- Tham gia
- 7/10/2011
- Bài viết
- 319
Trong cuộc sống có rất nhiều lúc bạn phải thuyết phục ai đó, thương lượng với họ để họ đồng ý những gì bạn muốn. Nghe thì có vẻ như khá là cao siêu nhưng hãy thử nhớ lại xem, bạn thường xuyên phải thuyết phục mọi người đó. Thuyết phục bố mẹ cho bạn thi trường ĐH mà bạn yêu thích, thuyết phục bố mẹ mua xe máy cho bạn, thuyết phục bố mẹ cho đi chơi…
Trong kinh doanh cũng vậy có những lúc bạn phải thuyết phục khách hàng hay đối tác của mình. Nhưng thuyết phục với bố mẹ hay đối tác cũng có chung một số nguyên tắc mà bạn có thể tuân theo để đạt được kết quả tốt trong đàm phán. Đây cũng là một kỹ năng trong bộ kỹ năng mềm mà bạn trẻ cần trang bị cho mình trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Nêu rõ những lợi ích mà đối phương sẽ nhận được khi họ chấp nhận yêu cầu của bạn. Ví dụ như nếu bố mẹ cho đi chơi thì hứa sẽ học bài tốt, điểm cao hay nếu đối tác tài trợ họ sẽ được quảng cáo miễn phí…
Đưa ra con số cụ thể, bạn nói tràng giang đại hải cuối cùng người nghe chằng nhớ bạn đang nói gì. Con số cụ thể sẽ giúp đối phương hiểu rõ ngay vấn đề, hình dung được lợi ích mà họ được nhận và có cảm giác kiểm soát được những cam kết mà bạn thỏa thuận với họ. Hãy đưa ra một con số cụ thể ví dụ như điểm tổng kết sẽ là 8.0 hay bạn sẽ được hưởng 10% lợi nhuận chẳng hạn.
Quan sát biểu hiện của đối phương. Điều này cũng khá quan trọng, nhìn vào cách biểu lộ cảm xúc của đối phương bạn có thể thay đổi cách đàm phán cho phù hợp. Ví dụ nếu thấy đối phương có vẻ không ưng ý thì có thể nêu thêm lợi ích mà họ nhận được, hoặc nếu họ rất cần thứ bạn đang có thì bạn có thể “làm giá”.
Nhượng bộ khi cần thiết, đừng quá cứng nhắc khi đòi hỏi những yêu cầu. Quan sát và nhượng bộ khi cần thiết giúp bạn đạt được lợi ích tốt nhất.
Lắng nghe đối tác, không phải bạn đi đàm phán là bạn thao thao bất tuyệt về những mong muốn của bạn. Hãy lắng nghe những nhận xét, những yêu cầu từ đối phương. Khi họ nói ra yêu cầu là họ đã mong muốn thương lượng với bạn rồi.
“Dù là thuyết phục bố mẹ cho đi chơi, hay thuyết phục trong kinh doanh cũng vậy. Đều nhằm mục đích đạt được cái mình có nhưng cũng phải thỏa mãn đối phương”
Điều quan trọng là dù thỏa thuận với ai, như thế nào, vấn đề gì, hãy cho đối phương thấy rõ thiện chí và sự chân thành của bạn. Mọi cuộc kết giao sẽ đổ vỡ nếu như bạn không tạo được lòng tin ở người tiếp nhận.
Nguồn Kỹ năng thuyết trình
Trong kinh doanh cũng vậy có những lúc bạn phải thuyết phục khách hàng hay đối tác của mình. Nhưng thuyết phục với bố mẹ hay đối tác cũng có chung một số nguyên tắc mà bạn có thể tuân theo để đạt được kết quả tốt trong đàm phán. Đây cũng là một kỹ năng trong bộ kỹ năng mềm mà bạn trẻ cần trang bị cho mình trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Nêu rõ những lợi ích mà đối phương sẽ nhận được khi họ chấp nhận yêu cầu của bạn. Ví dụ như nếu bố mẹ cho đi chơi thì hứa sẽ học bài tốt, điểm cao hay nếu đối tác tài trợ họ sẽ được quảng cáo miễn phí…
Đưa ra con số cụ thể, bạn nói tràng giang đại hải cuối cùng người nghe chằng nhớ bạn đang nói gì. Con số cụ thể sẽ giúp đối phương hiểu rõ ngay vấn đề, hình dung được lợi ích mà họ được nhận và có cảm giác kiểm soát được những cam kết mà bạn thỏa thuận với họ. Hãy đưa ra một con số cụ thể ví dụ như điểm tổng kết sẽ là 8.0 hay bạn sẽ được hưởng 10% lợi nhuận chẳng hạn.
Quan sát biểu hiện của đối phương. Điều này cũng khá quan trọng, nhìn vào cách biểu lộ cảm xúc của đối phương bạn có thể thay đổi cách đàm phán cho phù hợp. Ví dụ nếu thấy đối phương có vẻ không ưng ý thì có thể nêu thêm lợi ích mà họ nhận được, hoặc nếu họ rất cần thứ bạn đang có thì bạn có thể “làm giá”.
Nhượng bộ khi cần thiết, đừng quá cứng nhắc khi đòi hỏi những yêu cầu. Quan sát và nhượng bộ khi cần thiết giúp bạn đạt được lợi ích tốt nhất.
Lắng nghe đối tác, không phải bạn đi đàm phán là bạn thao thao bất tuyệt về những mong muốn của bạn. Hãy lắng nghe những nhận xét, những yêu cầu từ đối phương. Khi họ nói ra yêu cầu là họ đã mong muốn thương lượng với bạn rồi.
“Dù là thuyết phục bố mẹ cho đi chơi, hay thuyết phục trong kinh doanh cũng vậy. Đều nhằm mục đích đạt được cái mình có nhưng cũng phải thỏa mãn đối phương”
Điều quan trọng là dù thỏa thuận với ai, như thế nào, vấn đề gì, hãy cho đối phương thấy rõ thiện chí và sự chân thành của bạn. Mọi cuộc kết giao sẽ đổ vỡ nếu như bạn không tạo được lòng tin ở người tiếp nhận.
Nguồn Kỹ năng thuyết trình