Kỳ thi Quốc gia 2015: Thi tối thiểu 4 môn

kotori-chan

hãy trân trọng những gì bạn đang có
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/7/2014
Bài viết
760
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT chiều ngày 9/9, phương án kỳ thi quốc gia đã được “chốt”. Cụ thể thí sinh sẽ phải thi tối thiểu là 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ.

Thi tối thiểu 4 môn

Theo Bộ GD-ĐT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo;
62b1a997-780d-4bd7-a618-88044ce816e4.jpg

Từ năm 2015, trên cả nước sẽ chỉ có 1 kỳ thi quốc gia (Ảnh: Việt Hùng)
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường;

Với những học sinh, học viên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với việc tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó để bắt đầu từ năm 2017 sẽ có một số bài thi tích hợp trong Kỳ thi THPT quốc gia.

Thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh ĐH sau
Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy, thí sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi quốc gia.

Theo Bộ GD-ĐT, như vậy, đối với tuyển sinh ĐH, CĐ đã tách khâu thi và khâu xét tuyển, tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.

Cả địa phương và trường đại học cùng tổ chức thi
Về tổ chức thi, để đảm bảo tính nghiêm túc, tính chính xác, khách quan và độ tin cậy của kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi, chấm thi theo các Cụm thi tập trung. Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng với giáo viên các trường THPT.

Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả của Kỳ thi để tuyển sinh, sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ.

Còn với các thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH (tương tự như các Cụm thi ĐH năm 2014) do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT

Trong 3 phương án mà Bộ đã công bố trước đây, phương án được lựa chọn này chính là phương án 1được hoàn thiện sau khi Bộ GDĐT tham khảo ý kiến trên diện rộng với các nhóm đối tượng chính gồm: Giám đốc các sở GDĐT, Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ; Cán bộ chuyên trách Phòng Khảo thí và lãnh đạo các sở GDĐT; Các trường ĐH, CĐ; Giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh các trường THPT trong cả nước; và một số chuyên gia, phóng viên báo chí.

 
Sao Bộ không báo trước mấy năm cho người ta còn chuẩn bị chứ. Khổ thân 97. Nếu xác định thi khối A, B ngay từ đầu, Văn, Anh học không chú tâm cho lắm thì nguy cơ trượt tốt nghiệp rất cao. Đề thi chung nên Anh, Văn lại khó nữa.
 
Sao Bộ không báo trước mấy năm cho người ta còn chuẩn bị chứ. Khổ thân 97. Nếu xác định thi khối A, B ngay từ đầu, Văn, Anh học không chú tâm cho lắm thì nguy cơ trượt tốt nghiệp rất cao. Đề thi chung nên Anh, Văn lại khó nữa.

Mới năm ngoái thi Tốt nghiệp, AV không là môn bắt buộc nên nhỏ em họ mình nó cũng hơi lơ là AV, ai ngờ năm nay quả này @@ Thời buổi Kinh tế hội nhập hội tụ thế này vậy mà lại đã từng có quyết định AV không là môn bắt buộc @@, bó tay
 
Mới năm ngoái thi Tốt nghiệp, AV không là môn bắt buộc nên nhỏ em họ mình nó cũng hơi lơ là AV, ai ngờ năm nay quả này @@ Thời buổi Kinh tế hội nhập hội tụ thế này vậy mà lại đã từng có quyết định AV không là môn bắt buộc @@, bó tay

Năm nay ai thi khối D Toán Văn Anh thì đỡ vất vả hơn chứ ai học khối A, B mà chểnh mảng Anh Văn thì khổ rồi. Đúng là thời đại kinh tế hội nhập này cho dù học khối nào, ngành nào đi nữa thì Văn Anh cũng rất quan trọng. Nhưng Bộ đưa ra quyết định gấp quá đi mất.:(
 
Năm nay ai thi khối D Toán Văn Anh thì đỡ vất vả hơn chứ ai học khối A, B mà chểnh mảng Anh Văn thì khổ rồi. Đúng là thời đại kinh tế hội nhập này cho dù học khối nào, ngành nào đi nữa thì Văn Anh cũng rất quan trọng. Nhưng Bộ đưa ra quyết định gấp quá đi mất.:(

Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp thích điều này =)) =))
 
Tôi ủng hộ hướng đi này, các em nhà mình phải có 1 nền tảng chung để có thể tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp theo. Theo tôi nên thi Lịch sử. Vì phải biết được truyền thống dân tộc mình thì mới có thể tự hào và đi lên, đồng thời biết được những điều mà trong lịch sử dân tộc ta chưa làm được để mình biến giấc mơ của dân tộc thành hiện thực. Các em chính là người thực hiện giấc mơ đó mà.
 
benten
Tôi ủng hộ hướng đi này, các em nhà mình phải có 1 nền tảng chung để có thể tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp theo. Theo tôi nên thi Lịch sử. Vì phải biết được truyền thống dân tộc mình thì mới có thể tự hào và đi lên, đồng thời biết được những điều mà trong lịch sử dân tộc ta chưa làm được để mình biến giấc mơ của dân tộc thành hiện thực. Các em chính là người thực hiện giấc mơ đó mà.
Ok bạn. Học Lịch sử rất tốt, biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đó là điều rất đáng quý. Nhưng mà học thì phải có niềm đam mê mới học được chứ bắt ép học thì không có hiệu quả. Ngày xưa sợ môn Sử lắm. Mà khổ cái là cứ đọc bài báo nào về nhân vật, sự kiện lịch sử thì hứng thú lắm nhưng cứ động đến sách vở là thấy buồn ngủ. Chắc nhà trường phải tạo cho học sinh hứng thú, niềm đam mê với môn Sử chứ học lý thuyết không thì chán quá.:)
 
chuyentinhmuathu1807 : uh, thấy cô là người dẫn dắt các em vào môn như thế nào nữa, truyền cảm hứng cho các em. Ngày học cấp 2 tuy mình không có ý định theo hối C hay nghiên cứu về sử nhưng rất thích nghe những bài giảng của cô giáo Thuận - Trường THCS Tiên Hưng, mà đa phần là hiểu bài luôn trên lớp ấy. Mình chẳng phải đọc thuộc lòng như các môn XH khác mà vẫn đạt 7-8 điểm khi thi đấy, tuy ngày đó không có nhiều thiết bị hỗ trợ, không được tiếp cận công nghệ hiện đại như ngày nay đâu nhé. Và môn hóa học cũng vậy, thầy mình dạy siêu luôn, làm cho mình yêu luôn môn và vào đội hs giỏi cảu thầy luôn trong năm đầu theo hóa học. Biết ơn thầy cô nhiều nhiều.^--^
Nhìn các em trên vùng cao nơi cuộc sống vẫn còn khó khăn, mình lại nhớ ngày xưa, chỉ có mỗi quyển sách giáo khoa thôi nhưng cô giáo mình đã truyền hết nhiệt huyết vào bài giảng.
ví như đoạn video này rất sinh động này, chác chắn sẽ hấp dẫn các em nhỏ https://www.youtube.com/watch?v=TWWGivxgU2c
 
Đúng là như vậy. Toán, văn có thể học được, nhưng đối với Anh, làm bài kiểm tra trên lớp còn cố gắng mãi mới trên trung bình, thì đề thi khối D biết làm sao? T^T benten
 
Đúng là như vậy. Toán, văn có thể học được, nhưng đối với Anh, làm bài kiểm tra trên lớp còn cố gắng mãi mới trên trung bình, thì đề thi khối D biết làm sao? T^T benten

Muốn thi khối D mà lại ngại AV @
 
Lan Thanh theo tớ thì AV cũng dễ theo, nếu chịu cố gắng ngay từ ban đầu. Vì kiến thức mỗi ngày của nó k nhiều, và ôn đi ôn lại
Nhưng bây giờ theo thì thật khó, vì mĩnh vẫn phải cố gắng mấy môn thi đại học chính :v
Thế nào trượt tốt nghiệp, đậu đại học nhỉ? :v
 
Lan Thanh theo tớ thì AV cũng dễ theo, nếu chịu cố gắng ngay từ ban đầu. Vì kiến thức mỗi ngày của nó k nhiều, và ôn đi ôn lại
Nhưng bây giờ theo thì thật khó, vì mĩnh vẫn phải cố gắng mấy môn thi đại học chính :v
Thế nào trượt tốt nghiệp, đậu đại học nhỉ? :v

Câu trên không phải tui nói tui đâu nhưng sao đọc giống như bạn đang tư vấn cho tui dzậy:))
 
benten
chuyentinhmuathu1807 : uh, thấy cô là người dẫn dắt các em vào môn như thế nào nữa, truyền cảm hứng cho các em. Ngày học cấp 2 tuy mình không có ý định theo hối C hay nghiên cứu về sử nhưng rất thích nghe những bài giảng của cô giáo Thuận - Trường THCS Tiên Hưng, mà đa phần là hiểu bài luôn trên lớp ấy. Mình chẳng phải đọc thuộc lòng như các môn XH khác mà vẫn đạt 7-8 điểm khi thi đấy, tuy ngày đó không có nhiều thiết bị hỗ trợ, không được tiếp cận công nghệ hiện đại như ngày nay đâu nhé. Và môn hóa học cũng vậy, thầy mình dạy siêu luôn, làm cho mình yêu luôn môn và vào đội hs giỏi cảu thầy luôn trong năm đầu theo hóa học. Biết ơn thầy cô nhiều nhiều.^--^
Nhìn các em trên vùng cao nơi cuộc sống vẫn còn khó khăn, mình lại nhớ ngày xưa, chỉ có mỗi quyển sách giáo khoa thôi nhưng cô giáo mình đã truyền hết nhiệt huyết vào bài giảng.
ví như đoạn video này rất sinh động này, chác chắn sẽ hấp dẫn các em nhỏ https://www.youtube.com/watch?v=TWWGivxgU2c
Video hay đấy. Cảm ơn đã chia sẻ :KSV@01:
 
×
Quay lại
Top Bottom