- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Bạn có thể bị choáng ngợp khi rơi vào lưới tình với ai đó. Việc học cách để không dành tình cảm cho một người đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ, đặc biệt là khi bạn cảm thấy như không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Có lẽ bạn đang cố gắng chống cự lại tình cảm mà bạn dành cho ai đó hoặc cố gắng tránh xa việc yêu đương nói chung. Bạn có thể thử tránh né người mà bạn bị thu hút và khép lại cảm xúc dành cho người đó để không bị tình cảm lấn át. Bạn cũng có thể tập trung vào nhu cầu và sở thích của chính mình như một cách để tạo khoảng cách với người mà bạn có lẽ đang cảm mến.
Phương pháp 1: Tránh né người mà bạn bị thu hút
1. Giữ khoảng cách với người kia
Một cách để bạn không bị cảm xúc lấn át là duy trì khoảng cách an toàn với người kia nhiều nhất có thể. Điều này đồng nghĩa với việc tránh xa người đó trong các tình huống xã hội như tụ tập cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp. Hoặc bạn có thể tránh mặt người đó khi hai người ở cùng một nơi, như trường học hoặc nơi làm việc. Hãy giữ khoảng cách với họ để không bị thôi thúc tương tác với họ, bởi điều này có thể khiến tình cảm bạn dành cho họ thêm sâu đậm.
Ví dụ như, bạn có thể tránh tham dự cùng một cuộc họp hoặc tụ tập với người kia, đặc biệt là nếu bạn biết rằng họ cũng tới. Bạn có thể lên kế hoạch tránh những dịp gặp mặt người đó để bạn không cần phải gần gũi với họ.
Bạn cũng có thể không kết bạn với người đó trên mạng xã hội để khỏi bị cám dỗ xem tiểu sử hay hoạt động của họ. Bằng cách này, bạn sẽ không bị cuốn vào việc theo dõi hoạt động của họ trên Facebook, Instagram hay Tumblr.
2. Lập ranh giới rõ ràng cho bản thân khi ở bên cạnh người đó
Nếu rốt cuộc vẫn phải ở gần người đó, bạn nên lập ranh giới rõ ràng để không bị cảm xúc của bản thân lấn át. Có lẽ bạn nên tránh đụng chạm, ôm ấp hoặc ngồi gần người đó khi họ ở gần bạn. Bạn có thể đứng cách họ một khoảng cách vừa phải cùng với ngôn ngữ cử chỉ khép kín để trông bạn không có vẻ như đang quá thân thiện hay chào đón người đó. Đây có thể là tín hiệu cho họ biết rằng bạn không có hứng thú tình cảm với họ.
Ví dụ như, bạn có thể duy trì ngôn ngữ cơ thể khép kín khi ở bên cạnh người đó bằng cách khoanh tay trước ngực và không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với họ.
3. Đừng chấp nhận những cử chỉ lãng mạn hoặc quà tặng từ người đó
Có thể người đó sẽ tặng quà cho bạn để thể hiện tình cảm của họ dành cho bạn hoặc có những cử chỉ quan tâm đến bạn. Đừng chấp nhận hoặc khuyến khích những hành vi này. Nhận quà hoặc những cử chỉ ân cần từ người đó có thể khuyến khích họ theo đuổi bạn, điều mà bạn sẽ không hề mong muốn nếu bạn đang cố gắng tránh né họ.
Ví dụ như, bạn có thể lịch sự nói “Không, cảm ơn” và từ chối món quà họ cố gắng tặng cho bạn. Hoặc bạn có thể nói, “Không, tôi có thể tự làm được!” hoặc “Cảm ơn, nhưng tôi sẽ tự lo được” nếu họ cố gắng giúp đỡ bạn.
Phương pháp 2: Khép lại cảm xúc của bản thân dành cho người kia
1. Lập danh sách những đặc điểm không tốt của người đó
Việc cắt đứt cảm xúc của bản thân dành cho người kia có thể là một cách khác để bạn không phải lòng họ. Cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân để bạn không cảm thấy bị lấn át hay không thể kiểm soát được khi ở bên cạnh người kia. Hãy lập danh sách những đặc điểm không tốt của họ. Đọc đi đọc lại để những đặc điểm đó khiến bạn cảm thấy nản lòng hoặc xa cách với người kia. Điều này sẽ giúp bạn khỏi rơi vào lưới tình với họ.
Hãy thành thật và nghĩ về những tính cách khá khó chịu hoặc có lẽ sẽ dẫn đến rắc rối của người kia nếu hai bạn đến với nhau. Ví dụ như, bạn có thể viết về người đó rằng: “quá tập trung vào sự nghiệp, trầm tính và hướng nội, khó nói chuyện trong một nhóm đông người”.
2. Xác định tại sao bạn và người kia lại không hợp nhau
Bạn cũng nên nghĩ về việc tại sao bạn và người đó lại không phải là những người bạn đời thích hợp. Có lẽ bạn nên lập một danh sách những phẩm chất không tốt của họ và sau đó viết ra tại sao những phẩm chất đó lại quan trọng đối với bạn và người kia không phải là dành cho bạn. Có lẽ bạn cũng nên viết ra một số ví dụ cụ thể khi bạn và người đó không thật sự hòa hợp hay thấu hiểu nhau. Việc tập trung vào những đặc điểm không tương hợp có thể giúp bạn kết thúc tình cảm đối với người kia và xem họ chỉ như một người bạn.
Ví dụ như, bạn có thể viết: “Chúng tôi không hợp nhau bởi vì người đó muốn tập trung vào sự nghiệp còn tôi lại thích đi du lịch hơn” hoặc “Chúng tôi sẽ không có kết cục tốt đẹp bởi người đó muốn ổn định ở một chỗ còn tôi lại dự định sẽ thường xuyên di chuyển”.
3. Tập trung vào khía cạnh tình bạn trong mối quan hệ
Nếu đã có mối quan hệ bạn bè thân thiết với người kia, bạn có thể thử tập trung vào tình bạn của cả hai thay vì tình yêu. Có lẽ, bạn và người kia rất tâm đầu ý hợp khi là bạn bè. Nhắc nhở bản thân rằng việc theo đuổi người kia có thể dẫn tới cảm giác bị tổn thương và phá hủy tình bạn của cả hai. Có lẽ sau đó bạn sẽ kết luận được rằng tốt hơn hết là nên duy trì mối quan hệ bạn bè với người kia thay vì yêu đương.
Ví dụ như, bạn có thể ngồi xuống và viết ra tất cả những khoảng thời gian vui vẻ hai bạn đã trải qua với tư cách là bạn bè. Sau đó, bạn có thể cân nhắc xem liệu nó có xứng đáng để bạn mạo hiểm đổi tình bạn đầy ý nghĩa và toàn vẹn với người kia thành mối tình lãng mạn hay không.
Phương pháp 3: Tập trung vào nhu cầu và sở thích của bản thân
1. Khiến bản thân phân tâm bằng một sở thích hoặc hoạt động
Bạn có thể né tránh tình cảm dành cho một người bằng cách dành thời gian cho những nhu cầu và sở thích riêng của bản thân thay vì cho họ hoặc cho những suy nghĩ về họ. Đánh lạc hướng bản thân khỏi những tình cảm thương mến bằng việc dành tất cả năng lượng cho một điều mà bạn yêu thích. Hoặc bạn có thể bắt đầu một hoạt động nào đó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức khiến bạn gần như không có thời giờ để nghĩ đến tình cảm mà bạn dành cho ai đó.
Ví dụ như, có lẽ bạn nên dành năng lượng của bản thân vào một sở thích như vẽ tranh, viết lách, chơi nhạc cụ hoặc hát. Bạn cũng có thể bắt đầu tập một hoạt động nào đó như thể thao hoặc tham gia vào một đội nhóm ở trường để lấp thời gian.
2. Tâm sự với bạn bè và người thân
Mặc dù có lẽ bạn muốn giữ những tình cảm đó cho riêng mình, nhưng bạn có thể thử nói chuyện với một vài người thân thiết về cảm xúc của bạn. Hãy kể cho bạn thân của bạn nghe về việc bạn đang cố gắng như thế nào để tránh né tình cảm với một ai đó. Bạn có thể nói chuyện với một người thân trong gia đình về những cảm xúc đối lập của bạn. Thông thường, việc nói chuyện với một ai đó sẵn sàng lắng nghe những cảm xúc mà bạn đang có sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và bối rối.
Có lẽ bạn cũng muốn xin ý kiến từ một người bạn hoặc người thân trong gia đình về hoàn cảnh của bạn. Họ cũng sẽ có thể cho bạn một số lời khuyên hoặc gợi ý về việc bạn nên làm gì để có thể tránh rơi vào lưới tình với người đó.
Ví dụ như, bạn có thể nói với một người bạn rằng, “Tớ có tình cảm với một người nhưng tớ lại không muốn như vậy. Tớ phải làm gì bây giờ?” Hoặc bạn có thể nói với một thành viên trong gia đình rằng, “Em nghĩ rằng em đang yêu một người nhưng em không cho rằng đó là một điều tốt. Chị có lời khuyên nào dành cho em không?”
3. Hãy cân nhắc đến việc nói chuyện với người kia về cảm giác của bạn
Nếu tình cảm bạn dành cho người kia trở nên quá tràn ngập và không thể chối bỏ, có lẽ bạn nên xem xét đến việc nói với họ về những cảm giác của mình. Mặc dù cuộc nói chuyện có thể sẽ khá ngượng nghịu, nhưng việc thành thật về cảm xúc của mình và bộc bạch với người đó có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nó cũng có thể giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội rằng biết đâu người đó cũng có cảm xúc giống như bạn
Nếu quyết định nói chuyện với người đó về cảm giác của mình, bạn nên hỏi người đó xem liệu bạn có thể trực tiếp nói chuyện riêng với họ ở nơi riêng tư hay không. Sau đó, bạn có thể nói với họ rằng “Em nghĩ rằng tình cảm em dành cho anh đang dần phát triển. Em đã cố gắng chối bỏ những cảm xúc này nhưng có lẽ tốt hơn hết là em nên thành thật với anh về những gì mà em đang cảm nhận”.
Phương pháp 1: Tránh né người mà bạn bị thu hút
Một cách để bạn không bị cảm xúc lấn át là duy trì khoảng cách an toàn với người kia nhiều nhất có thể. Điều này đồng nghĩa với việc tránh xa người đó trong các tình huống xã hội như tụ tập cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp. Hoặc bạn có thể tránh mặt người đó khi hai người ở cùng một nơi, như trường học hoặc nơi làm việc. Hãy giữ khoảng cách với họ để không bị thôi thúc tương tác với họ, bởi điều này có thể khiến tình cảm bạn dành cho họ thêm sâu đậm.
Ví dụ như, bạn có thể tránh tham dự cùng một cuộc họp hoặc tụ tập với người kia, đặc biệt là nếu bạn biết rằng họ cũng tới. Bạn có thể lên kế hoạch tránh những dịp gặp mặt người đó để bạn không cần phải gần gũi với họ.
Bạn cũng có thể không kết bạn với người đó trên mạng xã hội để khỏi bị cám dỗ xem tiểu sử hay hoạt động của họ. Bằng cách này, bạn sẽ không bị cuốn vào việc theo dõi hoạt động của họ trên Facebook, Instagram hay Tumblr.
Nếu rốt cuộc vẫn phải ở gần người đó, bạn nên lập ranh giới rõ ràng để không bị cảm xúc của bản thân lấn át. Có lẽ bạn nên tránh đụng chạm, ôm ấp hoặc ngồi gần người đó khi họ ở gần bạn. Bạn có thể đứng cách họ một khoảng cách vừa phải cùng với ngôn ngữ cử chỉ khép kín để trông bạn không có vẻ như đang quá thân thiện hay chào đón người đó. Đây có thể là tín hiệu cho họ biết rằng bạn không có hứng thú tình cảm với họ.
Ví dụ như, bạn có thể duy trì ngôn ngữ cơ thể khép kín khi ở bên cạnh người đó bằng cách khoanh tay trước ngực và không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với họ.
Có thể người đó sẽ tặng quà cho bạn để thể hiện tình cảm của họ dành cho bạn hoặc có những cử chỉ quan tâm đến bạn. Đừng chấp nhận hoặc khuyến khích những hành vi này. Nhận quà hoặc những cử chỉ ân cần từ người đó có thể khuyến khích họ theo đuổi bạn, điều mà bạn sẽ không hề mong muốn nếu bạn đang cố gắng tránh né họ.
Ví dụ như, bạn có thể lịch sự nói “Không, cảm ơn” và từ chối món quà họ cố gắng tặng cho bạn. Hoặc bạn có thể nói, “Không, tôi có thể tự làm được!” hoặc “Cảm ơn, nhưng tôi sẽ tự lo được” nếu họ cố gắng giúp đỡ bạn.
Phương pháp 2: Khép lại cảm xúc của bản thân dành cho người kia
Việc cắt đứt cảm xúc của bản thân dành cho người kia có thể là một cách khác để bạn không phải lòng họ. Cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân để bạn không cảm thấy bị lấn át hay không thể kiểm soát được khi ở bên cạnh người kia. Hãy lập danh sách những đặc điểm không tốt của họ. Đọc đi đọc lại để những đặc điểm đó khiến bạn cảm thấy nản lòng hoặc xa cách với người kia. Điều này sẽ giúp bạn khỏi rơi vào lưới tình với họ.
Hãy thành thật và nghĩ về những tính cách khá khó chịu hoặc có lẽ sẽ dẫn đến rắc rối của người kia nếu hai bạn đến với nhau. Ví dụ như, bạn có thể viết về người đó rằng: “quá tập trung vào sự nghiệp, trầm tính và hướng nội, khó nói chuyện trong một nhóm đông người”.
Bạn cũng nên nghĩ về việc tại sao bạn và người đó lại không phải là những người bạn đời thích hợp. Có lẽ bạn nên lập một danh sách những phẩm chất không tốt của họ và sau đó viết ra tại sao những phẩm chất đó lại quan trọng đối với bạn và người kia không phải là dành cho bạn. Có lẽ bạn cũng nên viết ra một số ví dụ cụ thể khi bạn và người đó không thật sự hòa hợp hay thấu hiểu nhau. Việc tập trung vào những đặc điểm không tương hợp có thể giúp bạn kết thúc tình cảm đối với người kia và xem họ chỉ như một người bạn.
Ví dụ như, bạn có thể viết: “Chúng tôi không hợp nhau bởi vì người đó muốn tập trung vào sự nghiệp còn tôi lại thích đi du lịch hơn” hoặc “Chúng tôi sẽ không có kết cục tốt đẹp bởi người đó muốn ổn định ở một chỗ còn tôi lại dự định sẽ thường xuyên di chuyển”.
Nếu đã có mối quan hệ bạn bè thân thiết với người kia, bạn có thể thử tập trung vào tình bạn của cả hai thay vì tình yêu. Có lẽ, bạn và người kia rất tâm đầu ý hợp khi là bạn bè. Nhắc nhở bản thân rằng việc theo đuổi người kia có thể dẫn tới cảm giác bị tổn thương và phá hủy tình bạn của cả hai. Có lẽ sau đó bạn sẽ kết luận được rằng tốt hơn hết là nên duy trì mối quan hệ bạn bè với người kia thay vì yêu đương.
Ví dụ như, bạn có thể ngồi xuống và viết ra tất cả những khoảng thời gian vui vẻ hai bạn đã trải qua với tư cách là bạn bè. Sau đó, bạn có thể cân nhắc xem liệu nó có xứng đáng để bạn mạo hiểm đổi tình bạn đầy ý nghĩa và toàn vẹn với người kia thành mối tình lãng mạn hay không.
Phương pháp 3: Tập trung vào nhu cầu và sở thích của bản thân
Bạn có thể né tránh tình cảm dành cho một người bằng cách dành thời gian cho những nhu cầu và sở thích riêng của bản thân thay vì cho họ hoặc cho những suy nghĩ về họ. Đánh lạc hướng bản thân khỏi những tình cảm thương mến bằng việc dành tất cả năng lượng cho một điều mà bạn yêu thích. Hoặc bạn có thể bắt đầu một hoạt động nào đó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức khiến bạn gần như không có thời giờ để nghĩ đến tình cảm mà bạn dành cho ai đó.
Ví dụ như, có lẽ bạn nên dành năng lượng của bản thân vào một sở thích như vẽ tranh, viết lách, chơi nhạc cụ hoặc hát. Bạn cũng có thể bắt đầu tập một hoạt động nào đó như thể thao hoặc tham gia vào một đội nhóm ở trường để lấp thời gian.
Mặc dù có lẽ bạn muốn giữ những tình cảm đó cho riêng mình, nhưng bạn có thể thử nói chuyện với một vài người thân thiết về cảm xúc của bạn. Hãy kể cho bạn thân của bạn nghe về việc bạn đang cố gắng như thế nào để tránh né tình cảm với một ai đó. Bạn có thể nói chuyện với một người thân trong gia đình về những cảm xúc đối lập của bạn. Thông thường, việc nói chuyện với một ai đó sẵn sàng lắng nghe những cảm xúc mà bạn đang có sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và bối rối.
Có lẽ bạn cũng muốn xin ý kiến từ một người bạn hoặc người thân trong gia đình về hoàn cảnh của bạn. Họ cũng sẽ có thể cho bạn một số lời khuyên hoặc gợi ý về việc bạn nên làm gì để có thể tránh rơi vào lưới tình với người đó.
Ví dụ như, bạn có thể nói với một người bạn rằng, “Tớ có tình cảm với một người nhưng tớ lại không muốn như vậy. Tớ phải làm gì bây giờ?” Hoặc bạn có thể nói với một thành viên trong gia đình rằng, “Em nghĩ rằng em đang yêu một người nhưng em không cho rằng đó là một điều tốt. Chị có lời khuyên nào dành cho em không?”
Nếu tình cảm bạn dành cho người kia trở nên quá tràn ngập và không thể chối bỏ, có lẽ bạn nên xem xét đến việc nói với họ về những cảm giác của mình. Mặc dù cuộc nói chuyện có thể sẽ khá ngượng nghịu, nhưng việc thành thật về cảm xúc của mình và bộc bạch với người đó có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nó cũng có thể giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội rằng biết đâu người đó cũng có cảm xúc giống như bạn
Nếu quyết định nói chuyện với người đó về cảm giác của mình, bạn nên hỏi người đó xem liệu bạn có thể trực tiếp nói chuyện riêng với họ ở nơi riêng tư hay không. Sau đó, bạn có thể nói với họ rằng “Em nghĩ rằng tình cảm em dành cho anh đang dần phát triển. Em đã cố gắng chối bỏ những cảm xúc này nhưng có lẽ tốt hơn hết là em nên thành thật với anh về những gì mà em đang cảm nhận”.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW