- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.776
SGTT.VN - Thông tin trên nhiều tuyến xe buýt ở TP.HCM xuất hiện các băng nhóm chuyên dùng kim tiêm dính máu gí thẳng vào mặt hành khách cướp tiền đang khiến nhiều người lo lắng. Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp người dân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng hoặc giẫm phải kim vứt bừa bãi bên ngoài. Khả năng bị lây nhiễm bệnh từ kim tiêm dính máu là rất cao nếu không biết cách xử trí vết thương kịp thời.
Ảnh: Kevin Q.Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thời gian kim đâm
BS.CK2 Nguyễn Hữu Chí, phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm đại học Y dược TP.HCM cho biết kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là những tác nhân nguy hiểm gây nên các bệnh viêm gan B, C, uốn ván, HIV/AIDS... Tuy nhiên, khả năng truyền nhiễm của virút còn tuỳ thời gian kim tiêm được vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... “Thông thường các loại virút có thể tồn tại trong vài giờ, đôi khi lên đến cả ngày. Riêng virút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến bảy ngày”, BS Chí nói.
BS.CK1 Nguyễn Thành Dũng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết từ các trường hợp đến khám sau khi bị kim tiêm đâm, ông nhận thấy đa số do quá hoảng loạn, sợ bị nhiễm virút HIV nên thường có cách xử lý tại chỗ là cố gắng nặn, bóp vết thương để đẩy máu ra, nhằm tống khứ virút khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Ông khuyến cáo: “Cách này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, đẩy nhanh quá trình virút xâm nhập nếu có, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn”.
Rửa vết thương rồi đến ngay cơ sở y tế
Theo BS Dũng, với những vết thương chảy máu do kim tiêm, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong vòng 5 – 10 phút, không nặn bóp vết thương mà phải để tự chảy máu. Cần rửa kỹ bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm mức độ phơi nhiễm HIV, điều trị dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như uốn ván, viêm gan B, viêm gan C..., đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm. “Loại thuốc kháng virút HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 – 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virút hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm”, bác sĩ Dũng cho biết.
BS Nguyễn Hữu Chí lưu ý bệnh nhân trước khi đến cơ sở y tế cần bình tĩnh ghi nhận: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào... Những thông tin này sẽ giúp nhân viên y tế có hướng điều trị đúng nhất. Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu. “Tốt nhất khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Vấn đề còn lại là nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em, cảnh giác tội phạm... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương”, BS Chí nói.
HOÀNG HƯNG
Theo: Yahoo
Ảnh: Kevin Q.
BS.CK2 Nguyễn Hữu Chí, phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm đại học Y dược TP.HCM cho biết kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là những tác nhân nguy hiểm gây nên các bệnh viêm gan B, C, uốn ván, HIV/AIDS... Tuy nhiên, khả năng truyền nhiễm của virút còn tuỳ thời gian kim tiêm được vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... “Thông thường các loại virút có thể tồn tại trong vài giờ, đôi khi lên đến cả ngày. Riêng virút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến bảy ngày”, BS Chí nói.
BS.CK1 Nguyễn Thành Dũng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết từ các trường hợp đến khám sau khi bị kim tiêm đâm, ông nhận thấy đa số do quá hoảng loạn, sợ bị nhiễm virút HIV nên thường có cách xử lý tại chỗ là cố gắng nặn, bóp vết thương để đẩy máu ra, nhằm tống khứ virút khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Ông khuyến cáo: “Cách này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, đẩy nhanh quá trình virút xâm nhập nếu có, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn”.
Rửa vết thương rồi đến ngay cơ sở y tế
Theo BS Dũng, với những vết thương chảy máu do kim tiêm, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong vòng 5 – 10 phút, không nặn bóp vết thương mà phải để tự chảy máu. Cần rửa kỹ bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm mức độ phơi nhiễm HIV, điều trị dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như uốn ván, viêm gan B, viêm gan C..., đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm. “Loại thuốc kháng virút HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 – 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virút hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm”, bác sĩ Dũng cho biết.
BS Nguyễn Hữu Chí lưu ý bệnh nhân trước khi đến cơ sở y tế cần bình tĩnh ghi nhận: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào... Những thông tin này sẽ giúp nhân viên y tế có hướng điều trị đúng nhất. Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu. “Tốt nhất khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Vấn đề còn lại là nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em, cảnh giác tội phạm... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương”, BS Chí nói.
HOÀNG HƯNG
Không tự ý ngừng thuốc kháng virút HIV Khi dùng thuốc kháng virút HIV, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch uống thuốc và làm đúng những yêu cầu điều trị của bác sĩ. Sẽ có các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng nhiễm trùng tiên phát như sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch... Do đó, không tự ý ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Với các trường hợp có tác dụng phụ nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. Người bị phơi nhiễm có thể lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính, do đó cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm: không được cho máu, phải có quan hệ t.ình d.ục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, không cho con bú cho đến khi loại trừ tình trạng nhiễm HIV. Các trường hợp HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau một, ba và sáu tháng. |
Theo: Yahoo