Làm sao để giảm cơn đâu căng cơ bắp chân?

ChauLe2

Thành viên
Tham gia
8/1/2023
Bài viết
0
Căng cơ bắp chân là tình trạng thường gặp do tập luyện thể thao, do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các cách giảm đau cơ bắp chân như nghỉ ngơi thư giãn, chườm lạnh, dùng thuốc,... đều có hiệu quả tích cực.

1. Đau cơ bắp chân là gì, do nguyên nhân gì?​


Đau cơ (hay đau nhức cơ bắp) là tình trạng nhóm cơ bắp chân bị căng buốt hoặc co rút, gây triệu chứng đau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ bắp chân, chủ yếu là:
  • Do hoạt động thể chất:
Tình trạng đau cơ bắp chân sau khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc sau khi làm việc nhà,... là điều hết sức bình thường. Bạn sẽ dễ bị đau hơn nếu mới vận động lại sau một khoảng thời gian lười vận động hoặc thực hiện những hoạt động mạnh hơn bình thường. Ví dụ như bạn chạy tới vài km trong khi những ngày trước đó chỉ đi bộ cự ly gần. Những thay đổi trong thói quen vận động có thể gây ra một số tổn thương trong các sợi cơ và mô liên kết. Do đó, thường sau khoảng 1 ngày tập luyện, bạn sẽ cảm thấy đau nhức bắp chân.
Nếu do nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng. Các cơn đau sẽ giảm bớt sau mỗi ngày. Khi cơ bắp quen dần với cường độ luyện tập thì sẽ càng trở nên khỏe mạnh hơn. Khi đó, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức như ban đầu.
  • Do bệnh lý:
Đau nhức cơ bắp chân có thể là triệu chứng đi kèm của một số bệnh như: Viêm bì cơ, viêm đa cơ, lupus,... Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào song song với đau cơ bắp chân, bạn nên đi bệnh viện để được kiểm tra ngay.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc nhóm statin hoặc cocain có thể gây đau nhức cơ bắp và mệt mỏi trong quá trình sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của chúng để có biện pháp ứng phó, tránh gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hằng ngày.

2. Các cách giảm đau cơ bắp chân đơn giản, dễ áp dụng​


2.1 Cách giảm căng cơ bắp chân bằng việc nghỉ ngơi​

Cách làm giảm đau cơ đơn giản, hiệu quả nhất chính là nghỉ ngơi tại nhà. Hầu như những người bị đau nhức cơ bắp chân sau khi tập thể dục sẽ hồi phục sau khoảng 5 - 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số hoạt động để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đó là: Xoa bóp cơ, thư giãn trong hồ bơi, ngâm mình trong bồn tắm nước ấm,...

2.2 Uống nhiều nước, bổ sung ion​

Nước chiếm tỷ lệ tới hơn 70% của cơ thể con người. Mất nước là nguyên nhân chính gây đau nhức cơ bắp kéo dài. Do đó, việc bổ sung nước là cần thiết để phục hồi, giảm đau nhanh hơn. Ngoài ra, người bị đau cơ bắp chân có thể bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất để tăng cường khả năng trao đổi chất và cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, những người thường xuyên chơi thể thao hoặc làm việc nặng cần nhiều sức lực thì nên uống nhiều nước hoặc sử dụng các loại nước bù ion để gìn giữ sức khỏe.

2.3 Cách giảm đau cơ bắp chân bằng chườm lạnh​

Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để làm giảm đau cơ bắp chân. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi muốn làm giảm triệu chứng đau cấp tính. Liệu pháp lạnh cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp chấn thương khác, không chỉ ở bắp chân.
Bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đựng nước đá áp lên vùng tổn thương. Việc này giúp quá trình lưu thông máu ở đó chậm lại, hạn chế tình trạng chảy máu. Đồng thời, hơi lạnh cũng giúp giảm đau, giảm sưng tấy và hạn chế căng cơ. Biện pháp này có thể áp dụng nhiều lần khi người bệnh cảm thấy đau bắp chân. Nó không có tác dụng phụ và không gây biến chứng.
Chườm lạnh giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả trong vòng 48 giờ sau khi tập luyện. Bạn nên chườm tại chỗ trong vòng 20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày. Sau khoảng thời gian trên thì cách này ít hiệu quả và bạn nên chuyển sang chườm nóng.

Cách làm giảm đau bắp chân bằng chườm nóng​

Bạn hãy sử dụng túi nước ấm hoặc khăn ấm, chườm lên vị trí cơ bắp bị đau nhức kéo dài, giúp giãn cơ và giảm co rút cơ. Nhờ đó, những cơn đau nhức cơ bắp chân sẽ giảm đáng kể. Bạn nên thực hiện chườm nóng khoảng 10 -15 phút là đủ để thư giãn cơ bắp. Người bệnh giãn tĩnh mạch không nên chườm quá lâu để tránh tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.

2.5 Cách giảm đau bắp chân bằng tắm muối, tắm thảo dược​

Trong các cách giảm đau cơ bắp chân, không thể bỏ qua 2 liệu pháp sau:

  • Tắm muối Epson: Ngâm mình trong bồn nước ấm có pha thêm muối Epson giúp giảm đau cơ và giảm viêm hiệu quả, giảm các cơn đau nhức ở cơ bắp. Đồng thời, nhiệt độ và hơi ẩm từ bồn tắm cũng kích thích tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn;
  • Tắm thảo dược: Các loại thảo dược dễ tìm như bạch đàn, oải hương,... hoàn toàn có thể cho vào nước tắm để giảm đau bắp chân. Chúng là những vị thuốc có thành phần kháng viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng căng cơ. Tinh chất từ thảo dược dễ dàng thẩm thấu qua các tế bào da và mô mỡ, giúp trị bệnh nhanh chóng, lâu dài. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp người bệnh thư giãn tinh thần, hỗ trợ phục hồi tổn thương.

Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ không kê đơn​

Với trường hợp đau nhức cơ bắp chân kéo dài, mức độ đau nghiêm trọng, không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp thư giãn thông thường thì người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ không kê đơn. Nên ưu tiên thuốc giảm đau cơ bắp và kháng viêm có chứa Ibuprofen và Paracetamol. Dù vậy, bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về cách dùng và liều dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
 
×
Quay lại
Top Bottom