- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh?
Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh?
Cảm xúc là gì?
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.
Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và "hiểm nghèo" nhất.
Để làm được điều đó, trước tiên ta phải hiểu nó (cảm xúc) là gì? Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều).
Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc (ví dụ: vụ thầy tát trò, trò đánh lại được dư luân rất quan tâm gần đây).
Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc
Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “trút giận”.
Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình.
Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình(“đồ khốn” chẳng hạn), tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!
Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta.
Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.
Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.
Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn.
Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn của mỗi người. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.
Bản tin 46'
Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh?
Cảm xúc là gì?
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.
Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và "hiểm nghèo" nhất.
Để làm được điều đó, trước tiên ta phải hiểu nó (cảm xúc) là gì? Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều).
Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc (ví dụ: vụ thầy tát trò, trò đánh lại được dư luân rất quan tâm gần đây).
Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc
Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “trút giận”.
Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình.
Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình(“đồ khốn” chẳng hạn), tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!
Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta.
Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.
Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.
Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn.
Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn của mỗi người. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.
Bản tin 46'
Hiệu chỉnh bởi quản lý: