- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Điều khiến tôi nuối tiếc nhất là những ngày tháng đó đã quá nhút nhát nên không tận hưởng hết những ngày hè sôi nổi ấy.
Tôi nhớ từng đọc được ở đâu đó rằng khi người ta còn nhớ về ký ức tuổi thơ, tức là người ta đang sống tốt đẹp. Những ngày cuối năm luôn là những ngày bận rộn, tôi mệt mỏi tới mức chỉ cần đặt lưng xuống gi.ường là có thể ngủ thiếp. Ấy vậy mà không hiểu tại sao, những đêm cuối cùng của năm cũ, tôi cứ thao thức hoài và nghĩ về những ký ức tuổi thơ. Mùa này ở quê nhà, không biết trời đã trở lạnh chưa. Bao nhiêu mùa đông đã qua rồi, tôi và cậu em trai sinh đôi đã rời con phố nhỏ để nối dài ước mơ nơi phương trời mới.
Thị trấn dấu yêu chỉ còn trong niềm nhớ. Nơi đó, vào mỗi mùa đông, trước trường tiểu học, những bà bán hàng rong vẫn ngồi đó quạt ngô để bán cho các anh chị đang học trong trung tâm ngoại ngữ. Mùi ngô nướng thơm lừng tan tỏa suốt con đường từ trường nối dài ra chợ Giắt. Trong ánh lửa bập bùng giữa những ngày đông, tôi thường trốn mẹ chạy qua phía bên kia đường, ngồi bên bà bán hàng rong xa lạ huyên thuyên kể chuyện, xin bà ủ ấm đôi bàn tay và chờ cho đến khi học sinh tan trường về hết. Hình ảnh người phụ nữ với chiếc nón lụp xụp với gánh hàng trên vai lặng lẽ thu dọn “đồ đạc” rồi lặng lẽ bước đi trong những đêm mùa đông ẩm ướt đã ám ảnh tôi suốt những năm tháng ấu thơ.
Ảnh: VnExpress.
Khi những cơn gió mùa đông bắc tràn về, mẹ thường lục tung ngăn tủ, chọn cho chúng tôi những chiếc áo len ấm nhất để mặc. Có những chiếc áo đã chật, đã rách nách, mẹ đem khâu lại rồi tặng cho những đứa trẻ khác. Những bộ quần áo mùa hè cũ rích của hai chị em, mẹ thường nhét vào một tấm vải lớn rồi khâu thành gối. Có lần không hiểu thế nào mà chiếc gối bật tung tóe, quần áo rơi tràn lan ra trên gi.ường. Tôi tròn xoe mắt nhìn, đưa tay ra vuốt chúng thật phẳng phiu rồi đem áp vào ngực mình, tủm tỉm cười thích thú. Tôi bảo mẹ khâu lại chiếc gối và nâng niu nó như báu vật của mình.
Sau này khi gia đình có điều kiện hơn một chút, mẹ đã mua cho chị em chúng tôi những chiếc gối hoa đẹp hơn, ruột của nó cũng mềm hơn nhưng chiếc gối cũ với “bộ ruột” chất đầy những ngày tháng cũ của hai chị em vẫn luôn là chiếc gối mà tôi yêu thích nhất cho đến tận bây giờ. Đôi khi tôi vẫn thường nằm vắt tay lên trán và tự hỏi không biết giữa cuộc sống giàu sang bây giờ, có bà mẹ nào còn cần mẫn ngồi gom những bộ quần áo nát nhàu, cũ rích của những đứa con mình để khâu lại thành chiếc gối như thuở nào mẹ đã từng làm như thế cho chị em tôi?
Hôm qua trong lúc ngồi tìm những hình ảnh để giới thiệu về phong cảnh Việt Nam cho bạn bè Đức, hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu lại đưa tôi trở về với miền ký ức ngọt ngào xa thăm thẳm. Dễ cũng đến hai mươi năm rồi. Ngày đó vào mỗi dịp hè, bố mẹ thường gửi hai chị em tôi về quê nội, nơi mà những đứa trẻ lúc nào cũng chân lấm tay bùn. Tôi vẫn thường theo chúng ra những cánh đồng, lặng lẽ nhìn những đàn bò thong dong gặm cỏ và đám vịt con nằm rỉa lông trên bờ rồi tự hỏi, nếu bố không lấy mẹ, nếu nhà mình không chuyển ra thị trấn, có khi nào chị em tôi cũng đang lẫn trong đám trẻ này không?
Ảnh: VnExpress.
Bố vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những ngày đi chăn bò cùng các bạn, lần nào cũng cởi truồng nhảy xuống tắm sông. Có lúc bị đám bạn trên bờ đem quần áo đi giấu tiệt, thế là phải long nhong trần trụi với đám bò về nhà. Tôi nhớ cả những lần anh họ tôi bị bạn bè xui nếu nhảy xuống sông trong dòng nước đục ngầu, lặn một lúc rồi mở mắt ra thì sẽ nhìn thấy… bác Hồ ở đó, anh tin thật và cũng làm theo. Bác Hồ ở đâu chẳng thấy, nhưng đôi mắt thì đỏ hoe. Ký ức đó đã theo bố, theo anh suốt những tháng năm dài đằng đẵng.
Đến bây giờ, điều khiến tôi nuối tiếc nhất là những ngày tháng đó đã quá nhút nhát nên không tận hưởng hết những ngày hè sôi nổi ấy, không dám cưỡi trên lưng trâu, không dám lùa vịt mà chỉ biết đi theo lặng lẽ nhìn. Hè vừa rồi, khi bố mẹ chở tôi về quê và đưa tôi ra mộ thắp hương cho ông, nhìn những đứa trẻ chăn bò trong nghĩa trang xã, tôi lại nhớ những ngày tháng cũ diết da. Chúng nhìn tôi rất lâu, còn tôi cứ bần thần suốt cả đoạn đường về nhà. Không biết đến bao giờ chúng mới có thể thoát khỏi những đói nghèo và tôi tự hỏi không biết bao nhiêu những tiến sỹ, kỹ sư bây giờ đã là những con người từng đi chăn bò một thời năm đó? Có thể những đứa trẻ đang ngồi tránh nắng bên cạnh ngôi mộ được xây bằng đá kia đang ao ước được như tôi, nhưng có một điều tôi biết: "Tuổi thơ của chúng là những ngày rất tuyệt".
Có lẽ, ký ức tuổi thơ in đậm nhất trong tôi cho đến tận bây giờ có lẽ vẫn là những đêm trăng rằm ở xóm Mới (mà bây giờ là phố Tân Sơn) cùng lũ bạn hàng xóm xếp thành những đoàn tàu đi dọc suốt cả con đường, vừa đi vừa nghêu ngao hát: “Một đoàn tàu. Nhỏ tí xíu. Bước mau mau. Người đi đầu là chú lái tàu” hay “Dungdăng dung dẻ.Dắt trẻ đi chơi. Đến ngõ nhà Trời. Lạy Cậu lạy Mợ. Cho chó về quê. Cho dê đi học. Cho cóc ở nhà. Cho gà bới bếp”. Bao nhiêu bài đồng dao chúng tôi đã cùng hát trong những đêm trăng rằm tôi đã không còn nhớ nữa, nhưng ký ức về đoàn tàu, về những trò chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, nu na nu nống, bịt mắt bắt dê gắn liền với những bài hát mà chúng tôi đã hát suốt những tháng ngày bên nhau vẫn luôn làm tôi nhớ mãi.
Nhớ những đêm trăng, lũ con gái chúng tôi ngồi ngắm chị Hằng, thằng Cuội rồi ngêu ngao: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Thả trâu ăn lúa…gọi cha ời ời. Cha còn cắt cỏ trên đồi. Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên”. Đám con trai thấy vậy cũng xúm lại chạy ra hát: “Ông trẳng, ông trăng. Xuống chơi ông chánh. Ông chánh cho mõ. Xuống chơi nồi chõ. Nồi chõ cho vung…”. Bao nhiêu đêm trăng đã qua, chúng tôi lớn lên với những bài đồng dao hát mãi mà trăng không bao giờ tàn. Chẳng biết bây giờ trong đám bạn cũ ấy ngày xưa, có đứa nào từng nhớ về những tháng ngày tuổi thơ đầy thân thuộc?
Còn tôi, đêm nay lại mỉm cười. Thao thức…
(Hoàng Yến Anh)
Tôi nhớ từng đọc được ở đâu đó rằng khi người ta còn nhớ về ký ức tuổi thơ, tức là người ta đang sống tốt đẹp. Những ngày cuối năm luôn là những ngày bận rộn, tôi mệt mỏi tới mức chỉ cần đặt lưng xuống gi.ường là có thể ngủ thiếp. Ấy vậy mà không hiểu tại sao, những đêm cuối cùng của năm cũ, tôi cứ thao thức hoài và nghĩ về những ký ức tuổi thơ. Mùa này ở quê nhà, không biết trời đã trở lạnh chưa. Bao nhiêu mùa đông đã qua rồi, tôi và cậu em trai sinh đôi đã rời con phố nhỏ để nối dài ước mơ nơi phương trời mới.
Thị trấn dấu yêu chỉ còn trong niềm nhớ. Nơi đó, vào mỗi mùa đông, trước trường tiểu học, những bà bán hàng rong vẫn ngồi đó quạt ngô để bán cho các anh chị đang học trong trung tâm ngoại ngữ. Mùi ngô nướng thơm lừng tan tỏa suốt con đường từ trường nối dài ra chợ Giắt. Trong ánh lửa bập bùng giữa những ngày đông, tôi thường trốn mẹ chạy qua phía bên kia đường, ngồi bên bà bán hàng rong xa lạ huyên thuyên kể chuyện, xin bà ủ ấm đôi bàn tay và chờ cho đến khi học sinh tan trường về hết. Hình ảnh người phụ nữ với chiếc nón lụp xụp với gánh hàng trên vai lặng lẽ thu dọn “đồ đạc” rồi lặng lẽ bước đi trong những đêm mùa đông ẩm ướt đã ám ảnh tôi suốt những năm tháng ấu thơ.
Ảnh: VnExpress.
Khi những cơn gió mùa đông bắc tràn về, mẹ thường lục tung ngăn tủ, chọn cho chúng tôi những chiếc áo len ấm nhất để mặc. Có những chiếc áo đã chật, đã rách nách, mẹ đem khâu lại rồi tặng cho những đứa trẻ khác. Những bộ quần áo mùa hè cũ rích của hai chị em, mẹ thường nhét vào một tấm vải lớn rồi khâu thành gối. Có lần không hiểu thế nào mà chiếc gối bật tung tóe, quần áo rơi tràn lan ra trên gi.ường. Tôi tròn xoe mắt nhìn, đưa tay ra vuốt chúng thật phẳng phiu rồi đem áp vào ngực mình, tủm tỉm cười thích thú. Tôi bảo mẹ khâu lại chiếc gối và nâng niu nó như báu vật của mình.
Sau này khi gia đình có điều kiện hơn một chút, mẹ đã mua cho chị em chúng tôi những chiếc gối hoa đẹp hơn, ruột của nó cũng mềm hơn nhưng chiếc gối cũ với “bộ ruột” chất đầy những ngày tháng cũ của hai chị em vẫn luôn là chiếc gối mà tôi yêu thích nhất cho đến tận bây giờ. Đôi khi tôi vẫn thường nằm vắt tay lên trán và tự hỏi không biết giữa cuộc sống giàu sang bây giờ, có bà mẹ nào còn cần mẫn ngồi gom những bộ quần áo nát nhàu, cũ rích của những đứa con mình để khâu lại thành chiếc gối như thuở nào mẹ đã từng làm như thế cho chị em tôi?
Hôm qua trong lúc ngồi tìm những hình ảnh để giới thiệu về phong cảnh Việt Nam cho bạn bè Đức, hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu lại đưa tôi trở về với miền ký ức ngọt ngào xa thăm thẳm. Dễ cũng đến hai mươi năm rồi. Ngày đó vào mỗi dịp hè, bố mẹ thường gửi hai chị em tôi về quê nội, nơi mà những đứa trẻ lúc nào cũng chân lấm tay bùn. Tôi vẫn thường theo chúng ra những cánh đồng, lặng lẽ nhìn những đàn bò thong dong gặm cỏ và đám vịt con nằm rỉa lông trên bờ rồi tự hỏi, nếu bố không lấy mẹ, nếu nhà mình không chuyển ra thị trấn, có khi nào chị em tôi cũng đang lẫn trong đám trẻ này không?
Ảnh: VnExpress.
Bố vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những ngày đi chăn bò cùng các bạn, lần nào cũng cởi truồng nhảy xuống tắm sông. Có lúc bị đám bạn trên bờ đem quần áo đi giấu tiệt, thế là phải long nhong trần trụi với đám bò về nhà. Tôi nhớ cả những lần anh họ tôi bị bạn bè xui nếu nhảy xuống sông trong dòng nước đục ngầu, lặn một lúc rồi mở mắt ra thì sẽ nhìn thấy… bác Hồ ở đó, anh tin thật và cũng làm theo. Bác Hồ ở đâu chẳng thấy, nhưng đôi mắt thì đỏ hoe. Ký ức đó đã theo bố, theo anh suốt những tháng năm dài đằng đẵng.
Đến bây giờ, điều khiến tôi nuối tiếc nhất là những ngày tháng đó đã quá nhút nhát nên không tận hưởng hết những ngày hè sôi nổi ấy, không dám cưỡi trên lưng trâu, không dám lùa vịt mà chỉ biết đi theo lặng lẽ nhìn. Hè vừa rồi, khi bố mẹ chở tôi về quê và đưa tôi ra mộ thắp hương cho ông, nhìn những đứa trẻ chăn bò trong nghĩa trang xã, tôi lại nhớ những ngày tháng cũ diết da. Chúng nhìn tôi rất lâu, còn tôi cứ bần thần suốt cả đoạn đường về nhà. Không biết đến bao giờ chúng mới có thể thoát khỏi những đói nghèo và tôi tự hỏi không biết bao nhiêu những tiến sỹ, kỹ sư bây giờ đã là những con người từng đi chăn bò một thời năm đó? Có thể những đứa trẻ đang ngồi tránh nắng bên cạnh ngôi mộ được xây bằng đá kia đang ao ước được như tôi, nhưng có một điều tôi biết: "Tuổi thơ của chúng là những ngày rất tuyệt".
Có lẽ, ký ức tuổi thơ in đậm nhất trong tôi cho đến tận bây giờ có lẽ vẫn là những đêm trăng rằm ở xóm Mới (mà bây giờ là phố Tân Sơn) cùng lũ bạn hàng xóm xếp thành những đoàn tàu đi dọc suốt cả con đường, vừa đi vừa nghêu ngao hát: “Một đoàn tàu. Nhỏ tí xíu. Bước mau mau. Người đi đầu là chú lái tàu” hay “Dungdăng dung dẻ.Dắt trẻ đi chơi. Đến ngõ nhà Trời. Lạy Cậu lạy Mợ. Cho chó về quê. Cho dê đi học. Cho cóc ở nhà. Cho gà bới bếp”. Bao nhiêu bài đồng dao chúng tôi đã cùng hát trong những đêm trăng rằm tôi đã không còn nhớ nữa, nhưng ký ức về đoàn tàu, về những trò chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, nu na nu nống, bịt mắt bắt dê gắn liền với những bài hát mà chúng tôi đã hát suốt những tháng ngày bên nhau vẫn luôn làm tôi nhớ mãi.
Nhớ những đêm trăng, lũ con gái chúng tôi ngồi ngắm chị Hằng, thằng Cuội rồi ngêu ngao: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Thả trâu ăn lúa…gọi cha ời ời. Cha còn cắt cỏ trên đồi. Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên”. Đám con trai thấy vậy cũng xúm lại chạy ra hát: “Ông trẳng, ông trăng. Xuống chơi ông chánh. Ông chánh cho mõ. Xuống chơi nồi chõ. Nồi chõ cho vung…”. Bao nhiêu đêm trăng đã qua, chúng tôi lớn lên với những bài đồng dao hát mãi mà trăng không bao giờ tàn. Chẳng biết bây giờ trong đám bạn cũ ấy ngày xưa, có đứa nào từng nhớ về những tháng ngày tuổi thơ đầy thân thuộc?
Còn tôi, đêm nay lại mỉm cười. Thao thức…
(Hoàng Yến Anh)
Hiệu chỉnh: