missu0214
Thành viên
- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 13
Một chuyên gia tâm lý đã phát biểu: “Việc làm mẹ đơn thân là một trong ba xu hướng toàn cầu. Đó là sự gia tăng số người độc thân (cả nam và nữ) trong xã hội. Hôn nhân hiện đại với một số người có quá nhiều rủi ro”. Xót xa quá! Từ bao giờ mà “nuôi con một mình” trở thành “xu hướng”? Từ khi nào mà “thụ tinh nhân tạo” trở thành lựa chọn của những cô gái trẻ mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân như vậy? Một lần ngồi xuống đây và lắng nghe những chia sẻ này, mong bạn sẽ thay đổi suy nghĩ “làm mẹ đơn thân” trong tương lai của chính mình….
Những nỗi vất vả trong cuộc sống
Ví dụ kế hoạch của các bạn thế này (bỏ qua những điều tiếng xã hội và nỗi đau trong thâm tâm bố mẹ bạn) : 26 tuổi, thụ tinh nhân tạo, mang thai, 27 tuổi sinh con và nuôi con khôn lớn để sau này con trả hiếu chăm lo lại cho mình. Nhưng nghĩ kĩ xem, để con bạn có thể đủ vững chãi và chăm sóc được cho mẹ nó thì ít ra nó cũng sẽ phải ở tuổi của bạn bây giờ, tức là 27 năm nữa. Trong 27 năm đó, bạn sẽ làm tất cả mọi việc một mình ? Cho con ăn, đưa con đi học, chăm sóc con khi con bệnh, vừa làm việc nhà cửa, vừa đối mặt với những cảm xúc chông chênh khi đến tháng hay những lúc cô đơn, vừa hoàn thành tốt những công việc ở công ty?
Hơn nữa, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, biết đâu sau này có những chuyện bất ngờ xảy đến khiến cuộc sống của bạn thay đổi 360 độ, đến lúc đó, bạn biết bám víu vào ai? Lúc đó cơ thể, tâm hồn bạn còn chưa được đảm bảo vẹn toàn thì bạn còn đủ mạnh mẽ để lo cho con bạn không?!
Sự thiệt thòi trong cuộc sống và những thương tổn trong tâm hồn con trẻ
Bạn sẽ đối mặt thế nào khi một ngày con bạn đã lớn và chúng hỏi bạn: “Mẹ ơi, bố đâu rồi”? hay “Sao bạn con đứa nào cũng có bố mà con thì không hả mẹ?”. Bạn sẽ trả lời: “Bố con đi làm xa, sắp về rồi”? hay bạn sẽ cố chống chế: “ Bố con mất rồi con ạ”? Tất cả những lời nói đấy không nhiều thì ít cũng sẽ làm tổn thương những tâm hồn non trẻ đang khao khát yêu thương vẹn tròn từ mẹ và bố. Vậy sẽ đau xót và đáng thương lắm.
Và sẽ có những đứa trẻ được sinh ra với bản chất nam tính, ngông nghênh, nên dù có cố gắng cách mấy bạn không thể rèn dũa và dạy bảo chúng nổi vì bạn không bao giờ thay thế được một người cha thực thụ.
Làm mẹ đơn thân luôn khó khăn hơn bạn tưởng
“Lãnh cảm hóa” bản thân
Vì đã từng bị phản bội trong tình yêu nên bạn mất niềm tin hoàn toàn vào tình cảm. Bạn từ chối tất cả những vòng tay rộng mở vì bạn và chọn làm mẹ đơn thân để bảo vệ trái tim của chính mình. Tất cả những cảm giác “cần một ai đó”, “muốn nghe lời yêu thương” rồi sẽ bị mai một đi khi bạn cứ quay quắt với con cái và cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Trái tim bạn sẽ bị chính bạn và lựa chọn đó của bạn “lãnh cảm hóa” dần dần cho đến lúc nó lãnh đạm hoàn toàn.
Nhưng bạn à,bản chất muốn được yêu thương của phụ nữ muôn đời ko thể thay đổi. Cho dù bạn đã cố né tránh việc phải gắn mình với một ai đó, đồng thời tránh luôn những tổn thương họ sẽ gây ra cho bạn nhưng trong thâm tâm bạn vẫn luôn cần một điểm tựa. Bạn không thể tránh khỏi những cảm giác tủi thân khi nhìn thấy chúng bạn có một gia đình ấm êm đầy đủ, hay cảm giác cần một lời động viên và một cánh tay rám nắng chìa ra vực dậy những lúc khó khăn.
Vậy thì vì tất cả những điều ở trên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm mẹ đơn thân nhé. Cuộc sống đã có đủ những cay đắng rồi!
Những nỗi vất vả trong cuộc sống
Ví dụ kế hoạch của các bạn thế này (bỏ qua những điều tiếng xã hội và nỗi đau trong thâm tâm bố mẹ bạn) : 26 tuổi, thụ tinh nhân tạo, mang thai, 27 tuổi sinh con và nuôi con khôn lớn để sau này con trả hiếu chăm lo lại cho mình. Nhưng nghĩ kĩ xem, để con bạn có thể đủ vững chãi và chăm sóc được cho mẹ nó thì ít ra nó cũng sẽ phải ở tuổi của bạn bây giờ, tức là 27 năm nữa. Trong 27 năm đó, bạn sẽ làm tất cả mọi việc một mình ? Cho con ăn, đưa con đi học, chăm sóc con khi con bệnh, vừa làm việc nhà cửa, vừa đối mặt với những cảm xúc chông chênh khi đến tháng hay những lúc cô đơn, vừa hoàn thành tốt những công việc ở công ty?
Hơn nữa, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, biết đâu sau này có những chuyện bất ngờ xảy đến khiến cuộc sống của bạn thay đổi 360 độ, đến lúc đó, bạn biết bám víu vào ai? Lúc đó cơ thể, tâm hồn bạn còn chưa được đảm bảo vẹn toàn thì bạn còn đủ mạnh mẽ để lo cho con bạn không?!
Sự thiệt thòi trong cuộc sống và những thương tổn trong tâm hồn con trẻ
Bạn sẽ đối mặt thế nào khi một ngày con bạn đã lớn và chúng hỏi bạn: “Mẹ ơi, bố đâu rồi”? hay “Sao bạn con đứa nào cũng có bố mà con thì không hả mẹ?”. Bạn sẽ trả lời: “Bố con đi làm xa, sắp về rồi”? hay bạn sẽ cố chống chế: “ Bố con mất rồi con ạ”? Tất cả những lời nói đấy không nhiều thì ít cũng sẽ làm tổn thương những tâm hồn non trẻ đang khao khát yêu thương vẹn tròn từ mẹ và bố. Vậy sẽ đau xót và đáng thương lắm.
Và sẽ có những đứa trẻ được sinh ra với bản chất nam tính, ngông nghênh, nên dù có cố gắng cách mấy bạn không thể rèn dũa và dạy bảo chúng nổi vì bạn không bao giờ thay thế được một người cha thực thụ.
Làm mẹ đơn thân luôn khó khăn hơn bạn tưởng
“Lãnh cảm hóa” bản thân
Vì đã từng bị phản bội trong tình yêu nên bạn mất niềm tin hoàn toàn vào tình cảm. Bạn từ chối tất cả những vòng tay rộng mở vì bạn và chọn làm mẹ đơn thân để bảo vệ trái tim của chính mình. Tất cả những cảm giác “cần một ai đó”, “muốn nghe lời yêu thương” rồi sẽ bị mai một đi khi bạn cứ quay quắt với con cái và cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Trái tim bạn sẽ bị chính bạn và lựa chọn đó của bạn “lãnh cảm hóa” dần dần cho đến lúc nó lãnh đạm hoàn toàn.
Nhưng bạn à,bản chất muốn được yêu thương của phụ nữ muôn đời ko thể thay đổi. Cho dù bạn đã cố né tránh việc phải gắn mình với một ai đó, đồng thời tránh luôn những tổn thương họ sẽ gây ra cho bạn nhưng trong thâm tâm bạn vẫn luôn cần một điểm tựa. Bạn không thể tránh khỏi những cảm giác tủi thân khi nhìn thấy chúng bạn có một gia đình ấm êm đầy đủ, hay cảm giác cần một lời động viên và một cánh tay rám nắng chìa ra vực dậy những lúc khó khăn.
Vậy thì vì tất cả những điều ở trên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm mẹ đơn thân nhé. Cuộc sống đã có đủ những cay đắng rồi!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: