- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm “bằng đẹp” chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt. Kinh tế suy thoái, ngay cả cử nhân Ngoại thương, Y khoa cũng chung tình trạng thất nghiệp
50% sinh viên Y khoa thất nghiệp
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ có khoảng 40-50% học sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
PGS.TS Mai thẳng thắn: “Chỉ có 40- 50% học viên tốt nghiệp các trường ra là có công ăn việc làm, còn 50% không có công ăn việc làm điều đó có nghĩa nỗ lực của các thầy, cô trong trường đã bị vô hiệu hóa 50% là không hợp với một quốc gia vừa nghèo vừa lãng phí.
Cử nhân "bằng đỏ" Ngoại thương vẫn thất nghiệp
Lê An Như cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù sở hữu tấm bằng giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của trường đại học Ngoại thương nhưng An Như vẫn chưa được công ty nào nhận vào làm. An Như tâm sự: “Đôi lúc em cũng thấy chán nản. Nhưng em nghĩ làm việc là việc cả đời, không thể nóng vội được. Làm cho công ty nào mình cảm thấy thoải mái, năng lực của mình được tôn trọng và tin tưởng, chế độ lương bổng phù hợp thì sẽ tốt hơn. Em cũng biết tình hình kinh tế bây giờ khó khăn, các công ty đều phải tiết kiệm ngân sách để thuê nhân công nên em cũng không đòi hỏi nhiều.”
Trần Thụy Anh, cựu SV FTU, thừa nhận học FTU trước đây ít ai nghĩ thất nghiệp, nhưng nay mọi chuyện thay đổi. Thụy Anh tốt nghiệp loại giỏi, nhưng sau nhiều lần thử việc, nhảy việc ở nhiều nơi tiền lương vẫn không đủ chi tiêu và dự tính bỏ việc để kinh doanh riêng.
Có 2 bằng cử nhân vẫn thất nghiệp
Tốt nghiệp ngành Kế toán – Hệ cao đẳng HV Ngân Hàng đã 4 năm, sắp có trong tay tấm bằng thứ 2 của trường ĐH Ngoại Thương, từng bươn trải với đủ nghề nghiệp nhưng chị Trần Thị Thương Thu (27 tuổi) vẫn đang “vật vã” trong những tháng ngày đầy khó nhọc vì thất nghiệp. Tốt nghiệp hệ cao đẳng Học viện Ngân Hàng, Thu đi làm, rồi tiếp tục thi tại chức Đại học Ngoại thương vì nghĩ rằng ngành học của trường Ngoại thương sẽ hỗ trợ tốt nhất cho công việc của cô sau này. Vậy mà nay, chuẩn bị thi tốt nghiệp, lấy tấm bằng thứ 2 thì lại quay trở về điểm khởi đầu: Đi xin việc.
Cô chia sẻ, đã mấy tháng rồi mình phải sống dè sẻn bằng khoản tiết kiệm ít ỏi mình dành dụm được và sống nhờ rất nhiều vào một người bạn của mình.
“Từ ngày ra trường mình hầu như không mua sắm bất cứ thứ gì cho bản thân, kể cả quần áo, dày dép. Có thu nhập đều đặn đã phải chi tiêu eo hẹp hết sức, nay còn thất nghiệp kéo dài, chẳng biết tính sao đây… Bạn giúp nhiều để mình vượt qua những ngày tháng khó khăn, nhưng mình cũng biết, không thể nhờ bạn mãi được” – Thu não nuột tâm sự.
Nguồn :tinmoi.vn
50% sinh viên Y khoa thất nghiệp
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ có khoảng 40-50% học sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
Các trường công lập thực hiện theo phân công của ngành đối với học sinh tốt nghiệp nên việc làm được đảm bảo 100%.
Sinh viên đi tìm việc. Nguồn: Internet
PGS.TS Trần Xuân Mai – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, vấn đề chính là hiện nay các trường phải bàn tính đến chuyện sau năm 2017 khi các trường ĐH không được phép đào tạo trung học. Lâu nay khi hệ trung cấp nằm trong trường ĐH, lực lượng dạy trung cấp luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của ĐH, sau ĐH. Khi tách ra, bắt buộc sẽ phải lập thêm những trường trung cấp mới vì vậy việc giải quyết chất lượng cũng như cán bộ giảng dạy là điều rất cần thiết.PGS.TS Mai thẳng thắn: “Chỉ có 40- 50% học viên tốt nghiệp các trường ra là có công ăn việc làm, còn 50% không có công ăn việc làm điều đó có nghĩa nỗ lực của các thầy, cô trong trường đã bị vô hiệu hóa 50% là không hợp với một quốc gia vừa nghèo vừa lãng phí.
Cử nhân "bằng đỏ" Ngoại thương vẫn thất nghiệp
Lê An Như cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù sở hữu tấm bằng giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của trường đại học Ngoại thương nhưng An Như vẫn chưa được công ty nào nhận vào làm. An Như tâm sự: “Đôi lúc em cũng thấy chán nản. Nhưng em nghĩ làm việc là việc cả đời, không thể nóng vội được. Làm cho công ty nào mình cảm thấy thoải mái, năng lực của mình được tôn trọng và tin tưởng, chế độ lương bổng phù hợp thì sẽ tốt hơn. Em cũng biết tình hình kinh tế bây giờ khó khăn, các công ty đều phải tiết kiệm ngân sách để thuê nhân công nên em cũng không đòi hỏi nhiều.”
Trần Thụy Anh, cựu SV FTU, thừa nhận học FTU trước đây ít ai nghĩ thất nghiệp, nhưng nay mọi chuyện thay đổi. Thụy Anh tốt nghiệp loại giỏi, nhưng sau nhiều lần thử việc, nhảy việc ở nhiều nơi tiền lương vẫn không đủ chi tiêu và dự tính bỏ việc để kinh doanh riêng.
Có 2 bằng cử nhân vẫn thất nghiệp
Tốt nghiệp ngành Kế toán – Hệ cao đẳng HV Ngân Hàng đã 4 năm, sắp có trong tay tấm bằng thứ 2 của trường ĐH Ngoại Thương, từng bươn trải với đủ nghề nghiệp nhưng chị Trần Thị Thương Thu (27 tuổi) vẫn đang “vật vã” trong những tháng ngày đầy khó nhọc vì thất nghiệp. Tốt nghiệp hệ cao đẳng Học viện Ngân Hàng, Thu đi làm, rồi tiếp tục thi tại chức Đại học Ngoại thương vì nghĩ rằng ngành học của trường Ngoại thương sẽ hỗ trợ tốt nhất cho công việc của cô sau này. Vậy mà nay, chuẩn bị thi tốt nghiệp, lấy tấm bằng thứ 2 thì lại quay trở về điểm khởi đầu: Đi xin việc.
Cô chia sẻ, đã mấy tháng rồi mình phải sống dè sẻn bằng khoản tiết kiệm ít ỏi mình dành dụm được và sống nhờ rất nhiều vào một người bạn của mình.
“Từ ngày ra trường mình hầu như không mua sắm bất cứ thứ gì cho bản thân, kể cả quần áo, dày dép. Có thu nhập đều đặn đã phải chi tiêu eo hẹp hết sức, nay còn thất nghiệp kéo dài, chẳng biết tính sao đây… Bạn giúp nhiều để mình vượt qua những ngày tháng khó khăn, nhưng mình cũng biết, không thể nhờ bạn mãi được” – Thu não nuột tâm sự.
Nguồn :tinmoi.vn