sk.emo27
Thành viên
- Tham gia
- 22/7/2012
- Bài viết
- 80
Kỹ năng nhận thức cảm xúc.
(Hiếu học). Khám phá nhận thức cảm xúc bản thân chính là để chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình. Vậy kỹ năng nhận thức cảm xúc là gì? Và làm thế nào để nâng cao khả năng nhận thức cảm xúc đó?
Những người thành công và hạnh phúc luôn phát triển được khả năng tập trung, chú tâm hoàn toàn vào công việc và duy trì nó cho đến khi hoàn tất. Họ tự rèn luyện bản thân chỉ suy nghĩ, nói và làm những gì mình muốn và nhận biết ngay những suy nghĩ, những cảm xúc đang làm phân tán sự chú tâm của họ.
Tại sao có những người luôn biết cần nói gì và nói như thế nào để cho người khác không bao giờ cảm thấy khó chịu và buồn bực. Và kể cả khi họ chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề thì họ cũng luôn giữ được thái độ lạc quan và đầy hy vọng.
Có lẽ chúng ta cũng biết một ai đó xung quanh có khả năng kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ có vẻ như không bao giờ stress, luôn điềm đạm, tự tin…; họ có khả năng nhìn ra được vấn đề và bình tĩnh tìm giải pháp; họ quyết đoán và biết khi nào thì trực giác của họ đúng.
1. Kỹ năng nhận thức bản thân.
Kỹ năng nhận thức bản thân là tìm lại chính mình, hiểu về chính mình và từ đó có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác nữa.
Mỗi cá nhân đều có những tố chất khác nhau, nhu cầu và mong muốn khác nhau và cách thể hiện cảm xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự khéo léo, thông minh, tế nhị - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành công trong giao tiếp, giải quyết vấn đề thì kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân lại càng trở lên quan trọng, có thể nói nó chính là kỹ năng cơ bản cần có để phát triển nhiều kỹ năng khác.
Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là khả năng cảm nhận cảm xúc của chính bạn, hiểu được những gì người khác nói với bạn và cách mà cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nó bao gồm cảm giác, ý nghĩ của bạn cũng như khi bạn hiểu được cảm xúc của người khác như thế nào, nó cho phép bạn kiểm soát được mối quan hệ của mình hiệu quả hơn, hòa hợp hơn.
- Khả năng tự nhận thức:
Có khả năng nhận thức tốt, từng lúc thấy ngay được cảm xúc của chính mình và vì thế, không để cho cảm xúc lấn át lý trí làm phát sinh những phản ứng tiêu cực.
Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết lĩnh vực nào là lĩnh vực có thể làm tốt, lĩnh vực nào yếu kém cần phải khắc phục. Rỏ ràng, khả năng tự nhận thức là kỹ năng quan trọng nhất cho việc tự học, tự lập, tự thân vận động.
- Khả năng tự điều chỉnh:
Khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát, tránh được những phản ứng hồ đồ. Người có khả năng tự điều chỉnh này không cho phép mình trở nên quá giận dữ, đố kỵ và họ không được bốc đồng hay có những quyết định thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với những thay đổi, trung thực và có khả năng để nói lời từ chối nhã nhặn.
- Cảm thông:
Cảm thông là khả năng nhận ra và hiểu được những người chung quanh muốn gì, cần gì và quan điểm của họ thế nào. Người có khả năng cảm thông sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không được rõ ràng. Nhờ vậy, sự cảm thông, biết lắng nghe thường quản lý rất tốt các mối quan hệ. Tránh được sự thành kiến, trở nên cởi mở và dễ mến. Họ có thể kiểm soát những cuộc tranh cãi, làm chủ các cuộc thảo luận, là người truyền tin tuyệt vời và họ còn là những người tài ba trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Khi bạn có thể nhận biết các cảm xúc của bản thân, có thể đó một chìa khóa để bạn thành công trong cuộc sống của bạn - đặc biệt trong nghề nghiệp của bạn. Khả năng quản lý người khác và các mối quan hệ là yếu tố quan trọng của tất cả các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc phát triển và sử dụng kỹ năng nhận biết cảm xúc bản thân là cách hay để bạn nhận biết và điều chỉnh tâm trạng xúc động của mình cũng như cảm thông với người khác.
2. Làm thế nào để nâng cao nhận thức cảm xúc?
Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:
- Quan sát cách bạn phản ứng với mọi người.
Bạn có vội vàng phán quyết một điều gì đó trước khi bạn biết tất cả sự thật không? Bạn có phải là người cứng nhắc, nhiều thành kiến? Hãy xem xét một cách trung thực cách mà bạn nghĩ và giao tiếp với người khác. Cố gắng đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ và hãy cởi mở và chấp nhận những quan điểm và nhu cầu của họ.
- Tự đánh giá mình.
Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thừa nhận bạn là người không hoàn hảo và bạn có thể làm việc ở một vài lĩnh vực mà bạn làm tốt hơn người khác không? Bạn khiêm tốn hay giả vờ khiêm tốn? Bạn có thể tự an ủi được bản thân, cởi bỏ những ức uất, ưu tư, phiền muộn và khống chế được căn nguyên gây nên cảm xúc tiêu cực đó? - Nếu bạn có thể nhận biết mình một cách trung thực, bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
- Hãy xem cách bạn phản ứng với các tình huống cẳng thẳng.
Bạn trở nên khó chịu mỗi khi chậm trễ hay có một số chuyện xảy không như ý muốn của bạn? Bạn có hay đổ lỗi cho người khác hay trút cơn giận dữ vào họ, kể cả khi không phải lỗi của họ. Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong tình huống khó thường được đánh giá cao - trong thế giới kinh doanh cũng như bên ngoài nó. Hãy luôn tự nhận biết cảm xúc của bạn!
- Chịu trách nhiệm về hành động của bạn.
Hãy xem xét cách bạn hành động sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trước khi bạn hành động. Nếu quyết định của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm như vậy? Nếu bạn làm ai có cảm giác bị tổn thương, hãy xin lỗi trực tiếp - đừng bỏ qua những gì bạn đã làm và xa lánh người đó. Người ta thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu như bạn thực sự trung thực cố gắng làm đúng.
Tóm lại, kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là sự nhận thức ngay được hành động và cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Khả năng này rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, nó làm con người hiểu nhau hơn, có lợi cho việc tạo lập mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân, một kỹ năng ích lợi cho mình và cho cả mọi người.
M.U.R.D.E.R - Một phương pháp học hiệu quả
(HieuHoc): Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? M.U.R.D.E.R (Mood – Understanding – Recall – Digest – Expant – Review) là một phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
1. Mood (Tâm trạng):
Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.
2. Understanding (Sự hiểu biết):
Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được.
3. Recall (nhắc lại):
Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.
4. Digest (hấp thụ):
Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.
Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được.
5. Expand (mở rộng):
Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học:
- Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
- Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
- Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?
6. Review (ôn lại):
Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.
Đây là một cách học giúp bạn hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu, và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.
- Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ.
- Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép, hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.
- Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?
- Hãy luôn trau dồi thông tin về những gì bạn cần phải biết.
Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục. Ở mặt sau của tấm thẻ ấy hãy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước. Bạn hãy tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó và sau đó thì nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng. Lúc này, bạn phải cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa. Cứ như vậy, bạn đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu.
Một mẹo nhỏ khi luyện tập với các tấm thẻ đó là luôn mang theo mình những tấm thẻ này. Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v… Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời, nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.
Bạn cũng nên học với một người bạn cùng lớp để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.
(Hiếu học). Khám phá nhận thức cảm xúc bản thân chính là để chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình. Vậy kỹ năng nhận thức cảm xúc là gì? Và làm thế nào để nâng cao khả năng nhận thức cảm xúc đó?
Những người thành công và hạnh phúc luôn phát triển được khả năng tập trung, chú tâm hoàn toàn vào công việc và duy trì nó cho đến khi hoàn tất. Họ tự rèn luyện bản thân chỉ suy nghĩ, nói và làm những gì mình muốn và nhận biết ngay những suy nghĩ, những cảm xúc đang làm phân tán sự chú tâm của họ.
Tại sao có những người luôn biết cần nói gì và nói như thế nào để cho người khác không bao giờ cảm thấy khó chịu và buồn bực. Và kể cả khi họ chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề thì họ cũng luôn giữ được thái độ lạc quan và đầy hy vọng.
1. Kỹ năng nhận thức bản thân.
Kỹ năng nhận thức bản thân là tìm lại chính mình, hiểu về chính mình và từ đó có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác nữa.
Mỗi cá nhân đều có những tố chất khác nhau, nhu cầu và mong muốn khác nhau và cách thể hiện cảm xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự khéo léo, thông minh, tế nhị - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành công trong giao tiếp, giải quyết vấn đề thì kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân lại càng trở lên quan trọng, có thể nói nó chính là kỹ năng cơ bản cần có để phát triển nhiều kỹ năng khác.
Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là khả năng cảm nhận cảm xúc của chính bạn, hiểu được những gì người khác nói với bạn và cách mà cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nó bao gồm cảm giác, ý nghĩ của bạn cũng như khi bạn hiểu được cảm xúc của người khác như thế nào, nó cho phép bạn kiểm soát được mối quan hệ của mình hiệu quả hơn, hòa hợp hơn.
- Khả năng tự nhận thức:
Có khả năng nhận thức tốt, từng lúc thấy ngay được cảm xúc của chính mình và vì thế, không để cho cảm xúc lấn át lý trí làm phát sinh những phản ứng tiêu cực.
Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết lĩnh vực nào là lĩnh vực có thể làm tốt, lĩnh vực nào yếu kém cần phải khắc phục. Rỏ ràng, khả năng tự nhận thức là kỹ năng quan trọng nhất cho việc tự học, tự lập, tự thân vận động.
- Khả năng tự điều chỉnh:
Khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát, tránh được những phản ứng hồ đồ. Người có khả năng tự điều chỉnh này không cho phép mình trở nên quá giận dữ, đố kỵ và họ không được bốc đồng hay có những quyết định thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với những thay đổi, trung thực và có khả năng để nói lời từ chối nhã nhặn.
- Cảm thông:
Cảm thông là khả năng nhận ra và hiểu được những người chung quanh muốn gì, cần gì và quan điểm của họ thế nào. Người có khả năng cảm thông sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không được rõ ràng. Nhờ vậy, sự cảm thông, biết lắng nghe thường quản lý rất tốt các mối quan hệ. Tránh được sự thành kiến, trở nên cởi mở và dễ mến. Họ có thể kiểm soát những cuộc tranh cãi, làm chủ các cuộc thảo luận, là người truyền tin tuyệt vời và họ còn là những người tài ba trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Khi bạn có thể nhận biết các cảm xúc của bản thân, có thể đó một chìa khóa để bạn thành công trong cuộc sống của bạn - đặc biệt trong nghề nghiệp của bạn. Khả năng quản lý người khác và các mối quan hệ là yếu tố quan trọng của tất cả các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc phát triển và sử dụng kỹ năng nhận biết cảm xúc bản thân là cách hay để bạn nhận biết và điều chỉnh tâm trạng xúc động của mình cũng như cảm thông với người khác.
2. Làm thế nào để nâng cao nhận thức cảm xúc?
Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:
- Quan sát cách bạn phản ứng với mọi người.
Bạn có vội vàng phán quyết một điều gì đó trước khi bạn biết tất cả sự thật không? Bạn có phải là người cứng nhắc, nhiều thành kiến? Hãy xem xét một cách trung thực cách mà bạn nghĩ và giao tiếp với người khác. Cố gắng đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ và hãy cởi mở và chấp nhận những quan điểm và nhu cầu của họ.
- Tự đánh giá mình.
Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thừa nhận bạn là người không hoàn hảo và bạn có thể làm việc ở một vài lĩnh vực mà bạn làm tốt hơn người khác không? Bạn khiêm tốn hay giả vờ khiêm tốn? Bạn có thể tự an ủi được bản thân, cởi bỏ những ức uất, ưu tư, phiền muộn và khống chế được căn nguyên gây nên cảm xúc tiêu cực đó? - Nếu bạn có thể nhận biết mình một cách trung thực, bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
- Hãy xem cách bạn phản ứng với các tình huống cẳng thẳng.
Bạn trở nên khó chịu mỗi khi chậm trễ hay có một số chuyện xảy không như ý muốn của bạn? Bạn có hay đổ lỗi cho người khác hay trút cơn giận dữ vào họ, kể cả khi không phải lỗi của họ. Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong tình huống khó thường được đánh giá cao - trong thế giới kinh doanh cũng như bên ngoài nó. Hãy luôn tự nhận biết cảm xúc của bạn!
- Chịu trách nhiệm về hành động của bạn.
Hãy xem xét cách bạn hành động sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trước khi bạn hành động. Nếu quyết định của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm như vậy? Nếu bạn làm ai có cảm giác bị tổn thương, hãy xin lỗi trực tiếp - đừng bỏ qua những gì bạn đã làm và xa lánh người đó. Người ta thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu như bạn thực sự trung thực cố gắng làm đúng.
Tóm lại, kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là sự nhận thức ngay được hành động và cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Khả năng này rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, nó làm con người hiểu nhau hơn, có lợi cho việc tạo lập mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân, một kỹ năng ích lợi cho mình và cho cả mọi người.
M.U.R.D.E.R - Một phương pháp học hiệu quả
(HieuHoc): Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? M.U.R.D.E.R (Mood – Understanding – Recall – Digest – Expant – Review) là một phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.
2. Understanding (Sự hiểu biết):
Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được.
3. Recall (nhắc lại):
Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.
4. Digest (hấp thụ):
Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.
Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được.
5. Expand (mở rộng):
Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học:
- Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
- Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
- Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?
6. Review (ôn lại):
Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.
Đây là một cách học giúp bạn hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu, và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.
- Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ.
- Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép, hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.
- Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?
- Hãy luôn trau dồi thông tin về những gì bạn cần phải biết.
Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục. Ở mặt sau của tấm thẻ ấy hãy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước. Bạn hãy tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó và sau đó thì nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng. Lúc này, bạn phải cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa. Cứ như vậy, bạn đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu.
Một mẹo nhỏ khi luyện tập với các tấm thẻ đó là luôn mang theo mình những tấm thẻ này. Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v… Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời, nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.
Bạn cũng nên học với một người bạn cùng lớp để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.