- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu ta thường nghe thấy hai từ “sinh viên” và “nghèo” đi chung với nhau.
Chúng tạo thành cụm từ chỉ rất đúng phần lớn tính chất của một phần lớn bộ phận tri thức mới trong xã hội - “sinh viên nghèo”. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho khi nhắc đến sinh viên là nhiều người nghĩ: “Sinh viên mà làm gì ra tiền”, “Thôi sinh viên không có tiền đâu con”,…?
Kinh tế đất nước
Mặc dù đất nước đã thoát nghèo nhưng đời sống nhân dân và những hoạt động kinh tế còn rất khó khăn vì thế Nhà nước không có khả năng “bao” việc học cho sinh viên. Không giống như những quốc gia phát triển khác, học phí ở những trường công lập được Nhà nước chi trả cho sinh viên, riêng Việt Nam, chúng ta phải đóng học phí dù học ở bất kì đâu, khiến cho mỗi sinh viên trở thành “người tiêu tiền” của gia đình.
Giá cả
Những trường đại học tầm cỡ đều nằm ở những thành phố lớn, nơi mà giá cả đắt đỏ hơn rất nhiều so vời các vùng nông thôn. Hơn nữa, việc giá cả ngày càng tăng khiến cho chi phí sinh hoạt của sinh viên trở thành một vấn đề lớn. Sự không tương xứng giữa mức giá thành thị và tiền nhận từ quê khiến cho nhiều gia đình đau đầu về vấn đề tiền bạc khi có con học là sinh viên học xa nhà.
Khả năng tự lập
Một số sinh viên năng động, khả năng tự lập cao có thể đi làm thêm để tiếp bớt phần nào gánh nặng cho gia đình, số sinh viên đi làm thêm ngày càng gia tăng nhưng không nhiều, vì thế phần lớn chi phí phụ thuộc vào đồng lương của bố mẹ ở quê. Điều này cũng không quá khó hiểu, không giống như một số nước phương Tây, nền văn hóa Việt Nam không khuyến khích sinh viên tự lập vì quan niệm “còn đi học là còn được bố mẹ lo” từ lâu đã ăn sâu vào tư tưởng mỗi người. Trừ khi gia đình quá nghèo không đủ khả năng chu cấp, sinh viên rất ít khi làm thêm cọ xát, va chạm thực tế.
Nghèo tinh thần
“Cái nghèo” mà khi nhắc về sinh viên mọi người thường nghĩ đến nhất là nghèo vật chất, nhưng “cái nghèo” nguy hiểm hơn cả là nghèo tinh thần. Có một điều dễ nhận thấy ở sinh viên ngày nay là họ rất thiếu sự chủ động với cuộc sống, xách cặp lên trường rồi lại xách cặp đi về, đời sống tuổi trẻ cứ thế mà trôi qua từng ngày, một bộ phận không nhỏ chỉ sống cho riêng mình, không khát vọng, không lí tưởng, chỉ muốn cuộc sống dễ dãi và an toàn…Chính những điều đó đã làm cho “cái nghèo” mà người khác gán cho họ từ lâu nay lại “trở nên nghèo hơn”.
Chúng ta không có quyền quyết định mình được sinh ra trong một gia đình giàu hay nghèo, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách sống để sau này mình trở thành một người “giàu” hay “nghèo” trong mắt người khác. Hãy luôn nhớ rẳng “cái mác” mà người ngoài gắn lên mỗi chúng ta đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là “cái mác” chúng ta tự gắn lên bản thân mình như thế nào. Chúng tôi nghèo nhưng chúng tôi tự hào vì điều đó không phải là mãi mãi!
Chúng tạo thành cụm từ chỉ rất đúng phần lớn tính chất của một phần lớn bộ phận tri thức mới trong xã hội - “sinh viên nghèo”. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho khi nhắc đến sinh viên là nhiều người nghĩ: “Sinh viên mà làm gì ra tiền”, “Thôi sinh viên không có tiền đâu con”,…?
Kinh tế đất nước
Mặc dù đất nước đã thoát nghèo nhưng đời sống nhân dân và những hoạt động kinh tế còn rất khó khăn vì thế Nhà nước không có khả năng “bao” việc học cho sinh viên. Không giống như những quốc gia phát triển khác, học phí ở những trường công lập được Nhà nước chi trả cho sinh viên, riêng Việt Nam, chúng ta phải đóng học phí dù học ở bất kì đâu, khiến cho mỗi sinh viên trở thành “người tiêu tiền” của gia đình.
Giá cả
Những trường đại học tầm cỡ đều nằm ở những thành phố lớn, nơi mà giá cả đắt đỏ hơn rất nhiều so vời các vùng nông thôn. Hơn nữa, việc giá cả ngày càng tăng khiến cho chi phí sinh hoạt của sinh viên trở thành một vấn đề lớn. Sự không tương xứng giữa mức giá thành thị và tiền nhận từ quê khiến cho nhiều gia đình đau đầu về vấn đề tiền bạc khi có con học là sinh viên học xa nhà.
Khả năng tự lập
Một số sinh viên năng động, khả năng tự lập cao có thể đi làm thêm để tiếp bớt phần nào gánh nặng cho gia đình, số sinh viên đi làm thêm ngày càng gia tăng nhưng không nhiều, vì thế phần lớn chi phí phụ thuộc vào đồng lương của bố mẹ ở quê. Điều này cũng không quá khó hiểu, không giống như một số nước phương Tây, nền văn hóa Việt Nam không khuyến khích sinh viên tự lập vì quan niệm “còn đi học là còn được bố mẹ lo” từ lâu đã ăn sâu vào tư tưởng mỗi người. Trừ khi gia đình quá nghèo không đủ khả năng chu cấp, sinh viên rất ít khi làm thêm cọ xát, va chạm thực tế.
Nghèo tinh thần
“Cái nghèo” mà khi nhắc về sinh viên mọi người thường nghĩ đến nhất là nghèo vật chất, nhưng “cái nghèo” nguy hiểm hơn cả là nghèo tinh thần. Có một điều dễ nhận thấy ở sinh viên ngày nay là họ rất thiếu sự chủ động với cuộc sống, xách cặp lên trường rồi lại xách cặp đi về, đời sống tuổi trẻ cứ thế mà trôi qua từng ngày, một bộ phận không nhỏ chỉ sống cho riêng mình, không khát vọng, không lí tưởng, chỉ muốn cuộc sống dễ dãi và an toàn…Chính những điều đó đã làm cho “cái nghèo” mà người khác gán cho họ từ lâu nay lại “trở nên nghèo hơn”.
Chúng ta không có quyền quyết định mình được sinh ra trong một gia đình giàu hay nghèo, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách sống để sau này mình trở thành một người “giàu” hay “nghèo” trong mắt người khác. Hãy luôn nhớ rẳng “cái mác” mà người ngoài gắn lên mỗi chúng ta đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là “cái mác” chúng ta tự gắn lên bản thân mình như thế nào. Chúng tôi nghèo nhưng chúng tôi tự hào vì điều đó không phải là mãi mãi!
Theo Mực Tím