Kinh tế Việt Nam 2010 qua 10 sự kiện nổi bật

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(Dân trí) - Một năm nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực từ tăng trưởng đến nguồn vốn cam kết đầu tư, tuy nhiên, những tác động ngoài ý muốn như thị trường tài chính “dậy sóng”, “sốt” đất do quy hoạch… cũng được nhìn nhận một cách khách quan.
1/ Tăng trưởng GDP 6,78% hơn cả mong đợi

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, dù nội lực còn chưa mạnh nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn kế hoạch đề ra hơn 0,2% (năm 2009, GDP đạt 5,3%).

Tangtruong301210.jpg
Khi dòng vốn quay trở lại, sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh về sản lượng (ảnh: Reuters)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng trưởng GDP năm nay đạt được do tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng GDP theo giá thực tế năm 2010 khoảng 1.951.200 tỷ đồng, tương đương 102,2 tỷ USD. Trong 21 chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội giao, có 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch.

2/ Lạm phát vượt xa hai con số

Với áp lực tăng giá lớn nhất đến từ nhóm lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12 so với tháng 11 đã đạt mức tăng kỷ lục 1,98% - cao nhất từ đầu năm, đưa CPI năm 2010 từ mức một con số lên hai con số: 11,75%.

Lý giải nguyên nhân lạm phát năm 2010 tăng vượt hai con số, nhiều chuyên gia cho rằng do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước, thiên tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao, quy luật tiêu dùng nóng cuối năm…

Để tránh “cơn bão giá” dịp tết Nguyên đán, Chính phủ tiếp tục đưa ra cam kết giữ giá các mặt hàng từ xăng dầu, than, điện cho đến hết quý I/2011 thay vì được tăng theo lộ trình hoặc giá thị trường.

3/ Nhập siêu được kiềm chế ở mức 12 tỷ USD

Theo số liệu chính thức được Tổng cục Thống kê công bố chiều 28/12, nhập khẩu trong tháng 12 tăng mạnh (đạt 8,5 tỷ USD); còn kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7,1 tỷ USD. Tính chung cho cả năm 2010, nhập siêu đạt gần 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, tương đương mức cam kết của Chính phủ trước Quốc hội đầu tháng 11 vừa qua. So với năm 2009 (12 tỷ USD), nhập siêu tăng nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lại giảm khoảng 4%.

Nhapsieu25110.jpg
Nhập siêu được h.ãm phanh

Dệt may là nhóm hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất (khoảng 11 tỷ USD) và liên tục trong 6 tháng cuối năm đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/tháng, tăng gần 25% so với năm trước. Tiếp đó là thủy sản, dầu thô và giày dép, mỗi nhóm khoảng 5 tỷ USD. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc - thiết bị (khoảng 13,5 tỷ USD), xăng dầu, vải vóc và đồ điện tử (khoảng 5 tỷ USD).

Trong số các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2010, có chỉ tiêu về xuất khẩu. Ước tính cả năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 70 tỷ USD, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nhập siêu xuống mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

4/ Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin

Bên bờ vực phá sản, cuối tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 2108/QĐ-TTg, phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, đề án tái cơ cấu Vinashin tập trung ở những nội dung:

Thứ nhất là đặt mục tiêu xác định sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Thứ hai, yêu cầu tái cơ cấu không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế; duy trì đội ngũ lao động; bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tư; thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

Thứ ba, thời gian tái cơ cấu được xác định từ năm 2011 đến 2013.

Mô hình tập đoàn sau khi tái cơ cấu là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ, đào tạo, phục vụ đóng và sửa chữa tàu biển, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường.

5/ Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt rất khả quan

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Cuộc vận động, sau 1 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, tạo tiền đề vững chắc để triển khai cuộc vận động trong thời gian tới.

hangviet20102.jpg
Hàng Việt về nông thôn

Ở trong nước, số doanh nghiệp có hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng tăng dần lên. Nếu năm 2008 có 485 doanh nghiệp được bầu chọn thì đến giữa năm 2010 số doanh nghiệp được bầu chọn lên đến con số 776.

Thị hiếu người tiêu dùng đang có sự thay đổi đáng kể khi lựa chọn hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Hàng Việt Nam sản xuất trong nước ở nhiều ngành dần khẳng định được thương hiệu với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định và mẫu mã tốt…

Bộ Công thương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) chọn thị trường nông thôn làm điểm nhấn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, đã có 68 đợt đưa hàng về nông thôn với 857 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn 4,7 triệu lượt khách tham quan, mua sắm, tổng doanh thu bán hàng đạt gần 1.500 tỷ đồng.

6/ Thị trường tài chính “dậy sóng”

Sáng 8/12, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) bất ngờ khuyến mãi huy động vốn VND “3 ngày vàng” với lãi suất cao 17%/năm, cao hơn khoảng 5% so với mặt bằng thị trường, cuộc đua tăng lãi suất bùng lên.Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước và đại diện các thành viên Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức cuộc họp gấp. Lần “gặp mặt” này không chỉ dừng ở mức đồng thuận 14%, mà còn là sự cam kết của tất cả các NHTM để cùng thực hiện.

Năm 2010 cũng là năm đánh dấu những cơn “sóng lớn” trên thị trường vàng. Đầu năm giá vàng dao động 2,6 - 2,7 triệu đồng/chỉ, nhưng đến cuối năm đã ở mức trên 3,6 triệu đồng/chỉ. Đó là chưa kể vào thời điểm “nổi sóng”, giá vàng đã đạt tới mức 3,83 triệu đồng/chỉ vào sáng 9/11.

Giá vàng tăng mạnh kéo giá USD trên thị trường tự do vượt ngưỡng 21.000 VND; trong khi giá tại khối ngân hàng ổn định quanh mức 19.500 VND, nhưng không phải doanh nghiệp nào, người dân nào cũng mua được ở mức giá này.

7/ Gần 8 tỷ USD cam kết đầu tư cho Việt Nam

Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay, các đối tác phát triển cam kết 7,905 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô và tập trung vào các khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững.

Hamhaivan231209.jpg
Nhiều công trình ở Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA

Qua 18 kỳ tài trợ, số vốn tài trợ kể cả lần này là trên 64 tỷ USD cam kết, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ đối với nền kinh tế Việt Nam. Các đối tác tài trợ cũng đánh giá cao việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam trong những năm qua. Tốc độ giải ngân tương đối tốt, đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2009 và 3,5 tỷ USD vào năm 2010.

Kết luận tại hội nghị tư vấn nhóm các nhà tài trợ, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Thông tin này vừa đáng mừng lại vừa đáng lo. Mừng vì sự phát triển của đất nước còn lo vì từ đây mọi chính sách hỗ trợ của quốc tế sẽ là hỗ trợ cho một nước có thu nhập trung bình.

8/ Đất “sốt” theo quy hoạch, lần đầu tiên bán nhà thu nhập thấp

Đầu quý II/2010, ngay khi triển lãm lấy ý kiến về Đồ án quy hoạch chung thủ đô mở rộng diễn ra, Hà Nội đã chứng kiến cơn bão giá nhà đất đến chóng mặt, đi đầu là khu vực phía Tây. Cụ thể ở khu vực Ba Vì, giá đất nhiều nơi đã tăng từ 3 - 5 lần so với thời điểm đầu năm.

Một điều đáng nói là có sự trái chiều về kinh doanh bất động sản giữa Hà Nội và TPHCM. Trong khi các dự án căn hộ chung cư tại TPHCM ồ ạt khuyến mãi thu hút khách hàng thì tại Hà Nội, giá căn hộ ngày càng bị đẩy lên mặc dù phần đông người mua không với nhu cầu thực.

Dự án nhà ở xã hội đầu tiên của cả nước đã chính thức được bán với giá chưa tới 10 triệu đồng/m2 đã khiến ước mơ của nhiều người có thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên nó cũng đặt ra vấn đề liệu đây có phải là thách thức cho các chủ đầu tư và cơ hội cho người dân?

9/ Cá tra, tôm, cá rô phi bị đưa vào danh sách đỏ

Những ngày đầu tháng 12, sự kiện cá tra Việt Nam bị đưa vào “danh sách đỏ” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 của Quỹ động vật hoãng dã thế giới (WWF) ngay lập tức đã bị lên tiếng phản ứng kịch liệt.

Catra91209.jpg
Cá tra Việt Nam vấp quá nhiều rào cản khi "bơi ra biển lớn"

Trước những chứng cứ và lập luận xác đáng của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam (VASEP) và các cơ quan chức năng Việt Nam, sau buổi làm việc, đại diện WWF đã xếp ca tra vào danh mục “hướng tới sự phát triển bền vững”.

Điều đáng buồn nữa là không chỉ cá tra, tôm và cá rô phi của các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam cũng bị đưa vào “danh sách đỏ”. Theo lãnh đạo của Tổng cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), hành trình để bảo vệ tôm và cá rô phi cũng sẽ không hề đơn giản.

10/ Nhiều công trình lớn được đưa vào hoạt động

Năm 2010 đánh dấu nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Trong đó phải kể đến là Đại lộ Thăng Long, con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam đã chính thức được bàn giao vào đầu tháng 10. Đây là món quà đầy ý nghĩa mừng Thủ đô nghìn năm tuổi.

Ngày 17/12, tổ máy số 1 (công suất 400 MW) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào hệ thống điện Quốc gia, vượt tiến độ trước 2 năm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất xuất xưởng những lô xăng dầu đầu tiên ra thị trường - lần đầu tiên Việt Nam chủ động phần nào nhu cầu xăng dầu trong nước.

Ban Kinh tế
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom