tranhongvan890
Thành viên
- Tham gia
- 20/7/2018
- Bài viết
- 2
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán, đặc biệt là mua bán nhà đất. Vậy làm gì để lấy lại tiền đặt cọc mua đất khi bên bán không chịu giao đất?
Kính gửi luật sư: Gia đình tôi mua một mảnh đất, bố tôi ký giấy đặt cọc với vợ chồng người bán số tiền 400 triệu đồng, còn thiếu 200 triệu đồng. Sau 1 tháng thì người chồng mất, giấy tờ đứng tên ông ta. Giờ người vợ đòi chuyển nhượng đất cho gia đình bà và 2 người con trai, nhưng con trai lớn của họ không đồng ý bán đất nữa. Chúng tôi đòi trả lại tiền cọc như trong giấy tờ thì họ không chịu, nói muốn gì thì ra tòa giải quyết. Xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi cho mình?
Kính chào Quý bạn đọc:
Chuyên mục giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến bất động sản của công ty cổ phần Địa Ốc Kim Quang xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi xin phúc đáp đến bạn như sau:
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội sẽ trả lời bạn về vấn đề này:
Quy định về đặt cọc trong Bộ luật Dân sự 2015, Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu trường hợp bạn đã đặt cọc mà bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp của bạn đã đặt 50% sẽ được nhận lại số tiền đặt cọc và khoản tiền phạt nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc này vẫn có hiệu lực và bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thì phải trả cho bên đặt cọc số tài sản như đã thỏa thuận trong văn bản xác lập trước đó. Theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Nếu có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để được giải quyết.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của luật sư trên đây sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0946 395 665 để được giải đáp thắc mắc của mình.
Kính gửi luật sư: Gia đình tôi mua một mảnh đất, bố tôi ký giấy đặt cọc với vợ chồng người bán số tiền 400 triệu đồng, còn thiếu 200 triệu đồng. Sau 1 tháng thì người chồng mất, giấy tờ đứng tên ông ta. Giờ người vợ đòi chuyển nhượng đất cho gia đình bà và 2 người con trai, nhưng con trai lớn của họ không đồng ý bán đất nữa. Chúng tôi đòi trả lại tiền cọc như trong giấy tờ thì họ không chịu, nói muốn gì thì ra tòa giải quyết. Xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi cho mình?
Kính chào Quý bạn đọc:
Chuyên mục giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến bất động sản của công ty cổ phần Địa Ốc Kim Quang xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi xin phúc đáp đến bạn như sau:
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội sẽ trả lời bạn về vấn đề này:
Quy định về đặt cọc trong Bộ luật Dân sự 2015, Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu trường hợp bạn đã đặt cọc mà bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp của bạn đã đặt 50% sẽ được nhận lại số tiền đặt cọc và khoản tiền phạt nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc này vẫn có hiệu lực và bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thì phải trả cho bên đặt cọc số tài sản như đã thỏa thuận trong văn bản xác lập trước đó. Theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Nếu có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để được giải quyết.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của luật sư trên đây sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0946 395 665 để được giải đáp thắc mắc của mình.