- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không cần mất tiền để tham gia các khóa học làm giàu, các buổi hướng nghiệp, những cuộc cà phê học thuật… Bạn có thể học “miễn phí” bằng rất nhiều cách như…
Trò chuyện với người mà bạn ngưỡng mộ
Những người này có ở xung quanh bạn, từ bạn bè, anh chị, thầy cô, đến người yêu… Họ sẽ có những ưu điểm vượt trội, hoặc một năng khiếu đặc biệt. Hãy tìm hiểu và đặt vấn đề nơi họ bằng cấu trúc 5W (what — why — who — when — how), có nghĩa là bạn hãy xoáy sâu vào khả năng đặc biệt của họ. Hỏi họ đã làm như thế nào, lí do tại sao, làm với ai, làm trong thời gian nào, và làm bằng cách nào, cách họ thực hiện mục tiêu, vượt qua khó khăn, và đạt đến thành công ra sao… Hãy chịu khó lắng nghe, và những bài học đó dễ tiếp thu rất nhiều so với những câu nói chung chung tại các buổi kĩ năng: “Chỉ cần có đam mê, chỉ cần cố gắng, là bạn sẽ thành công”.
Viết ra — ghi nhớ - thực hành
Khi bạn bị ấn tượng mạnh bởi một câu nói nào đó, hãy ghi lại và dán ở nơi dễ nhớ: tủ lạnh, bàn học, cửa ra vào… để ghi nhớ và suy ngẫm hằng ngày. Bạn có thể thấy câu nói đó hay ở hiện tại nhưng bạn chỉ thật sự “thấm” khi trải nghiệm. Hãy liên hệ thực tế từ những câu nói đó và lấy đó làm “kim chỉ nam” cho mình. Để khi gặp phải tình huống thử thách, trong đầu bạn sẽ “bật” ra ngay câu nói đó và bạn làm đúng như điều mà bạn tâm đắc.
Những bài viết trên mạng luôn hữu ích, đa dạng và…miễn phí
Đừng xem thường những bài kĩ năng trên mạng. Nó không khuôn mẫu như cách mà chuyên gia tâm lí hay tư vấn, nhưng mới lạ, sáng tạo và suy nghĩ cởi mở. Đọc nhiều bài khác nhau sẽ giúp bạn tự so sánh, đối chiếu. Khi đã quen với các dạng bài kĩ năng, bạn sẽ tự hình thành “quy tắc sống” cho mình. Bạn có thể tìm hiểu về bất cứ điều gì bằng cách google. Chẳng hạn như muốn biết người đó có yêu thật lòng hay không, dấu hiệu sắp tan vỡ, làm sao để giàu có, rớt đại học thì nên làm gì…, hàng triệu kết quả, hàng triệu bài viết đang chờ bạn khám phá. Tất cả đều miễn phí. Đi đến các buổi kĩ năng, người ta cũng chỉ nói những vấn đề như thế, thậm chí nói không đầy đủ.
Những buổi kỹ năng do sinh viên tổ chức
Nếu có những chương trình, hội nghị do sinh viên tổ chức, hãy tích cực tham gia. Các buổi này gần như miễn phí và tạo không khí thân thiện cho bạn. Cách họ diễn đạt dễ hiểu hơn, khiến bạn nhớ lâu hơn. Có thể kinh nghiệm sống của họ chưa nhiều nhưng họ có thể mời được những người giàu kinh nghiệm. Chương trình có quy mô ra sao không quan trọng, quan trọng là nội dung họ truyền đạt được những gì.
Ghi nhớ ví dụ thực tiễn trước, lí thuyết sau
Khi nghĩ đến câu nói: “Chỉ cần có đam mê, là bạn sẽ thành công”, chúng ta sẽ có nhiều liên tưởng không chính xác, chẳng hạn như bạn nghĩ đến việc bạn cố gắng tập thể thao và trở thành vận động viên, trong khi người khác nghĩ rằng họ có thể bỏ công việc hiện tại của họ để theo đuổi đam mê và thành công. Nhưng rồi chúng ta đều không thành công vì đã nghĩ chưa đầy đủ về câu nói ấy. Thay vì nhớ 1 câu nói, trước hết hãy ghi nhớ 1 câu chuyện có liên quan. Từ câu chuyện đó bạn có thể đúc kết được nhiều bài học khác nhau, từ đó định hướng theo cách của mình.
Trò chuyện với người mà bạn ngưỡng mộ
Những người này có ở xung quanh bạn, từ bạn bè, anh chị, thầy cô, đến người yêu… Họ sẽ có những ưu điểm vượt trội, hoặc một năng khiếu đặc biệt. Hãy tìm hiểu và đặt vấn đề nơi họ bằng cấu trúc 5W (what — why — who — when — how), có nghĩa là bạn hãy xoáy sâu vào khả năng đặc biệt của họ. Hỏi họ đã làm như thế nào, lí do tại sao, làm với ai, làm trong thời gian nào, và làm bằng cách nào, cách họ thực hiện mục tiêu, vượt qua khó khăn, và đạt đến thành công ra sao… Hãy chịu khó lắng nghe, và những bài học đó dễ tiếp thu rất nhiều so với những câu nói chung chung tại các buổi kĩ năng: “Chỉ cần có đam mê, chỉ cần cố gắng, là bạn sẽ thành công”.
Viết ra — ghi nhớ - thực hành
Khi bạn bị ấn tượng mạnh bởi một câu nói nào đó, hãy ghi lại và dán ở nơi dễ nhớ: tủ lạnh, bàn học, cửa ra vào… để ghi nhớ và suy ngẫm hằng ngày. Bạn có thể thấy câu nói đó hay ở hiện tại nhưng bạn chỉ thật sự “thấm” khi trải nghiệm. Hãy liên hệ thực tế từ những câu nói đó và lấy đó làm “kim chỉ nam” cho mình. Để khi gặp phải tình huống thử thách, trong đầu bạn sẽ “bật” ra ngay câu nói đó và bạn làm đúng như điều mà bạn tâm đắc.
Những bài viết trên mạng luôn hữu ích, đa dạng và…miễn phí
Đừng xem thường những bài kĩ năng trên mạng. Nó không khuôn mẫu như cách mà chuyên gia tâm lí hay tư vấn, nhưng mới lạ, sáng tạo và suy nghĩ cởi mở. Đọc nhiều bài khác nhau sẽ giúp bạn tự so sánh, đối chiếu. Khi đã quen với các dạng bài kĩ năng, bạn sẽ tự hình thành “quy tắc sống” cho mình. Bạn có thể tìm hiểu về bất cứ điều gì bằng cách google. Chẳng hạn như muốn biết người đó có yêu thật lòng hay không, dấu hiệu sắp tan vỡ, làm sao để giàu có, rớt đại học thì nên làm gì…, hàng triệu kết quả, hàng triệu bài viết đang chờ bạn khám phá. Tất cả đều miễn phí. Đi đến các buổi kĩ năng, người ta cũng chỉ nói những vấn đề như thế, thậm chí nói không đầy đủ.
Những buổi kỹ năng do sinh viên tổ chức
Nếu có những chương trình, hội nghị do sinh viên tổ chức, hãy tích cực tham gia. Các buổi này gần như miễn phí và tạo không khí thân thiện cho bạn. Cách họ diễn đạt dễ hiểu hơn, khiến bạn nhớ lâu hơn. Có thể kinh nghiệm sống của họ chưa nhiều nhưng họ có thể mời được những người giàu kinh nghiệm. Chương trình có quy mô ra sao không quan trọng, quan trọng là nội dung họ truyền đạt được những gì.
Ghi nhớ ví dụ thực tiễn trước, lí thuyết sau
Khi nghĩ đến câu nói: “Chỉ cần có đam mê, là bạn sẽ thành công”, chúng ta sẽ có nhiều liên tưởng không chính xác, chẳng hạn như bạn nghĩ đến việc bạn cố gắng tập thể thao và trở thành vận động viên, trong khi người khác nghĩ rằng họ có thể bỏ công việc hiện tại của họ để theo đuổi đam mê và thành công. Nhưng rồi chúng ta đều không thành công vì đã nghĩ chưa đầy đủ về câu nói ấy. Thay vì nhớ 1 câu nói, trước hết hãy ghi nhớ 1 câu chuyện có liên quan. Từ câu chuyện đó bạn có thể đúc kết được nhiều bài học khác nhau, từ đó định hướng theo cách của mình.
Theo Mực Tím