- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Ở Mỹ, những người béo không được xã hội “nể nang” bằng những người cao, gầy vì người Mỹ cho rằng, những người béo là người “vô trách nhiệm với bản thân” nên không thể mong họ có trách nhiệm với xã hội.
PHẦN I: Ngạc nhiên nước Mỹ
Aniruddh Chaturvedi đến từ thành phố Mumbai, Ấn Độ đang theo học ngành Khoa học máy tính tại trường ĐH Carnegie Mellon (Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ) đang “gây bão” trên hàng trăm diễn đàn mạng quốc tế bằng bài viết trên mạng xã hội Quora (mạng xã hội kiểu hỏi – đáp, chia sẻ kiến thức) của mình. Bài viết có tiêu đề: Những chuyện kỳ cục của nước Mỹ và được viết dưới dạng cảm nhận của một chàng sinh viên quốc tế về cuộc sống, phong cách sống và làm việc của người Mỹ, sau 2 năm du học và một mùa hè thực tập tại một công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.
Ở đây, không một ai nói đến chuyện điểm số (khi đi học)
Mọi người thường giữ bí mật cá nhân rất chặt chẽ về những gì họ đạt được và cả những lần thất bại của mình. Điều này hoàn toàn khác với ở Ấn Độ, nơi mọi người rất thích khoe khoang sự giàu có và thành công của mình với những người xung quanh.
Những thói quen và trải nghiệm khi đi mua hàng ở Mỹ và Ấn Độ là vô cùng khác nhau. Ở Ấn Độ, có thể là do giá nhân công rẻ nên mỗi khi đi mua sắm, người ta có thêm một người đi bên cạnh để cầm quần áo hộ bạn và đưa ra những lời gợi ý. Ở Mỹ, bạn sẽ phải tự làm hoàn toàn, kể cả khi bước chân vào những cửa hàng sang trọng như Nordstrom hay Bloomingdales. Có thể nói, mua sắm ở Mỹ thực chất là một công việc đi lựa chọn hàng hóa chứ không còn là phương pháp “xả stress” như người ta vẫn lầm tưởng.
Có thể không hoàn toàn chính xác hay cũng có thể bởi vì tôi chỉ là một thực tập sinh nhưng tôi cảm thấy ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ, sẽ chẳng có ai “giết” bạn (nguyên văn: nhét bạn xuống gầm một chiếc xe buýt) chỉ vì bạn làm sai việc gì đó hay không hiểu mình cần phải làm gì. Mọi người sẽ ngồi xuống cùng bạn, kiên nhẫn với bạn cho đến khi bạn hiểu mình cần phải làm như thế nào. Nếu bạn không thể hoàn thành công việc sau một thời hạn nào đó, một người trong nhóm của bạn sẽ rất sẵn lòng đề nghị được làm nốt phần việc của bạn.
Điều này cũng đúng trong môi trường học đường ở Mỹ. Trước khi sang Mỹ, tôi đã từng nghe một câu chuyện kể rằng các sinh viên của trường ĐH Johns Hopkins, nơi có môi trường học tập cạnh tranh gay gắt đến nỗi các sinh viên thường tìm cách xé mất một vài trang quan trọng nhất của cuốn sách trong thư viện để sinh viên khác không thể đọc được và sẽ thua kém họ. Trên thực tế, những gì mà tôi đã trải qua trái ngược hoàn toàn. Các sinh viên Mỹ (tính cả những sinh viên nước ngoài học ở Mỹ) rất có tinh thần tập thể. Họ tự giác hình thành các nhóm học tập để học bài, làm bài tập, thảo luận đề tài… cùng nhau một cách nghiêm túc cho đến khi tất cả mọi người trong nhóm đều thốt lên “Hiểu rồi!” mới thôi. Tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thói quen này là sự thiết kế chương trình học rất khéo của nhà trường , vô hình tạo ra cho sinh viên một nhu cầu cần phải hợp tác với nhau và học hỏi lẫn nhau.
Rất tự trọng. Tất cả những sinh viên Mỹ mà tôi quen biết đều rất tự trọng, ít nhất là trong chuyện học hành. Nếu một ai đó không thể nộp bài tập hoàn chỉnh đúng hạn, họ sẵn sàng nộp bài làm đang dở dang chứ nhất định không đi quay cóp, hỏi kết quả hay xin xỏ, nhờ vả ai đó làm hộ. Mọi người thường tỏ ra rất hãnh diện vì sự làm việc chăm chỉ và không gian lận của mình. Điều này hoàn toàn khác với những sinh viên Ấn Độ hay Trung Quốc – những người rất thích “hợp tác với nhau để gian lận trong thi cử và học hành” .
Ở Mỹ, những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội.
Ở Mỹ, người giàu thường là những người gầy hoặc có thân hình gọn gàng, thon thả còn những người béo đa số là người nghèo. Sự khác biệt này là do những thực phẩm rẻ tiền ở Mỹ thường là đồ ăn giàu chất béo và tất nhiên là người giàu thì không ăn đồ ăn rẻ tiền. Họ (người giàu) thường có xu hướng ăn đồ ăn nhà tự nấu hay ở những nhà hàng sang trọng, đắt tiền với đồ ăn rất ít chất béo. Nói một cách khác, muốn trở thành người khỏe mạnh ở Mỹ cũng khá là tốn kém.
Những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội. Người ta quan niệm rằng, để cho cơ thể phát phì có nghĩa là bạn đã vô trách nhiệm với bản thân và chắc chắn khó có thể đòi hỏi bạn có trách nhiệm với xã hội. Nếu bạn gầy (và cao nữa thì càng tốt), mọi người sẽ tỏ ra rất tôn trọng bạn và đối xử với bạn tử tế hơn nhiều. Thậm chí, khi đi mua hàng bạn cũng sẽ được phục vụ tận tình hơn nếu bạn tỏ ra là người chăm chỉ thể thao, quan tâm đến thân hình của mình vì họ cho rằng nhiều khả năng bạn là một người giàu có. Chính bản thân tôi đã tự kiểm chứng điều này khi tôi quyết định giảm cân từ mức 210 pound (khoảng 95 kg) xuống còn 148 pound (67 kg), ngay cả người bán hàng ở Starbucks cũng đối xử với tôi tử tế hơn và pha đồ uống cho tôi một cách chăm chút, cẩn thận hơn rất nhiều.
Các cô gái Mỹ không phải là những người cẩu thả và lộn xộn, trái ngược với hầu hết những gì mà các bộ phim của Hollywood miêu tả.
Hầu như tất cả những người Mỹ đều có thể được tiếp cận với những thứ cơ bản của cuộc sống như: thức ăn, quần áo, nước uống và vệ sinh. Tôi chưa từng đến các bang như Louisiana và những thành phố kiểu như Detroit (thành phố vừa phải đệ đơn xin phá sản), nhưng từ những gì đã chứng kiến, tôi tin rằng không người Mỹ nào gặp khó khăn khi tiếp cận với những điều kiện sống cơ bản nhất.
Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để có thể được ở trong một ngôi nhà xây bằng gạch, trái ngược với Ấn Độ, nơi nhà gạch là quá bình thường.
Người Mỹ rất chú trọng đến việc tập tành để giữ thân hình gọn gàng và đặc biệt là rất thích những hoạt động ngoài trời. Ở California, tôi thường thấy các gia đình đi đạp xe, chèo thuyền, leo núi, cắm trại, tổ chức tiệc nướng ngoài trời… vào mỗi cuối tuần hay ngày nghỉ. Người Mỹ đặc biệt tự hào về vẻ đẹp tự nhiên của môi trường xung quanh họ và thường có xu hướng tận hưởng nó một cách có trách nhiệm.
Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên.
Người Mỹ rất phí phạm đối với thực phẩm. Điều này cũng không khó giải thích bởi thức ăn là thứ “càng mua nhiều càng rẻ”.
Người Mỹ là những kẻ nghiện cà-phê nặng, hay nói đúng hơn là họ bị ám ảnh bởi cà –phê. Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên. Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ không pha cà-phê ở nhà rồi mang đi làm? Hãy thử làm một phép tính: 5 USD/ngày x 5 ngày/tuần x 52 tuần…. bạn sẽ thấy họ phí phạm đến mức nào!
Hút cỏ (ma túy dạng nhẹ) cũng bình thường như người ta hút thuốc lá.
Theo infoneta
PHẦN I: Ngạc nhiên nước Mỹ
Aniruddh Chaturvedi đến từ thành phố Mumbai, Ấn Độ đang theo học ngành Khoa học máy tính tại trường ĐH Carnegie Mellon (Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ) đang “gây bão” trên hàng trăm diễn đàn mạng quốc tế bằng bài viết trên mạng xã hội Quora (mạng xã hội kiểu hỏi – đáp, chia sẻ kiến thức) của mình. Bài viết có tiêu đề: Những chuyện kỳ cục của nước Mỹ và được viết dưới dạng cảm nhận của một chàng sinh viên quốc tế về cuộc sống, phong cách sống và làm việc của người Mỹ, sau 2 năm du học và một mùa hè thực tập tại một công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.
Ở đây, không một ai nói đến chuyện điểm số (khi đi học)
Mọi người thường giữ bí mật cá nhân rất chặt chẽ về những gì họ đạt được và cả những lần thất bại của mình. Điều này hoàn toàn khác với ở Ấn Độ, nơi mọi người rất thích khoe khoang sự giàu có và thành công của mình với những người xung quanh.
Những thói quen và trải nghiệm khi đi mua hàng ở Mỹ và Ấn Độ là vô cùng khác nhau. Ở Ấn Độ, có thể là do giá nhân công rẻ nên mỗi khi đi mua sắm, người ta có thêm một người đi bên cạnh để cầm quần áo hộ bạn và đưa ra những lời gợi ý. Ở Mỹ, bạn sẽ phải tự làm hoàn toàn, kể cả khi bước chân vào những cửa hàng sang trọng như Nordstrom hay Bloomingdales. Có thể nói, mua sắm ở Mỹ thực chất là một công việc đi lựa chọn hàng hóa chứ không còn là phương pháp “xả stress” như người ta vẫn lầm tưởng.
Có thể không hoàn toàn chính xác hay cũng có thể bởi vì tôi chỉ là một thực tập sinh nhưng tôi cảm thấy ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ, sẽ chẳng có ai “giết” bạn (nguyên văn: nhét bạn xuống gầm một chiếc xe buýt) chỉ vì bạn làm sai việc gì đó hay không hiểu mình cần phải làm gì. Mọi người sẽ ngồi xuống cùng bạn, kiên nhẫn với bạn cho đến khi bạn hiểu mình cần phải làm như thế nào. Nếu bạn không thể hoàn thành công việc sau một thời hạn nào đó, một người trong nhóm của bạn sẽ rất sẵn lòng đề nghị được làm nốt phần việc của bạn.
Điều này cũng đúng trong môi trường học đường ở Mỹ. Trước khi sang Mỹ, tôi đã từng nghe một câu chuyện kể rằng các sinh viên của trường ĐH Johns Hopkins, nơi có môi trường học tập cạnh tranh gay gắt đến nỗi các sinh viên thường tìm cách xé mất một vài trang quan trọng nhất của cuốn sách trong thư viện để sinh viên khác không thể đọc được và sẽ thua kém họ. Trên thực tế, những gì mà tôi đã trải qua trái ngược hoàn toàn. Các sinh viên Mỹ (tính cả những sinh viên nước ngoài học ở Mỹ) rất có tinh thần tập thể. Họ tự giác hình thành các nhóm học tập để học bài, làm bài tập, thảo luận đề tài… cùng nhau một cách nghiêm túc cho đến khi tất cả mọi người trong nhóm đều thốt lên “Hiểu rồi!” mới thôi. Tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thói quen này là sự thiết kế chương trình học rất khéo của nhà trường , vô hình tạo ra cho sinh viên một nhu cầu cần phải hợp tác với nhau và học hỏi lẫn nhau.
Rất tự trọng. Tất cả những sinh viên Mỹ mà tôi quen biết đều rất tự trọng, ít nhất là trong chuyện học hành. Nếu một ai đó không thể nộp bài tập hoàn chỉnh đúng hạn, họ sẵn sàng nộp bài làm đang dở dang chứ nhất định không đi quay cóp, hỏi kết quả hay xin xỏ, nhờ vả ai đó làm hộ. Mọi người thường tỏ ra rất hãnh diện vì sự làm việc chăm chỉ và không gian lận của mình. Điều này hoàn toàn khác với những sinh viên Ấn Độ hay Trung Quốc – những người rất thích “hợp tác với nhau để gian lận trong thi cử và học hành” .
Ở Mỹ, những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội.
Ở Mỹ, người giàu thường là những người gầy hoặc có thân hình gọn gàng, thon thả còn những người béo đa số là người nghèo. Sự khác biệt này là do những thực phẩm rẻ tiền ở Mỹ thường là đồ ăn giàu chất béo và tất nhiên là người giàu thì không ăn đồ ăn rẻ tiền. Họ (người giàu) thường có xu hướng ăn đồ ăn nhà tự nấu hay ở những nhà hàng sang trọng, đắt tiền với đồ ăn rất ít chất béo. Nói một cách khác, muốn trở thành người khỏe mạnh ở Mỹ cũng khá là tốn kém.
Những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội. Người ta quan niệm rằng, để cho cơ thể phát phì có nghĩa là bạn đã vô trách nhiệm với bản thân và chắc chắn khó có thể đòi hỏi bạn có trách nhiệm với xã hội. Nếu bạn gầy (và cao nữa thì càng tốt), mọi người sẽ tỏ ra rất tôn trọng bạn và đối xử với bạn tử tế hơn nhiều. Thậm chí, khi đi mua hàng bạn cũng sẽ được phục vụ tận tình hơn nếu bạn tỏ ra là người chăm chỉ thể thao, quan tâm đến thân hình của mình vì họ cho rằng nhiều khả năng bạn là một người giàu có. Chính bản thân tôi đã tự kiểm chứng điều này khi tôi quyết định giảm cân từ mức 210 pound (khoảng 95 kg) xuống còn 148 pound (67 kg), ngay cả người bán hàng ở Starbucks cũng đối xử với tôi tử tế hơn và pha đồ uống cho tôi một cách chăm chút, cẩn thận hơn rất nhiều.
Các cô gái Mỹ không phải là những người cẩu thả và lộn xộn, trái ngược với hầu hết những gì mà các bộ phim của Hollywood miêu tả.
Hầu như tất cả những người Mỹ đều có thể được tiếp cận với những thứ cơ bản của cuộc sống như: thức ăn, quần áo, nước uống và vệ sinh. Tôi chưa từng đến các bang như Louisiana và những thành phố kiểu như Detroit (thành phố vừa phải đệ đơn xin phá sản), nhưng từ những gì đã chứng kiến, tôi tin rằng không người Mỹ nào gặp khó khăn khi tiếp cận với những điều kiện sống cơ bản nhất.
Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để có thể được ở trong một ngôi nhà xây bằng gạch, trái ngược với Ấn Độ, nơi nhà gạch là quá bình thường.
Người Mỹ rất chú trọng đến việc tập tành để giữ thân hình gọn gàng và đặc biệt là rất thích những hoạt động ngoài trời. Ở California, tôi thường thấy các gia đình đi đạp xe, chèo thuyền, leo núi, cắm trại, tổ chức tiệc nướng ngoài trời… vào mỗi cuối tuần hay ngày nghỉ. Người Mỹ đặc biệt tự hào về vẻ đẹp tự nhiên của môi trường xung quanh họ và thường có xu hướng tận hưởng nó một cách có trách nhiệm.
Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên.
Người Mỹ rất phí phạm đối với thực phẩm. Điều này cũng không khó giải thích bởi thức ăn là thứ “càng mua nhiều càng rẻ”.
Người Mỹ là những kẻ nghiện cà-phê nặng, hay nói đúng hơn là họ bị ám ảnh bởi cà –phê. Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên. Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ không pha cà-phê ở nhà rồi mang đi làm? Hãy thử làm một phép tính: 5 USD/ngày x 5 ngày/tuần x 52 tuần…. bạn sẽ thấy họ phí phạm đến mức nào!
Hút cỏ (ma túy dạng nhẹ) cũng bình thường như người ta hút thuốc lá.
Theo infoneta