lannt276
Thành viên
- Tham gia
- 2/7/2013
- Bài viết
- 38
Một báo cáo gần đây về sự cam kết của nhân viên đã công bố những số liệu gây sốc. Chỉ 31% nhân viên cam kết với công việc! Vậy những nhân viên không cam kết có giá trị gì với công ty của bạn? Sụt giảm năng suất là câu trả lời hiển nhiên, nhưng sự sụt giảm năng suất còn vượt qua phạm vi của chính nhân viên đó. Thậm chí những nhân viên giỏi nhất cũng có thể cảm thấy thất vọng khi đồng nghiệp không thể vượt qua sức ì của bản thân, dẫn đến sụt giảm năng suất của cả công ty!
Sự cam kết của nhân viên không phải là sự hài lòng hay vui sướng của nhân viên, vậy đó là gì? Trong một bài viết trên tạp chí Forbes, Kevin Kruise đã định nghĩa sự cam kết của nhân viên chính là sự cam kết về mặt cảm xúc mà nhân viên đó dành cho công ty và các mục tiêu chung. Kruse viết: “Sự cam kết về mặt cảm xúc nghĩa là các nhân viên cam kết thực sự quan tâm về công việc của họ và công ty. Họ không làm việc chỉ để nhận lương, hay chỉ để thăng tiến mà còn làm việc vì các mục tiêu của công ty.”
Vậy công ty của bạn có thể tạo ra lực lượng lao động có nhiều nhân viên cam kết hơn bằng cách nào? Dưới đây là một số gợi ý từ tổ chức Northeast Human Resources:
Đối thoại hai chiều – Nhiều công ty thực hiện rất tốt hoạt động truyền thông từ cấp quản lý xuống nhân viên. Tuy nhiên, nhiều công ty khác thiếu nền tảng hiệu quả trong việc nhận phản hồi từ nhân viên. Điều quan trọng là các quản lý tiếp xúc trực tiếp lẫn ban giám đốc đều cần nghe thấy được những gì các nhân viên muốn nói. Họ có thể làm sáng tỏ những vấn đề mà ban giám đốc không nhận thức được, bộc lộ những lời than phiền và để cấp trên biết những cách làm nào khả thi hay không khả thi. Hãy nhớ rằng, phản hồi chỉ có hiệu quả nhất khi được nêu lên ngay lập tức. Khi nhân viên làm việc vượt mức mong đợi, hãy chắc rằng bạn cho họ biết mình làm việc tốt như thế nào và những đóng góp quý báu mà họ mang lại cho công ty. Tương tự như đối với những lời khiển trách, các nhân viên cần biết khi họ làm sai trong thời gian nhanh nhất để họ có thể sửa chữa.
Các nhân viên hiểu được vai trò của họ – Hãy chắc chắn rằng các nhân viên hiểu được các mục tiêu của công ty và để họ biết họ ở đâu trong kế hoạch đi đến thành công của bạn. Hãy để các nhân viên biết những năng lực và kĩ năng nào sẽ giúp công ty bạn phát triển và giúp những nhân viên đó nâng cao kĩ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của công ty. Hãy hỗ trợ để các nhân viên luôn tham gia các hoạt động tập huấn và đào tạo một cách dễ dàng. Như vậy, họ sẽ luôn được cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực của công ty.
Sự tin tưởng – nếu các quản lý liên tục thay đổi chỉ đạo và thất hứa, nhân viên sẽ mất lòng tin ở họ. Việc các nhân viên thấy được toàn cảnh vấn đề là rất quan trọng, nhưng đồng thời các quản lý cũng phải thấy được điều đó. Việc này sẽ giúp cho họ giữ được lòng tin của nhân viên và bảo đảm thành công của công ty. Tuy nhiên, điều này không chỉ liên quan đến các quản lý trực tiếp. Các nghiên cứu cho thấy lòng tin của nhân viên đối với các giám đốc có tác động gấp hai lần lên mức độ cam kết so với lòng tin dành cho các quản lý cấp trung. Các quản lý cấp cao cần chiếm được lòng tin của mọi người trong công ty để thành công.
Sự chia sẻ trách nhiệm – Khi các nhân viên tham gia vào quy trình ra quyết định, họ cảm thấy có giá trị hơn trong công ty và trở nên cam kết hơn. Bằng cách đẩy việc quyết định xuống cấp thấp nhất có thể, bạn sẽ tạo ra sự cam kết ở mỗi cấp độ nhân viên trong công ty. Sự cam kết của nhân viên bắt đầu từ ngày đầu tiên họ đến công ty. Hãy chắc chắn bạn có chương trình tập huấn cho các nhân viên mới. Ngày đầu tiên nhân viên làm việc tại công ty có tính then chốt trong việc xác định mức độ cam kết mà nhân viên sẽ có được trong những năm tiếp theo. Hãy giao nhân viên mới cho một nhân viên cũ đáng tin cậy mà bạn cảm thấy là tiêu biểu cho các giá trị của công ty. Cá nhân này có thể giúp nhân viên mới định vị được trong những ngày bỡ ngỡ đầu tiên trong công việc và giúp họ học cách làm việc.
Một cách khác để đảm bảo rằng nhân viên luôn cam kết trong suốt thời gian làm việc tại công ty chính là hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Hãy tổ chức một cuộc gặp giữa các quản lý và nhân viên để thảo luận về cơ hội phát triển nghề nghiệp và kế hoạch tương lai của họ. Điều này có thể giúp các quản lý phát hiện những nhân viên không phù hợp với một số vị trí và điều chỉnh vấn đề trước khi họ rời bỏ công ty.
Bằng cách thực hiện những bước cần thiết để giúp các nhân viên cam kết, bạn đã giúp họ vui vẻ hơn, có năng suất cao hơn và làm việc chăm chỉ hơn cho công ty vì họ quan tâm hơn đến sự phát triển của công ty.
Để đọc thêm các bài viết chất lượng khác về kỹ năng lãnh đạo cũng như kỹ năng nhân sự, các bạn tham khảo tại đây nhé: https://eduviet.vn/index.php/Kien-thuc-nhan-su/Page-2.html
Sự cam kết của nhân viên không phải là sự hài lòng hay vui sướng của nhân viên, vậy đó là gì? Trong một bài viết trên tạp chí Forbes, Kevin Kruise đã định nghĩa sự cam kết của nhân viên chính là sự cam kết về mặt cảm xúc mà nhân viên đó dành cho công ty và các mục tiêu chung. Kruse viết: “Sự cam kết về mặt cảm xúc nghĩa là các nhân viên cam kết thực sự quan tâm về công việc của họ và công ty. Họ không làm việc chỉ để nhận lương, hay chỉ để thăng tiến mà còn làm việc vì các mục tiêu của công ty.”
Vậy công ty của bạn có thể tạo ra lực lượng lao động có nhiều nhân viên cam kết hơn bằng cách nào? Dưới đây là một số gợi ý từ tổ chức Northeast Human Resources:
Đối thoại hai chiều – Nhiều công ty thực hiện rất tốt hoạt động truyền thông từ cấp quản lý xuống nhân viên. Tuy nhiên, nhiều công ty khác thiếu nền tảng hiệu quả trong việc nhận phản hồi từ nhân viên. Điều quan trọng là các quản lý tiếp xúc trực tiếp lẫn ban giám đốc đều cần nghe thấy được những gì các nhân viên muốn nói. Họ có thể làm sáng tỏ những vấn đề mà ban giám đốc không nhận thức được, bộc lộ những lời than phiền và để cấp trên biết những cách làm nào khả thi hay không khả thi. Hãy nhớ rằng, phản hồi chỉ có hiệu quả nhất khi được nêu lên ngay lập tức. Khi nhân viên làm việc vượt mức mong đợi, hãy chắc rằng bạn cho họ biết mình làm việc tốt như thế nào và những đóng góp quý báu mà họ mang lại cho công ty. Tương tự như đối với những lời khiển trách, các nhân viên cần biết khi họ làm sai trong thời gian nhanh nhất để họ có thể sửa chữa.
Các nhân viên hiểu được vai trò của họ – Hãy chắc chắn rằng các nhân viên hiểu được các mục tiêu của công ty và để họ biết họ ở đâu trong kế hoạch đi đến thành công của bạn. Hãy để các nhân viên biết những năng lực và kĩ năng nào sẽ giúp công ty bạn phát triển và giúp những nhân viên đó nâng cao kĩ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của công ty. Hãy hỗ trợ để các nhân viên luôn tham gia các hoạt động tập huấn và đào tạo một cách dễ dàng. Như vậy, họ sẽ luôn được cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực của công ty.
Sự tin tưởng – nếu các quản lý liên tục thay đổi chỉ đạo và thất hứa, nhân viên sẽ mất lòng tin ở họ. Việc các nhân viên thấy được toàn cảnh vấn đề là rất quan trọng, nhưng đồng thời các quản lý cũng phải thấy được điều đó. Việc này sẽ giúp cho họ giữ được lòng tin của nhân viên và bảo đảm thành công của công ty. Tuy nhiên, điều này không chỉ liên quan đến các quản lý trực tiếp. Các nghiên cứu cho thấy lòng tin của nhân viên đối với các giám đốc có tác động gấp hai lần lên mức độ cam kết so với lòng tin dành cho các quản lý cấp trung. Các quản lý cấp cao cần chiếm được lòng tin của mọi người trong công ty để thành công.
Sự chia sẻ trách nhiệm – Khi các nhân viên tham gia vào quy trình ra quyết định, họ cảm thấy có giá trị hơn trong công ty và trở nên cam kết hơn. Bằng cách đẩy việc quyết định xuống cấp thấp nhất có thể, bạn sẽ tạo ra sự cam kết ở mỗi cấp độ nhân viên trong công ty. Sự cam kết của nhân viên bắt đầu từ ngày đầu tiên họ đến công ty. Hãy chắc chắn bạn có chương trình tập huấn cho các nhân viên mới. Ngày đầu tiên nhân viên làm việc tại công ty có tính then chốt trong việc xác định mức độ cam kết mà nhân viên sẽ có được trong những năm tiếp theo. Hãy giao nhân viên mới cho một nhân viên cũ đáng tin cậy mà bạn cảm thấy là tiêu biểu cho các giá trị của công ty. Cá nhân này có thể giúp nhân viên mới định vị được trong những ngày bỡ ngỡ đầu tiên trong công việc và giúp họ học cách làm việc.
Một cách khác để đảm bảo rằng nhân viên luôn cam kết trong suốt thời gian làm việc tại công ty chính là hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Hãy tổ chức một cuộc gặp giữa các quản lý và nhân viên để thảo luận về cơ hội phát triển nghề nghiệp và kế hoạch tương lai của họ. Điều này có thể giúp các quản lý phát hiện những nhân viên không phù hợp với một số vị trí và điều chỉnh vấn đề trước khi họ rời bỏ công ty.
Bằng cách thực hiện những bước cần thiết để giúp các nhân viên cam kết, bạn đã giúp họ vui vẻ hơn, có năng suất cao hơn và làm việc chăm chỉ hơn cho công ty vì họ quan tâm hơn đến sự phát triển của công ty.
Để đọc thêm các bài viết chất lượng khác về kỹ năng lãnh đạo cũng như kỹ năng nhân sự, các bạn tham khảo tại đây nhé: https://eduviet.vn/index.php/Kien-thuc-nhan-su/Page-2.html