[align=center]
[/align]
[align=center]
[/align]
[align=center]“Kỹ
năng mềm” sẽ trợ giúp bạn trong những câu hỏi đó.
[/align][align=center]
[/align](HieuHoc.com):Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang
trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi
một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không
phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ
mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ
của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là
nhằm kiểm tra kỹ năng "mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này,
không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục
được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.
Thế nào là kỹ năng mềm?
[align=center]
[/align]
- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo,
làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ
năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
- Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản
lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một
số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao.
Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công
việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế
cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại
được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành
công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp -
Every 2nd Thursday):
1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan
[align=center]
[/align]
Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công
việc đó chứ?
-Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt
hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể
giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều
dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc,
đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
-Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay
thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng
công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc
tích cực và hiệu quả của bạn.
[size=large]2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể
[/size]
Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như
kiêm vai trò là người lãnh đạo?
- Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc
tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác
mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.
Có 15 quy luật của teamwork:
Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao
Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có
một liên kết yếu nào đó.
Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.
Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.
Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.
Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.
Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
[align=center]
[/align]- Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình
thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác
trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp
nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn
ngữ cử chỉ ra sao.
Sức mạnh của làm việc nhóm:
- Ở giai đoạn đầu tiên: “Giai đoạn hình thành”, phải truyền đạt được mục tiêu công
việc để mọi người hiểu và cùng muốn làm với mình đã là khổ sở lắm rồi. Vậy mà
ngay sau đó, “Giai đoạn sóng gió” lại nổi lên. Mỗi người một quan điểm, một ý
tưởng, một phương pháp. Thế là cãi nhau, rồi giận hờn. Không ít khi “nghỉ chơi”
luôn. Thế là phá sản. Nếu khéo léo lắm, vượt qua được giai đoạn này thì xem như
bạn đã vượt qua 2/3 chặn đường gian khổ nhất. Qua giai đoạn này, mọi người bắt
đầu bước vào “Giai đoạn hòa nhập”.
Nếu là bạn, bạn sẽ thế nào khi phải làm điều gì đó theo cách không phải của mình? Không dễ dàng gì phải không bạn? Dù lúc này mình hiểu rõ mục tiêu và hiểu vì sao cần làm như vậy.
Nhưng vượt qua chính mình cũng khó lắm thay!
Vượt qua được “Giai đoạn hòa nhập”, cả nhóm đã thực sự hiểu trách nhiệm, nhiệm
vụ của từng thành viên, thấu hiểu nhau và bắt đầu làm việc “ăn ý” hơn. Mỗi
thành viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ các thành viên
khác. Vì khi ấy, mọi thành viên đều hiểu, thành công của người này là hiệu quả
của người kia và của cả nhóm. Nhưng để đạt đến “Giai đoạn ăn ý”, bạn cần phải
trao đổi thông tin, lắng nghe và phản hồi tích cực. Chỉ khi thông tin thông
suốt, chúng ta mới tìm được sự thấu hiểu, cùng nghĩ và hành động vì mục tiêu
chung.
Đây là
một quá trình rất quan trọng trong suốt quá trình làm việc nhóm và giúp nhóm
làm việc “ăn ý” và hiệu quả hơn. Giờ đây, một cộng một sẽ lớn hơn 2 rất nhiều lần.
[align=center]
[/align]
[/align]
[align=center]
[/align]
[align=center]“Kỹ
năng mềm” sẽ trợ giúp bạn trong những câu hỏi đó.
[/align][align=center]
[/align](HieuHoc.com):Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang
trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi
một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không
phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ
mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ
của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là
nhằm kiểm tra kỹ năng "mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này,
không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục
được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.
Thế nào là kỹ năng mềm?
[align=center]
[/align]
- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo,
làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ
năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
- Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản
lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một
số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao.
Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công
việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế
cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại
được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành
công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp -
Every 2nd Thursday):
1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan
[align=center]
[/align]
Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công
việc đó chứ?
-Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt
hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể
giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều
dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc,
đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
-Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay
thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng
công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc
tích cực và hiệu quả của bạn.
[size=large]2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể
[/size]
Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như
kiêm vai trò là người lãnh đạo?
- Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc
tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác
mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.
Có 15 quy luật của teamwork:
Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao
Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có
một liên kết yếu nào đó.
Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.
Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.
Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.
Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.
Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
[align=center]
[/align]- Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình
thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác
trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp
nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn
ngữ cử chỉ ra sao.
Sức mạnh của làm việc nhóm:
- Ở giai đoạn đầu tiên: “Giai đoạn hình thành”, phải truyền đạt được mục tiêu công
việc để mọi người hiểu và cùng muốn làm với mình đã là khổ sở lắm rồi. Vậy mà
ngay sau đó, “Giai đoạn sóng gió” lại nổi lên. Mỗi người một quan điểm, một ý
tưởng, một phương pháp. Thế là cãi nhau, rồi giận hờn. Không ít khi “nghỉ chơi”
luôn. Thế là phá sản. Nếu khéo léo lắm, vượt qua được giai đoạn này thì xem như
bạn đã vượt qua 2/3 chặn đường gian khổ nhất. Qua giai đoạn này, mọi người bắt
đầu bước vào “Giai đoạn hòa nhập”.
Nếu là bạn, bạn sẽ thế nào khi phải làm điều gì đó theo cách không phải của mình? Không dễ dàng gì phải không bạn? Dù lúc này mình hiểu rõ mục tiêu và hiểu vì sao cần làm như vậy.
Nhưng vượt qua chính mình cũng khó lắm thay!
Vượt qua được “Giai đoạn hòa nhập”, cả nhóm đã thực sự hiểu trách nhiệm, nhiệm
vụ của từng thành viên, thấu hiểu nhau và bắt đầu làm việc “ăn ý” hơn. Mỗi
thành viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ các thành viên
khác. Vì khi ấy, mọi thành viên đều hiểu, thành công của người này là hiệu quả
của người kia và của cả nhóm. Nhưng để đạt đến “Giai đoạn ăn ý”, bạn cần phải
trao đổi thông tin, lắng nghe và phản hồi tích cực. Chỉ khi thông tin thông
suốt, chúng ta mới tìm được sự thấu hiểu, cùng nghĩ và hành động vì mục tiêu
chung.
Đây là
một quá trình rất quan trọng trong suốt quá trình làm việc nhóm và giúp nhóm
làm việc “ăn ý” và hiệu quả hơn. Giờ đây, một cộng một sẽ lớn hơn 2 rất nhiều lần.
[align=center]
[/align]