- Tham gia
- 2/1/2013
- Bài viết
- 24
Làm lành với hôn nhân
Ngay khi tự truyện " Ăn, cầu nguyện, yêu" kết thúc, mang lại cho nữ nhà văn tóc vàng địa vị tác giả best-seller với 9 triệu bản in trên toàn cầu, Elizabeth Gilbert lại xuất hiện cùng tác phẩm mới. “Chính xác là cái mà tôi cần phải viết!” - cô đã nói như thế về
"Làm lành với hôn nhân".
Tên sách: Làm lành với hôn nhân
Tác giả: Elizabeth Gilbert
Lẽ ra đã chẳng có cuộc hôn nhân nào cần được cân nhắc nếu tình yêu của họ không bị Cục An ninh nội địa Mỹ ngăn trở: nguy cơ khủng bố và chính sách thắt chặt an ninh của đất nước này đã khiến những chuyến vào Mỹ liên tục theo thị thực ngắn hạn của Felipe trở nên quá khả nghi, rốt cuộc khiến anh bị cấm cửa. Kết hôn với Liz, nữ công dân Mỹ mẫu mực, trở thành tấm vé hợp pháp duy nhất giúp họ ở bên nhau.
Có điều cả hai bọn họ đều từng trải qua cuộc hỗn chiến ly dị. Trong lòng họ vẫn còn đầy thương tích hôn nhân. Vì thế một lần kết hôn nữa, nếu có, cần phải là một quyết định của lý trí hơn là của những nhịp đập thuần túy yêu đương. Vậy là trong thời gian chờ “chạy giấy tờ” với cơ quan chức năng Mỹ, đôi tình nhân đã lang bạt khắp thế giới như những kẻ vô gia cư chính cống, và Liz tranh thủ tìm hiểu về hôn nhân và ly hôn trên mọi phương diện ở bất cứ nơi nào họ đi qua, bởi“có lẽ sẽ là khôn ngoan nếu bỏ chút công sức để khám phá bí ẩn thực sự của hôn nhân, một điều thiêng liêng nhân danh Chúa và lịch sử nhân loại, một điều có thể làm người ta trở nên ngớ ngẩn, gây ra đau khổ dằn vặt, chứa đầy những mâu thuẫn nội tại, nhưng con người vẫn kiên trì chịu đựng”. Và tình cờ thay, điểm đến đầu tiên của họ là vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Chắc hẳn chẳng phải tình cờ mà người H’mông ly hôn ít hơn nhiều so với người Mỹ. Phỏng vấn một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng này, Liz gần như đã đi tới kết luận rằng cấu trúc gia đình của họ đã trở nên vững chắc nhờ kỳ vọng cực thấp vào hạnh phúc cá nhân, nếu từ “cá nhân” có bất kỳ ý nghĩa nào ở đó. Khi được hỏi“ông ấy có phải người chồng tốt không”, bà lão chỉ trả lời, “Ông ấy không phải người chồng tốt, cũng không phải người chồng xấu. Ông ấy chỉ đơn thuần là một người chồng. Ông ấy cư xử như mọi ông chồng”. Câu trả lời “nghe như thể từ 'chồng' có hàm ý chỉ một loại nghề nghiệp, thậm chí có thể là một chủng loài, rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa đại diện cho một cá nhân nào đó chuyên gây đau khổ hoặc mang lại niềm vui”. Đó rõ ràng là một xã hội không tôn thờ Sự Lựa Chọn Cá Nhân, mà là Vai Trò Của Cá Nhân. Cứ nhìn vào thành tích hôn nhân của những người H’Mông và người phương Tây thì thấy có vẻ như cách của những người dân tộc thiểu số kia có vẻ hiệu quả hơn. Đã quá muộn cho bất kỳ ai trong chúng ta trở thành người H’Mông với cuộc sống như thể thời gian không hề trôi đi được chút nào kể từ 4000 năm trước, và dù không ai muốn đổi chỗ của mình với một người H’Mông, nhưng rõ ràng cách sống của họ đã chiếu một luồng sáng vào cái góc tối mà không ai trong chúng ta muốn thừa nhận: chúng ta luôn đòi hỏi quá nhiều, “chất quá nhiều kỳ vọng lên chiếc thuyền hôn nhẫn cũ kỹ cọt kẹt, nặng hơn trọng tải thiết kế (…) ban đầu”.
Như một nhà nhân học, một nhà xã hội học, hay ít nhất là một nhà báo, Liz viết các chương tiếp theo với một độ hấp dẫn đáng kinh ngạc, xét tới khối lượng thông tin mà cô đưa ra. Chương Hôn nhân và Lịch sử dường như đã chứng minh rằng trước khi bị kỳ vọng thành một “phương tiện phân phát hạnh phúc tột bậc của con người” như ngày nay, con thuyền kỳ lạ ấy ra đời chỉ để giữ ổn định xã hội hoặc vì những mục tiêu xã hội. Ý nghĩa và hình thái của hôn nhân có thể biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử và nền văn hóa, nhưng điểm chung giữa chúng vẫn là chẳng liên quan gì tới tình yêu. Các chương tiếp đó ngập tràn các chi tiết thú vị về hôn nhân dưới mọi góc độ, từ những nghiên cứu được tiến hành công phu đến những sự thật ít người biết/quan tâm tới.
Tuy nhiên những dòng ấn tượng nhất của cuốn sách này lại là khi Liz nhắc đến các cuộc hôn nhân trong gia đình mình, của mẹ và bà mình, người mẹ đã từ bỏ sự nghiệp để đem lại cho gia đình mình một người-chăm-sóc-toàn-thời-gian vì người cha đã không thể nghỉ hai ngày chăm con ốm, và người bà đã cắt chiếc áo đẹp nhất, biểu tượng của cả một thời thiếu nữ của mình thành áo cho con khi cuộc sống trở nên khó khăn. Khó có thể không nhắc tới những bất công/bất bình đẳng đằng sau lựa chọn ấy, nhưng như Liz viết “đó là những gì mà tất cả phụ nữ của thế hệ đó (và trước đó) đã làm cho gia đình họ, cho chồng con họ. Họ đã cắt bỏ những phần tốt đẹp nhất và tự hào nhất của bản thân để đem cho đi. Điều này có thể “tạo ra một nỗi buồn câm lặng và nhỏ bé về những gì mà cơ chế hôn nhân có thể tước khỏi những phụ nữ tử tế”. Điều này, cũng như những kỳ vọng ta thường có bỗng chợt hiện ra là “quá nhiều”, như trận chiến giành quyền tự chủ đã được khoa học chỉ ra là sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, có lẽ đã đảm bảo đủ lý lẽ cho một cuộc chạy trốn vĩnh viễn khỏi hôn nhân.
Nhưng rốt cuộc, sau rất nhiều phân tích khác, mỗi lý lẽ lại được đối trọng bằng một lý lẽ phản bác tương đương, cuốn sách kết thúc bằng đám cưới giữa Liz và Felipe. Cuộc Làm lành với hôn nhân của nữ tác giả, dù còn rất nhiều hoài nghi, vẫn thành công vào phút chót. Cô không nhảy từ cực này sang cực kia, mà chỉ đi từ nỗi sợ hãi hôn nhân sang nhìn nhận nó như một thực thể khách quan, có biến đổi, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, và quyết định đến với nó sau khi đã xem xét kỹ càng. Có lẽ tình yêu, dẫu trước đó có từng bị gạt bỏ khỏi các yếu tố chi phối, đã đóng góp phần lớn cho quyết định ấy. Hoặc cũng có thể cuộc làm lành này là tất yếu bởi, như cô đã trích dẫn ngay từ đầu cuốn sách, “Không rủi ro nào lớn hơn hôn nhân. Nhưng chẳng có gì hạnh phúc hơn một cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Đó là một thực tế hầu như không cần chứng minh thêm. Và đa số người đọc đều để mình bị thuyết phục như thế, có lẽ còn với một tiếng thở phào.
Ngay khi tự truyện " Ăn, cầu nguyện, yêu" kết thúc, mang lại cho nữ nhà văn tóc vàng địa vị tác giả best-seller với 9 triệu bản in trên toàn cầu, Elizabeth Gilbert lại xuất hiện cùng tác phẩm mới. “Chính xác là cái mà tôi cần phải viết!” - cô đã nói như thế về
"Làm lành với hôn nhân".
Tên sách: Làm lành với hôn nhân
Tác giả: Elizabeth Gilbert
Lẽ ra đã chẳng có cuộc hôn nhân nào cần được cân nhắc nếu tình yêu của họ không bị Cục An ninh nội địa Mỹ ngăn trở: nguy cơ khủng bố và chính sách thắt chặt an ninh của đất nước này đã khiến những chuyến vào Mỹ liên tục theo thị thực ngắn hạn của Felipe trở nên quá khả nghi, rốt cuộc khiến anh bị cấm cửa. Kết hôn với Liz, nữ công dân Mỹ mẫu mực, trở thành tấm vé hợp pháp duy nhất giúp họ ở bên nhau.
Có điều cả hai bọn họ đều từng trải qua cuộc hỗn chiến ly dị. Trong lòng họ vẫn còn đầy thương tích hôn nhân. Vì thế một lần kết hôn nữa, nếu có, cần phải là một quyết định của lý trí hơn là của những nhịp đập thuần túy yêu đương. Vậy là trong thời gian chờ “chạy giấy tờ” với cơ quan chức năng Mỹ, đôi tình nhân đã lang bạt khắp thế giới như những kẻ vô gia cư chính cống, và Liz tranh thủ tìm hiểu về hôn nhân và ly hôn trên mọi phương diện ở bất cứ nơi nào họ đi qua, bởi“có lẽ sẽ là khôn ngoan nếu bỏ chút công sức để khám phá bí ẩn thực sự của hôn nhân, một điều thiêng liêng nhân danh Chúa và lịch sử nhân loại, một điều có thể làm người ta trở nên ngớ ngẩn, gây ra đau khổ dằn vặt, chứa đầy những mâu thuẫn nội tại, nhưng con người vẫn kiên trì chịu đựng”. Và tình cờ thay, điểm đến đầu tiên của họ là vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Như một nhà nhân học, một nhà xã hội học, hay ít nhất là một nhà báo, Liz viết các chương tiếp theo với một độ hấp dẫn đáng kinh ngạc, xét tới khối lượng thông tin mà cô đưa ra. Chương Hôn nhân và Lịch sử dường như đã chứng minh rằng trước khi bị kỳ vọng thành một “phương tiện phân phát hạnh phúc tột bậc của con người” như ngày nay, con thuyền kỳ lạ ấy ra đời chỉ để giữ ổn định xã hội hoặc vì những mục tiêu xã hội. Ý nghĩa và hình thái của hôn nhân có thể biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử và nền văn hóa, nhưng điểm chung giữa chúng vẫn là chẳng liên quan gì tới tình yêu. Các chương tiếp đó ngập tràn các chi tiết thú vị về hôn nhân dưới mọi góc độ, từ những nghiên cứu được tiến hành công phu đến những sự thật ít người biết/quan tâm tới.
Tuy nhiên những dòng ấn tượng nhất của cuốn sách này lại là khi Liz nhắc đến các cuộc hôn nhân trong gia đình mình, của mẹ và bà mình, người mẹ đã từ bỏ sự nghiệp để đem lại cho gia đình mình một người-chăm-sóc-toàn-thời-gian vì người cha đã không thể nghỉ hai ngày chăm con ốm, và người bà đã cắt chiếc áo đẹp nhất, biểu tượng của cả một thời thiếu nữ của mình thành áo cho con khi cuộc sống trở nên khó khăn. Khó có thể không nhắc tới những bất công/bất bình đẳng đằng sau lựa chọn ấy, nhưng như Liz viết “đó là những gì mà tất cả phụ nữ của thế hệ đó (và trước đó) đã làm cho gia đình họ, cho chồng con họ. Họ đã cắt bỏ những phần tốt đẹp nhất và tự hào nhất của bản thân để đem cho đi. Điều này có thể “tạo ra một nỗi buồn câm lặng và nhỏ bé về những gì mà cơ chế hôn nhân có thể tước khỏi những phụ nữ tử tế”. Điều này, cũng như những kỳ vọng ta thường có bỗng chợt hiện ra là “quá nhiều”, như trận chiến giành quyền tự chủ đã được khoa học chỉ ra là sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, có lẽ đã đảm bảo đủ lý lẽ cho một cuộc chạy trốn vĩnh viễn khỏi hôn nhân.
Nhưng rốt cuộc, sau rất nhiều phân tích khác, mỗi lý lẽ lại được đối trọng bằng một lý lẽ phản bác tương đương, cuốn sách kết thúc bằng đám cưới giữa Liz và Felipe. Cuộc Làm lành với hôn nhân của nữ tác giả, dù còn rất nhiều hoài nghi, vẫn thành công vào phút chót. Cô không nhảy từ cực này sang cực kia, mà chỉ đi từ nỗi sợ hãi hôn nhân sang nhìn nhận nó như một thực thể khách quan, có biến đổi, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, và quyết định đến với nó sau khi đã xem xét kỹ càng. Có lẽ tình yêu, dẫu trước đó có từng bị gạt bỏ khỏi các yếu tố chi phối, đã đóng góp phần lớn cho quyết định ấy. Hoặc cũng có thể cuộc làm lành này là tất yếu bởi, như cô đã trích dẫn ngay từ đầu cuốn sách, “Không rủi ro nào lớn hơn hôn nhân. Nhưng chẳng có gì hạnh phúc hơn một cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Đó là một thực tế hầu như không cần chứng minh thêm. Và đa số người đọc đều để mình bị thuyết phục như thế, có lẽ còn với một tiếng thở phào.
Thùy Vũ