- Tham gia
- 18/7/2014
- Bài viết
- 3.373
Sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường thôi cũng đủ nhận ra lý do vì sao thất nghiệp – nguyên nhân do chính bản thân sinh viên.
Thực trạng hiện nay theo thống kê, tính riêng năm 2015 có khoảng 200.000 lao động có trình độ từ cử nhân trở lên thất nghiệp. Và đáng báo động hơn nữa là con số đó vẫn ngày một tăng qua các năm. Vậy nguyên nhân do đâu, do khan hiếm nguồn công việc, do nhà tuyển dụng hay do chất lượng đào tạo. Lí do lớn nhất mà chỉ cần một sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường thôi cũng đủ nhận ra điều đó – nguyên nhân do chính bản thân sinh viên.
Thất nghiệp là phải...
Đó là câu nói ngay của bạn Nguyễn Thị Thùy Dung – Sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng thẳng thắn chia sẻ khi được hỏi bạn nghĩ gì về tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên hiện nay. Dung nói: "Em thấy sinh viên bây giờ cứ đổ thừa cho việc thất nghiệp và bỏ bê học hành hay học "cho có" để lấy tấm bằng. Nhiều bạn sinh viên như vậy lắm, ngay cả em cũng đã từng như vậy." Chỉ cần một cô gái sinh viên năm nhất thôi cũng nhận thấy được nguyên nhân hàng đầu của tình trạng thất nghiệp hiện nay, đó là không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Không phải do chất lượng đào tạo kém, mà đầu tiên phải nhắc tới đó là sự "kém cỏi" của chính sinh viên.
Cô Phạm Thị Hương – Giảng viên trường ĐH Sư Phạm ĐN trao đổi: " Hầu hết các sinh viên đi học theo tâm lí để "điểm danh" chứ không phải là trau dồi kiến thức, mặc dù theo quy chế đào tạo tín chỉ các em có quyền vắng một số buổi nhất định, tuy nhiên hầu như các trường đều phải có quy định tính điểm chuyên cần, điều đó phản ánh thực trạng học theo kiểu "đối phó" của sinh viên. Tôi cho rằng đó là nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp". Rất nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" của sinh viên đi phỏng vấn sau tốt nghiệp, kém về chuyên môn lẫn nghiệp vụ và không ít những bản CV của sinh viên khiến nhà tuyển dụng "ngao ngán".
Bạn phải sẵn sàng để khởi nghiệp
Cụm từ "khởi nghiệp" được xem là tiêu chí hàng đầu của sinh viên các nước phát triển trên thế giới. Mới đây nhất, nền kinh tế mới nổi Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 4.000 công ty mới được thành lập, chính phủ đầu tư 336 tỷ USD tính riêng trong năm 2015 cho những dự án khởi nghiệp của những người trẻ. Tại sao chúng ta không tự chủ động lấy việc làm? Ngay từ giảng đường, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn phải sẵn sàng cho ngày ra trường và bắt đầu với dự án khởi nghiệp. Rất nhiều sinh viên ra trường không có kiến thức chuyên môn hoặc nắm lí thuyết chứ không vận dụng được, vậy ngay bây giờ bạn cần vừa học – vừa làm.
Giảng đường là nơi định hướng cho nghề nghiệp chứ không phải là nơi cho bạn việc làm. Một sinh viên cầm tấm bằng cử nhân trong tay, đi khắp nơi nhưng không nhà tuyển dụng nào nhận, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao chưa? Vì bạn chưa sẵn sàng cho công việc. Thường mỗi sinh viên sẽ phải mất vài năm để xin được một công việc ổn định, bởi vì ra trường là bạn coi như bắt đầu lại. Chỉ nắm lí thuyết, không có kỹ năng nghiệp vụ, kém cỏi trong khâu phỏng vấn và chưa sẵn sàng tâm lí cho công việc. Nếu bạn đã sẵn sàng, các dự án đầu tư khởi nghiệp trẻ của Việt Nam luôn cần bạn, phải chủ động công việc của bản thân trước khi nghĩ đến việc nộp đơn xin việc làm.
Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ... và tiếng Anh
Cô Phan Thị Ngà – Phó khoa ngoại ngữ - tin học Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng cho biết: "Các sinh viên ở trường còn kém chuyên môn về ngoại ngữ, thống kê chung cho thấy đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình mặc dù yêu cầu về ngoại ngữ ở trường không phải quá khắt khe. Dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra song hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế." Đó là tình trạng chung của sinh viên trên cả nước.
Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là "bài toán khó" cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khát nhân lực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhà tuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực "có bằng cấp". Một yêu cầu nữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyển dụng "lắc đầu", kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp còn rụt rè và yêu cầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực nhưng vẫn phải "lắc đầu" của các nhà tuyển dụng.
Đừng tự mình từ chối công việc
Không ít sinh viên "hão huyền" về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, tốt nghiệp đại học thì "không thể" đi làm nhân viên được. Tự "hão huyền" về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuất phát từ "con số 0", nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình. Một lí do nữa đó là tâm lí "phải học đại học" của không chỉ sinh viên mà còn là áp lực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: " Thực sự mình muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như ngành nghề mà mình đang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mình chuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưng mà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau." Chúng ta đang đứng trước thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" vì tâm lí "phải học đại học" và phải làm việc đúng với "bằng cấp". Yêu cầu "quá cao" của những sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thất nghiệp.
Đừng luôn than trách và đổ lỗi
Đó là điều mà sinh viên vẫn "thường làm" để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho "không có chỉ tiêu" rồi " đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra". Tốt nghiệp và "ngồi chờ" nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đổ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đổlỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng "kiến thức" trong đầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu "việc nhẹ lương cao" và luôn muốn làm "nhà nước" để ổn định, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là Thất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất nghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.
Phải thừa nhận rằng, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn như hiện nay. Nhưng trước khi "mổ xẻ" những nguyên nhân sâu xa, chúng ta cần "vạch rõ" nguyên nhân ngay trước mắt. Đó là sự kém cỏi của sinh viên ngay trên giảng đường. Bởi vậy mới có chuyện có sinh viên ngay từ khi đi học đã kiếm công việc và thu nhập ổn định còn rất nhiều sinh viên khác lại tốt nghiệp nhưng mãi cũng không có việc làm. Đừng tốt nghiệp với tấm bằng "trên giấy".
theo Trí thức trẻ
Thực trạng hiện nay theo thống kê, tính riêng năm 2015 có khoảng 200.000 lao động có trình độ từ cử nhân trở lên thất nghiệp. Và đáng báo động hơn nữa là con số đó vẫn ngày một tăng qua các năm. Vậy nguyên nhân do đâu, do khan hiếm nguồn công việc, do nhà tuyển dụng hay do chất lượng đào tạo. Lí do lớn nhất mà chỉ cần một sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường thôi cũng đủ nhận ra điều đó – nguyên nhân do chính bản thân sinh viên.
Thất nghiệp là phải...
Đó là câu nói ngay của bạn Nguyễn Thị Thùy Dung – Sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng thẳng thắn chia sẻ khi được hỏi bạn nghĩ gì về tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên hiện nay. Dung nói: "Em thấy sinh viên bây giờ cứ đổ thừa cho việc thất nghiệp và bỏ bê học hành hay học "cho có" để lấy tấm bằng. Nhiều bạn sinh viên như vậy lắm, ngay cả em cũng đã từng như vậy." Chỉ cần một cô gái sinh viên năm nhất thôi cũng nhận thấy được nguyên nhân hàng đầu của tình trạng thất nghiệp hiện nay, đó là không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Không phải do chất lượng đào tạo kém, mà đầu tiên phải nhắc tới đó là sự "kém cỏi" của chính sinh viên.
Cô Phạm Thị Hương – Giảng viên trường ĐH Sư Phạm ĐN trao đổi: " Hầu hết các sinh viên đi học theo tâm lí để "điểm danh" chứ không phải là trau dồi kiến thức, mặc dù theo quy chế đào tạo tín chỉ các em có quyền vắng một số buổi nhất định, tuy nhiên hầu như các trường đều phải có quy định tính điểm chuyên cần, điều đó phản ánh thực trạng học theo kiểu "đối phó" của sinh viên. Tôi cho rằng đó là nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp". Rất nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" của sinh viên đi phỏng vấn sau tốt nghiệp, kém về chuyên môn lẫn nghiệp vụ và không ít những bản CV của sinh viên khiến nhà tuyển dụng "ngao ngán".
Bạn phải sẵn sàng để khởi nghiệp
Cụm từ "khởi nghiệp" được xem là tiêu chí hàng đầu của sinh viên các nước phát triển trên thế giới. Mới đây nhất, nền kinh tế mới nổi Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 4.000 công ty mới được thành lập, chính phủ đầu tư 336 tỷ USD tính riêng trong năm 2015 cho những dự án khởi nghiệp của những người trẻ. Tại sao chúng ta không tự chủ động lấy việc làm? Ngay từ giảng đường, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn phải sẵn sàng cho ngày ra trường và bắt đầu với dự án khởi nghiệp. Rất nhiều sinh viên ra trường không có kiến thức chuyên môn hoặc nắm lí thuyết chứ không vận dụng được, vậy ngay bây giờ bạn cần vừa học – vừa làm.
Giảng đường là nơi định hướng cho nghề nghiệp chứ không phải là nơi cho bạn việc làm. Một sinh viên cầm tấm bằng cử nhân trong tay, đi khắp nơi nhưng không nhà tuyển dụng nào nhận, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao chưa? Vì bạn chưa sẵn sàng cho công việc. Thường mỗi sinh viên sẽ phải mất vài năm để xin được một công việc ổn định, bởi vì ra trường là bạn coi như bắt đầu lại. Chỉ nắm lí thuyết, không có kỹ năng nghiệp vụ, kém cỏi trong khâu phỏng vấn và chưa sẵn sàng tâm lí cho công việc. Nếu bạn đã sẵn sàng, các dự án đầu tư khởi nghiệp trẻ của Việt Nam luôn cần bạn, phải chủ động công việc của bản thân trước khi nghĩ đến việc nộp đơn xin việc làm.
Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ... và tiếng Anh
Cô Phan Thị Ngà – Phó khoa ngoại ngữ - tin học Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng cho biết: "Các sinh viên ở trường còn kém chuyên môn về ngoại ngữ, thống kê chung cho thấy đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình mặc dù yêu cầu về ngoại ngữ ở trường không phải quá khắt khe. Dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra song hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế." Đó là tình trạng chung của sinh viên trên cả nước.
Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là "bài toán khó" cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khát nhân lực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhà tuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực "có bằng cấp". Một yêu cầu nữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyển dụng "lắc đầu", kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp còn rụt rè và yêu cầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực nhưng vẫn phải "lắc đầu" của các nhà tuyển dụng.
Đừng tự mình từ chối công việc
Không ít sinh viên "hão huyền" về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, tốt nghiệp đại học thì "không thể" đi làm nhân viên được. Tự "hão huyền" về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuất phát từ "con số 0", nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình. Một lí do nữa đó là tâm lí "phải học đại học" của không chỉ sinh viên mà còn là áp lực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: " Thực sự mình muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như ngành nghề mà mình đang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mình chuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưng mà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau." Chúng ta đang đứng trước thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" vì tâm lí "phải học đại học" và phải làm việc đúng với "bằng cấp". Yêu cầu "quá cao" của những sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thất nghiệp.
Đừng luôn than trách và đổ lỗi
Đó là điều mà sinh viên vẫn "thường làm" để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho "không có chỉ tiêu" rồi " đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra". Tốt nghiệp và "ngồi chờ" nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đổ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đổlỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng "kiến thức" trong đầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu "việc nhẹ lương cao" và luôn muốn làm "nhà nước" để ổn định, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là Thất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất nghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.
Phải thừa nhận rằng, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn như hiện nay. Nhưng trước khi "mổ xẻ" những nguyên nhân sâu xa, chúng ta cần "vạch rõ" nguyên nhân ngay trước mắt. Đó là sự kém cỏi của sinh viên ngay trên giảng đường. Bởi vậy mới có chuyện có sinh viên ngay từ khi đi học đã kiếm công việc và thu nhập ổn định còn rất nhiều sinh viên khác lại tốt nghiệp nhưng mãi cũng không có việc làm. Đừng tốt nghiệp với tấm bằng "trên giấy".
theo Trí thức trẻ