Lạm phát cơ cấu là lạm phát gây nên do cơ cấu. Ví dụ, một ngành kinh doanh có hiệu quả, có lãi thì doanh nghiệp sẽ tăng tiền công "danh nghĩa" cho người lao động. Các nhóm ngành khác theo xu thế buộc phải tăng dần theo, trong khi đó có các nhóm ngành lại kinh doanh không hiệu quả. Điều này vô tình đẩy các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả đó phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận và từ đó phát sinh lạm phát.
Theo mình tìm hiểu thì lạm phát cơ cấu là lạm phát nảy sinh do mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích lũy & tiêu dùng, giữa công nghiệp & nông nghiệp...). Còn theo ý của nhipcautre0904 nếu doanh nghiệp kinh doanh tăng giá thành của sản phẩm không bán chạy làm mức cung vượt cầu, mình nghĩ có khả năng dẫn đến lạm phát cầu kéo hơn