- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Trên bàn biên tập
Lãng mạn và cổ điển. Một Venice sống động khiến người đọc chỉ muốn để dành tiền sang Venice nghỉ Hè và tìm kiếm tình yêu ngay.
PLOY
“Một tâm hồn không hoàn hảo, hay nghĩ đến những tình yêu không hoàn hảo, và lựa chọn những kết cục không hoàn hảo”
Tôi viết câu chuyện này khi một mùa dài đã qua và Venice dường như chỉ còn ở lại trong ký ức. Người ta không thể xoá đi hình ảnh của bất kỳ ai trong ký ức; cái gọi là “quên” có lẽ chỉ là sự chấp nhận với nụ cười dịu dàng hoặc chua chát. Tôi đang rất nhớ em và tôi cầm bút lên… Em trở về thật gần, Venice cũng trở về thật gần…
Năm đó chúng tôi là hai sinh viên duy nhất của trường Mỹ Thuật sau khi tốt nghiệp được đi thực tập ở Italia. Và chúng tôi chọn Venice làm nơi hoàn thành tác phẩm cho khoá học. Đêm cuối cùng ở Firenze, tôi và em ngồi thật lâu bên cốc cappucino nghi ngút khói:
- Tại sao em chọn Venice hả Cá Khô?
- Vì em chưa biết yêu! Venice sẽ giúp em… Còn anh?
- Anh thì ngược lại. Vì anh yêu rồi!
Cười.
Chúng tôi là anh em họ. Một quan hệ gia phả lằng nhằng mà người ta vẫn gọi đùa là “họ hàng đại bác bắn ba đời không tới.” Thế nào nhỉ? Ba em là anh ruột cô Phương, cô Phương đám cưới với chú Danh vốn là em trai của mẹ tôi. Vậy đấy chúng tôi trở thành anh em. Chúng tôi cùng tuổi, lớn lên cùng nhau, học cùng trường và mơ ước như nhau. Đã có lần tôi và em tự hỏi “không biết từ bé đến giờ, đã có gì chúng tôi không gắn chữ ‘cùng’ vào hay chưa?” Thế giới của em có những gam màu nóng ấm, chủ nghĩa siêu hiện thực của Van Gogh, khúc mùa Xuân của Vivaldi, sữa đậu nành và kẹo lạc 2000 đồng một gói to đùng. Thế giới của tôi đa số lại là màu lạnh, cảm giác cô quạnh trong tranh của Dali, nhạc Trịnh… và em. Thầy giáo của chúng tôi rất ít khen, nhưng khi đã khen thì thường dùng những lời . Có lần thầy bảo: “Xem tranh của hai đứa xong, mới cảm thấy đủ hai mặt của một tâm hồn.” Chúng tôi sướng râm ran. Mỗi lần như thế lại tự thưởng cho mình bằng một buổi ngồi thật lâu trong quán nước trước trường và… bóc vé số. Chúng tôi chẳng trúng được bao lần, mà cũng may là thầy chẳng mấy khi khen.
Tam Nguyên. Lần đầu tiên tôi nhớ ra em có cái tên ấy là khi chúng tôi vào lớp 1. Cô giáo gọi: “Nguyễn Tam Nguyên”. Cả lớp im lặng. “Nguyễn Tam Nguyên”. Cô giáo lặp lại. Em ngồi bên cạnh thì thầm: “Hình như cô gọi em anh ạ!” – “Phải là Cá Khô chứ, Nguyên nào?”. Đến khi cô giáo gọi tên hết cả lớp, em mới đưa tay hỏi: “Thưa cô, cô chưa gọi con ạ! Tên con là Cá Khô.” Đến tận bây giờ em vẫn luôn yêu thích cái tên ấy. Nó là một phần tuổi thơ trong em, trong tôi. Tôi biết chỉ mỗi tôi gọi em bằng cái tên ấy, chỉ mỗi tôi và em biết cái tên ấy có ý nghĩa thế nào, chỉ mỗi tôi và em biết nó quý giá biết bao nhiêu…
- Em ngoan, đừng ốm nữa nhé! Phải ăn nhiều vào! Mẹ anh bảo ai không ăn nhiều sẽ như con cá khô thôi.
- Thế cá khô xấu lắm hả anh?
- Anh chả biết nhưng mà mẹ bảo hôi lắm! Em mà ốm nhiều thì sẽ… hôi như cá khô đấy…
****
Lãng mạn và cổ điển. Một Venice sống động khiến người đọc chỉ muốn để dành tiền sang Venice nghỉ Hè và tìm kiếm tình yêu ngay.
PLOY
“Một tâm hồn không hoàn hảo, hay nghĩ đến những tình yêu không hoàn hảo, và lựa chọn những kết cục không hoàn hảo”
Tôi viết câu chuyện này khi một mùa dài đã qua và Venice dường như chỉ còn ở lại trong ký ức. Người ta không thể xoá đi hình ảnh của bất kỳ ai trong ký ức; cái gọi là “quên” có lẽ chỉ là sự chấp nhận với nụ cười dịu dàng hoặc chua chát. Tôi đang rất nhớ em và tôi cầm bút lên… Em trở về thật gần, Venice cũng trở về thật gần…
Năm đó chúng tôi là hai sinh viên duy nhất của trường Mỹ Thuật sau khi tốt nghiệp được đi thực tập ở Italia. Và chúng tôi chọn Venice làm nơi hoàn thành tác phẩm cho khoá học. Đêm cuối cùng ở Firenze, tôi và em ngồi thật lâu bên cốc cappucino nghi ngút khói:
- Tại sao em chọn Venice hả Cá Khô?
- Vì em chưa biết yêu! Venice sẽ giúp em… Còn anh?
- Anh thì ngược lại. Vì anh yêu rồi!
Cười.
Chúng tôi là anh em họ. Một quan hệ gia phả lằng nhằng mà người ta vẫn gọi đùa là “họ hàng đại bác bắn ba đời không tới.” Thế nào nhỉ? Ba em là anh ruột cô Phương, cô Phương đám cưới với chú Danh vốn là em trai của mẹ tôi. Vậy đấy chúng tôi trở thành anh em. Chúng tôi cùng tuổi, lớn lên cùng nhau, học cùng trường và mơ ước như nhau. Đã có lần tôi và em tự hỏi “không biết từ bé đến giờ, đã có gì chúng tôi không gắn chữ ‘cùng’ vào hay chưa?” Thế giới của em có những gam màu nóng ấm, chủ nghĩa siêu hiện thực của Van Gogh, khúc mùa Xuân của Vivaldi, sữa đậu nành và kẹo lạc 2000 đồng một gói to đùng. Thế giới của tôi đa số lại là màu lạnh, cảm giác cô quạnh trong tranh của Dali, nhạc Trịnh… và em. Thầy giáo của chúng tôi rất ít khen, nhưng khi đã khen thì thường dùng những lời . Có lần thầy bảo: “Xem tranh của hai đứa xong, mới cảm thấy đủ hai mặt của một tâm hồn.” Chúng tôi sướng râm ran. Mỗi lần như thế lại tự thưởng cho mình bằng một buổi ngồi thật lâu trong quán nước trước trường và… bóc vé số. Chúng tôi chẳng trúng được bao lần, mà cũng may là thầy chẳng mấy khi khen.
Tam Nguyên. Lần đầu tiên tôi nhớ ra em có cái tên ấy là khi chúng tôi vào lớp 1. Cô giáo gọi: “Nguyễn Tam Nguyên”. Cả lớp im lặng. “Nguyễn Tam Nguyên”. Cô giáo lặp lại. Em ngồi bên cạnh thì thầm: “Hình như cô gọi em anh ạ!” – “Phải là Cá Khô chứ, Nguyên nào?”. Đến khi cô giáo gọi tên hết cả lớp, em mới đưa tay hỏi: “Thưa cô, cô chưa gọi con ạ! Tên con là Cá Khô.” Đến tận bây giờ em vẫn luôn yêu thích cái tên ấy. Nó là một phần tuổi thơ trong em, trong tôi. Tôi biết chỉ mỗi tôi gọi em bằng cái tên ấy, chỉ mỗi tôi và em biết cái tên ấy có ý nghĩa thế nào, chỉ mỗi tôi và em biết nó quý giá biết bao nhiêu…
- Em ngoan, đừng ốm nữa nhé! Phải ăn nhiều vào! Mẹ anh bảo ai không ăn nhiều sẽ như con cá khô thôi.
- Thế cá khô xấu lắm hả anh?
- Anh chả biết nhưng mà mẹ bảo hôi lắm! Em mà ốm nhiều thì sẽ… hôi như cá khô đấy…
****