong tương lai.
4. Thất bại trong việc đạt được mục tiêu
Sự trì hoãn được định nghĩa là một sự thất bại trong việc đạt được những mục tiêu. Do đó, đặt ra những mục tiêu theo cách phù hợp là quan trọng.
Tha thứ cho bản thân. Đừng quá khắt khe với bản thân : có những bằng chứng cho thấy việc tha thứ cho bản thân vì tội trì hoãn có thể giúp bạn chấm dứt vòng tuần hoàn của sự trì hoãn.
Có 1 câu nói đùa kiểu này : Ngày bận rộn nhất của một người trì hoãn là ngày nào ? Trả lời : Ngày mai.
Nếu bạn là 1 người trì hoãn thì bạn không đơn độc đâu : 75% sinh viên đại học xem bản thân họ là những người trì hoãn và 50% là những người trì hoãn có vấn đề.
Theo Steel (2007), có 4 trụ cột của sự trì hoãn và 4 phương pháp tiềm năng để chống lại nó :
1. Nhiệm vụ kém giá trị.
Giá trị của mục tiêu tất nhiên có ảnh hưởng đến sự trì hoãn của chúng ta, ví dụ : chúng ta trì hoãn nhiều hơn ở những nhiệm vụ không thoải mái.
Những nhiệm vụ gây khó chịu vì chúng tẻ nhạt, nhàm chán có thể làm cho chúng trở nên khó khăn hơn để giúp chúng ta tránh trì hoãn, bằng cách sử dụng những giới hạn về thời gian hoặc những điều kiện khác thường.
Nếu không, bạn có thể thử gắn một nhiệm vụ bạn ghét với một điều gì đó hấp dẫn. Những sinh viên thích hoạt động xã hội thường tạo ra những nhóm học tập : họ có thể tận hưởng hoạt động xã hội trong lúc đang ôn thi.
Hoặc đối xử với bản thân như một chú chó : những phần thưởng nho nhỏ cho những hoạt động đúng, và hình phạt dành cho sự trì hoãn.
2. Tính cách của người trì hoãn.
Một số người bẩm sinh là những người trì hoãn. Họ có sự tự kiểm soát bản thân kém, dễ dàng bị xao nhãng và bốc đồng. Chúng ta không thể làm gì nhiều đối với những tính cách của mình, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh môi trường xung quanh ta.
Lời khuyên chuẩn ở đây là đặt bản thân bạn vào trong môi trường phù hợp, một môi trường củng cố, tăng cường cho công việc và tránh những sự cám dỗ. Một môi trường ưa thích cho người viết lách là tháo dây cáp internet khỏi máy tính và dấu nó ở nơi xa tầm tay nhất trong nhà bạn.
Sự trì hoãn có xu hướng xuất hiện bất cứ khi nào bạn phải dừng lại và suy nghĩ. Ngay cả sự quyết định nho nhỏ trong công việc của bạn cũng có thể gây ra sự trì hoãn. Mọi thứ mà bạn cần làm là phát triển những thói quen tự động hoá trong công việc và do đó bạn không cần phải dừng lại và suy nghĩ.
3. Mong đợi thành công ?
Nếu bạn mong đợi sẽ hoàn thành một nhiệm vụ một cách dễ dàng thì sau đó bạn sẽ ít có khả năng trì hoãn. Do đó gia tăng những kỳ vọng về sự thành công sẽ làm suy giảm sự trì hoãn. Điều không may là những kỳ vọng phần lớn thay đổi cùng với kinh nghiệm, kinh nghiệm của việc hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn là hữu ích khi biết rằng một khi bạn tiến hành 1 nhiệm vụ và hoàn thành nó thành công thì bạn sẽ không trì hoãn nhiệm vụ tương tự như vậy trong tương lai.
4. Thất bại trong việc đạt được mục tiêu
Sự trì hoãn được định nghĩa là một sự thất bại trong việc đạt được những mục tiêu. Do đó, đặt ra những mục tiêu theo cách phù hợp là quan trọng.
Tha thứ cho bản thân. Đừng quá khắt khe với bản thân : có những bằng chứng cho thấy việc tha thứ cho bản thân vì tội trì hoãn có thể giúp bạn chấm dứt vòng tuần hoàn của sự trì hoãn.