- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chỉ làm vào cuối tuần, một tháng ét-vê thu được 3-4 triệu. Dịp lễ Tết vẽ khoảng 2 tuần, họ đã có 10 triệu trong tay.
Cứ vào cuối tuần khu vực cạnh tháp Bút, bờ hồ Hoàn Kiếm lại có hàng chục bạn trẻ hành nghề ký họa chân dung. Hầu hết trong số đó là sinh viên các trường Mỹ thuật, Kiến trúc tại Hà Nội.
Thu nhập rủng rẻng
Đa số các bạn đều chia sẻ lý do làm nghề ký họa chân dung để “luyện tay vẽ”. Lý do quan trọng hơn mà ai cũng “thú nhận” là... “nghề này kiếm được nhiều tiền và dễ hơn”. Bởi chỉ cần bỏ ra 10 phút ký họa, các tay vẽ đường phố đã thu được 100k.
Khu vực gần tháp Bút, Hồ Gươm mỗi cuối tuần lại nhộn nhịp người ký họa chân dung cấp tốc. Ảnh: Trang Chóe.
Nguyễn Thành Công, sinh viên năm 4, ĐH Kiến Trúc Hà Nội đã đi ký họa chân dung ở khu vực bờ hồ được hơn 1 năm. Chàng trai này không chọn làm thêm trong các công ty thiết kế như bạn bè trong lớp bởi công việc đó thu nhập thấp lại áp lực nhiều. Trong khi đó, đi vẽ ở đây, Công có thể thoải mái giờ giấc, “thích ngủ lúc nào thì ngủ” và đặc biệt túi tiền lại rủng rẻng.
“Sinh viên làm thêm ở công ty kiến trúc, một tháng chỉ được trả khoảng 2,5 triệu đồng. Còn mình cứ túc tắc đi vẽ ở Bờ Hồ, mỗi ngày cũng kiếm được ít nhất 300-400k”, Công cho biết.
Thời gian đầu vào nghề, nam sinh Kiến trúc chọn chợ đêm để vẽ. Tuy ở đó có “nhiều gái xinh” nhưng người đông mà khách ít nên sau nửa tháng, Công chuyển ra bờ hồ vẽ. Ở đây, bạn ấy kiếm được nhiều khách hơn, có chỗ ngồi tử tế và đỡ bị phân tâm.
Một ngày làm việc bình thường của Công kéo dài từ 9h sáng đến 7h tối. Tuy nhiên những dịp lễ, Tết, nam sinh ấy sẽ vẽ thâu đêm đến 1, 2h sáng. Công bảo, đó là “thời điểm vàng” để kiếm tiền nên không thể bỏ qua được. Dịp Tết âm lịch vừa rồi, nam sinh trường Kiến trúc chỉ ở nhà đến mùng 3 là lại vác giấy, chì ra Văn Miếu “tác nghiệp”. Sau gần 2 tuần vẽ “không kịp trở tay”, Công thu về hơn 10 triệu đồng. Số tiền kiếm được, Công dồn vào để chi trả các khóa học thêm của mình.
Nguyễn Thành Công, sinh viên năm 4, khoa Kiến Trúc, đại học Kiến Trúc Hà Nội đã làm công việc này hơn 1 năm. Những dịp lễ, Tết, Công có thể thu được 10 triệu đồng trong 2 tuần. Ảnh:Trang Chóe.
Phạm Thị Hương, sinh viên năm 4 khoa Thiết kế đồ họa, ĐH Mỹ thuật cũng là một trong những tay ký họa cấp tốc tại bờ hồ trong 4 tháng nay. Cô bạn sinh năm 1991 chọn nghề này vì nó đúng với chuyên ngành, mang lại thu nhập tốt và vui. Chỉ đi làm vào dịp cuối tuần để không bị ảnh hưởng đến học tập, một tháng Hương cũng kiếm được 3-4 triệu đồng. Với thu nhập ấy, từ ngày đi vẽ Hương không phải xin tiền của gia đình nữa.
Dễ nản vì ngồi lâu ngoài trời và bị khách chê bai
Ký họa cấp tốc dễ kiếm tiền nhưng không phải ai cũng làm lâu được. Theo Phạm Hương, rất nhiều sinh viên Mỹ thuật đã làm và “bỏ nghề” này, đặc biệt là các bạn nữ. Bởi ký họa ở bờ hồ dễ gây nản do phải ngồi lâu ở ngoài trời, nắng mưa gây mệt mỏi. Có hôm buổi sáng Hương vẽ được cho 4-5 khách nhưng rồi suốt từ 12h trưa đến 10h tối, bạn ấy ngồi “mốc meo” không kiếm được thêm đồng nào.
“Con gái làm nghề này hại người và xuống sắc lắm. Mình mới vẽ ở đây được 4 tháng mà sút đi 4kg và đen thui rồi đấy. Giờ ở đây cũng chỉ có 2-3 nữ vẽ cho khoảng 20 người”, Hương cho biết.
Phạm Thị Hương, sinh viên năm 4 khoa Thiết kế đồ họa, đại học Mỹ Thuật Hà Nội có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng nhờ đi ký họa chân dung ở Bờ Hồ mỗi cuối tuần. Ảnh: Trang Chóe.
Khó khăn lớn nhất của họa sĩ trẻ nghiệp dư khi "hành nghề" là sự phản ứng không tích cực của khách và người xung quanh. Các bạn ấy bị áp lực tâm lý rất lớn khi đang vẽ mà ai đó cứ chỉ trỏ nói không giống. Rồi chuyện bị khách trả tranh vì không hài lòng.
Thậm chí có một số phụ huynh sửng cồ, quát tháo “họa sĩ đường phố” khi vẽ con mình không giống vì bé ngọ nguậy nhiều quá. “Hôm nào bức vẽ cuối cùng mà được khách ưng thì vui lắm. Nhưng nếu gặp khách khó tính, chê bai thì tối đó mình về buồn thiu và hôm sau chẳng còn muốn đi làm nữa”, Hương chia sẻ.
Có nhiều bạn và những mối làm ăn mới
Bên cạnh kinh nghiệm mà công việc này mang lại, các bạn trẻ ký họa ở hồ Hoàn Kiếm cũng có nhiều kỷ niệm đẹp. Phạm Hương và Thành Công khi nhắc lại kỷ niệm về những ngày mưa mấy anh em hội vẽ cùng trú vào một góc ăn trưa đều cười khúc khích. Sau một thời gian làm cùng, mọi người thành bạn bè và thi thoảng kéo nhau đi hát hò, ăn uống.
Carola, du khách đến từ Canada thích thú với nghề ký họa chân dung của các bạn trẻ ở Hà Nội. Cả gia đình chị ấy đều ngồi để các tay vẽ trẻ ký họa. "Tôi cũng từng đi vẽ nhưng đây là lần đầu tiên người khác vẽ cho tôi. Cảm giác rất thú vị. Tôi rất thích bức tranh các bạn vẽ này. Nó rất đẹp và có thần", chị Carola vui vẻ nhận xét.
Nhờ việc vẽ, các tay ký họa chân dung đã quen thêm được nhiều bạn mới. Thành Công từng “cảm nắng” với khách của mình còn Phạm Hương thì rất vui khi được khách giới thiệu bạn bè đến vẽ. Nhiều người còn tạo cho cô sinh viên Mỹ thuật những công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Hương đang gia sư 200k/1 tiếng cho con của một khách hàng.
Một câu chuyện vui nữa của những tay ký họa chân dung ở bờ hồ là “bệnh nghề nghiệp” khiến họ nhìn ai cũng thấy… quen quen. “Một số người không biết cứ bảo mình làm trò để dễ bắt chuyện. Thực chất vì vẽ nhiều khuôn mặt nên thành ra gặp người mới, mình cũng nhận ra những nét nào đó giống giống khách hàng từng vẽ”, Hương cho biết.
Cứ vào cuối tuần khu vực cạnh tháp Bút, bờ hồ Hoàn Kiếm lại có hàng chục bạn trẻ hành nghề ký họa chân dung. Hầu hết trong số đó là sinh viên các trường Mỹ thuật, Kiến trúc tại Hà Nội.
Thu nhập rủng rẻng
Đa số các bạn đều chia sẻ lý do làm nghề ký họa chân dung để “luyện tay vẽ”. Lý do quan trọng hơn mà ai cũng “thú nhận” là... “nghề này kiếm được nhiều tiền và dễ hơn”. Bởi chỉ cần bỏ ra 10 phút ký họa, các tay vẽ đường phố đã thu được 100k.
Khu vực gần tháp Bút, Hồ Gươm mỗi cuối tuần lại nhộn nhịp người ký họa chân dung cấp tốc. Ảnh: Trang Chóe.
Nguyễn Thành Công, sinh viên năm 4, ĐH Kiến Trúc Hà Nội đã đi ký họa chân dung ở khu vực bờ hồ được hơn 1 năm. Chàng trai này không chọn làm thêm trong các công ty thiết kế như bạn bè trong lớp bởi công việc đó thu nhập thấp lại áp lực nhiều. Trong khi đó, đi vẽ ở đây, Công có thể thoải mái giờ giấc, “thích ngủ lúc nào thì ngủ” và đặc biệt túi tiền lại rủng rẻng.
“Sinh viên làm thêm ở công ty kiến trúc, một tháng chỉ được trả khoảng 2,5 triệu đồng. Còn mình cứ túc tắc đi vẽ ở Bờ Hồ, mỗi ngày cũng kiếm được ít nhất 300-400k”, Công cho biết.
Thời gian đầu vào nghề, nam sinh Kiến trúc chọn chợ đêm để vẽ. Tuy ở đó có “nhiều gái xinh” nhưng người đông mà khách ít nên sau nửa tháng, Công chuyển ra bờ hồ vẽ. Ở đây, bạn ấy kiếm được nhiều khách hơn, có chỗ ngồi tử tế và đỡ bị phân tâm.
Một ngày làm việc bình thường của Công kéo dài từ 9h sáng đến 7h tối. Tuy nhiên những dịp lễ, Tết, nam sinh ấy sẽ vẽ thâu đêm đến 1, 2h sáng. Công bảo, đó là “thời điểm vàng” để kiếm tiền nên không thể bỏ qua được. Dịp Tết âm lịch vừa rồi, nam sinh trường Kiến trúc chỉ ở nhà đến mùng 3 là lại vác giấy, chì ra Văn Miếu “tác nghiệp”. Sau gần 2 tuần vẽ “không kịp trở tay”, Công thu về hơn 10 triệu đồng. Số tiền kiếm được, Công dồn vào để chi trả các khóa học thêm của mình.
Nguyễn Thành Công, sinh viên năm 4, khoa Kiến Trúc, đại học Kiến Trúc Hà Nội đã làm công việc này hơn 1 năm. Những dịp lễ, Tết, Công có thể thu được 10 triệu đồng trong 2 tuần. Ảnh:Trang Chóe.
Phạm Thị Hương, sinh viên năm 4 khoa Thiết kế đồ họa, ĐH Mỹ thuật cũng là một trong những tay ký họa cấp tốc tại bờ hồ trong 4 tháng nay. Cô bạn sinh năm 1991 chọn nghề này vì nó đúng với chuyên ngành, mang lại thu nhập tốt và vui. Chỉ đi làm vào dịp cuối tuần để không bị ảnh hưởng đến học tập, một tháng Hương cũng kiếm được 3-4 triệu đồng. Với thu nhập ấy, từ ngày đi vẽ Hương không phải xin tiền của gia đình nữa.
Dễ nản vì ngồi lâu ngoài trời và bị khách chê bai
Ký họa cấp tốc dễ kiếm tiền nhưng không phải ai cũng làm lâu được. Theo Phạm Hương, rất nhiều sinh viên Mỹ thuật đã làm và “bỏ nghề” này, đặc biệt là các bạn nữ. Bởi ký họa ở bờ hồ dễ gây nản do phải ngồi lâu ở ngoài trời, nắng mưa gây mệt mỏi. Có hôm buổi sáng Hương vẽ được cho 4-5 khách nhưng rồi suốt từ 12h trưa đến 10h tối, bạn ấy ngồi “mốc meo” không kiếm được thêm đồng nào.
“Con gái làm nghề này hại người và xuống sắc lắm. Mình mới vẽ ở đây được 4 tháng mà sút đi 4kg và đen thui rồi đấy. Giờ ở đây cũng chỉ có 2-3 nữ vẽ cho khoảng 20 người”, Hương cho biết.
Phạm Thị Hương, sinh viên năm 4 khoa Thiết kế đồ họa, đại học Mỹ Thuật Hà Nội có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng nhờ đi ký họa chân dung ở Bờ Hồ mỗi cuối tuần. Ảnh: Trang Chóe.
Khó khăn lớn nhất của họa sĩ trẻ nghiệp dư khi "hành nghề" là sự phản ứng không tích cực của khách và người xung quanh. Các bạn ấy bị áp lực tâm lý rất lớn khi đang vẽ mà ai đó cứ chỉ trỏ nói không giống. Rồi chuyện bị khách trả tranh vì không hài lòng.
Thậm chí có một số phụ huynh sửng cồ, quát tháo “họa sĩ đường phố” khi vẽ con mình không giống vì bé ngọ nguậy nhiều quá. “Hôm nào bức vẽ cuối cùng mà được khách ưng thì vui lắm. Nhưng nếu gặp khách khó tính, chê bai thì tối đó mình về buồn thiu và hôm sau chẳng còn muốn đi làm nữa”, Hương chia sẻ.
Có nhiều bạn và những mối làm ăn mới
Bên cạnh kinh nghiệm mà công việc này mang lại, các bạn trẻ ký họa ở hồ Hoàn Kiếm cũng có nhiều kỷ niệm đẹp. Phạm Hương và Thành Công khi nhắc lại kỷ niệm về những ngày mưa mấy anh em hội vẽ cùng trú vào một góc ăn trưa đều cười khúc khích. Sau một thời gian làm cùng, mọi người thành bạn bè và thi thoảng kéo nhau đi hát hò, ăn uống.
Carola, du khách đến từ Canada thích thú với nghề ký họa chân dung của các bạn trẻ ở Hà Nội. Cả gia đình chị ấy đều ngồi để các tay vẽ trẻ ký họa. "Tôi cũng từng đi vẽ nhưng đây là lần đầu tiên người khác vẽ cho tôi. Cảm giác rất thú vị. Tôi rất thích bức tranh các bạn vẽ này. Nó rất đẹp và có thần", chị Carola vui vẻ nhận xét.
Nhờ việc vẽ, các tay ký họa chân dung đã quen thêm được nhiều bạn mới. Thành Công từng “cảm nắng” với khách của mình còn Phạm Hương thì rất vui khi được khách giới thiệu bạn bè đến vẽ. Nhiều người còn tạo cho cô sinh viên Mỹ thuật những công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Hương đang gia sư 200k/1 tiếng cho con của một khách hàng.
Một câu chuyện vui nữa của những tay ký họa chân dung ở bờ hồ là “bệnh nghề nghiệp” khiến họ nhìn ai cũng thấy… quen quen. “Một số người không biết cứ bảo mình làm trò để dễ bắt chuyện. Thực chất vì vẽ nhiều khuôn mặt nên thành ra gặp người mới, mình cũng nhận ra những nét nào đó giống giống khách hàng từng vẽ”, Hương cho biết.
Theo Ione