- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Tập trung là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi bạn học sinh. Tập trung giúp chúng ta học đến đâu nhớ và hiểu bài ngay đến đấy, thậm chí là nhớ rất lâu và rất kĩ nữa, hay nói một cách khác những kiến thức đó bạn sẽ nắm cực kì chắc, đi thi hay kiểm tra chỉ cần gặp dạng đó là bạn tự tin giải quyết “ngon lành”. Nhưng để tập trung được khi học bài, đặc biệt là học bài ở nhà thì quả là vấn đề nan giải. Vậy phải làm gì để có thể tập trung khi học bài ở nhà?
Tắt máy tính, rời xa mạng Internet
Nhất là mạng xã hội, thời gian bạn lướt web để xem tin tức hoặc chỉ cần lên face xem trạng thái người này, xem ảnh người kia trôi qua rất nhanh.
Ngoảnh đi ngoảnh lại đã mất một, hai giờ đồng hồ, thậm chí là cả buổi. Và hứng thú học hành của bạn khi đó đã bị giảm đi phân nửa, thậm chí bạn còn không được chữ gì vào đầu nữa. Khá nhiều bạn khi chỉ vừa ngồi vào bàn học được 15-30 phút lại bật máy tính lên hoặc “ngó” vào Facebook,… xem bạn bè mình có gì mới hay không? Những câu chuyện, việc nhắn tin qua lại trên Facebook sẽ làm bạn càng mất tập trung hơn khi học.
Nói không với điện thoại
Hiện nay có rất nhiều bạn rơi vào tình huống vừa học vừa xem điện thoại, một tay vẫn cầm bút viết, tay kia vẫn cầm điện thoại bình thường. Thỉnh thoảng không có việc lại mở điện thoại bấm vài thứ chẳng để làm gì như vào mục tin nhắn mà chẳng đọc tin nhắn nào hay mở album ảnh mà không xem gì, lên mạng “check in” rồi lại “out” ra ngay sau đó vài phút. Hoặc chỉ là như một thói quen, một phản xạ có điều kiện, đến giờ phút đó là phải cầm điện thoại xem dù bạn biết là không có ai nhắn tin hay gọi cho mình cả.
Lên lịch cho việc học
Cụ thể là hôm nay mình sẽ học những môn nào? môn nào trước, môn nào sau và mỗi môn thì cần học cái gì (làm bài tập về nhà hay chuẩn bị bài mới, hay ôn tập để chuẩn bị kiểm tra?) Mỗi môn cần học trong thời gian bao lâu, tránh tình trạng đang học môn này lại nghĩ tới môn kia, thế là hứng lên cất sách đang đọc đi, lục lọi môn khác ra, giở được vài trang hay mới làm được 1, 2 bài tập đã bắt đầu cảm giác “chán” xâm chiếm, lại cất đi, và đem môn khác nữa ra học. Cứ như vậy, mỗi môn bạn chỉ lướt qua một “tí tẹo” và kiến thức cũng chỉ mới kịp xem “sơ sơ” mà chưa kịp “ngấm” vào đầu bạn.
Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ tinh thần tới vật chất
Ngay từ khi bắt đầu bạn phải luôn xác định cho mình một tinh thần tập trung học tập. Dù ai cũng biết là thời gian đầu chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất bứt rứt, khó chịu khi ngồi học, và trong khi đang học mà đầu bạn vẫn có thể suy nghĩ linh tinh tới những thứ khác. Viêc tập trung cũng chỉ đạt 30% - 40% mà thôi. Đó là một điều hết sức bình thường. Nhưng sau một thời gian khi quen với việc ngồi học ở nhà, bạn sẽ thấy việc tập trung học không có gì là quá khó khăn cả. Nó sẽ tạo cho mình một thói quen.
Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng sắp xếp bàn học thật gọn gàng, ngăn nắp, sách vở các môn học một cách thứ tự để không mất quá nhiều thời gian mỗi khi cần tìm đến sách vở hay dụng cụ học tập cũng vậy. Bạn nên chuẩn bị bút, thước, bút chì, máy tính, vở… đầy đủ, tránh tình trạng đang học dở thì bút hết mực, hay hết vở rồi lại loay hoay đi tìm bút, vở mới, hay tìm mãi không thấy máy tính ở đâu. Những vấn đề này đều ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, thậm chí ngắt mạch tập trung học bài của chúng ta. Đấy là chưa tính đến một khi đi ra ngoài để uống nước, để mua vở mới bạn sẽ bị cám dỗ bởi vô vàn những thứ hấp dẫn khác so với những con số, những bài văn trong kia và kế hoạch học của bạn có thể sẽ bị phá sản ngay từ lúc đó.
Xong một môn bạn nên uống nước nếu thấy khát hoặc bổ sung năng lượng nếu thấy đói, ra ngoài hít thở vươn vai. Thời gian đầu không nhất thiết bạn phải học hết môn này đến môn kia nếu bạn chưa quen hay chưa bắt nhịp được. Nhưng sau đó thì nên tăng dần số lượng môn học và thời gian học mỗi buổi lên. Chắc chắn các bạn sẽ làm được . Và có một kết quả học tập tốt hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: