Kinh Nghiệm, Thủ Tục Mở Đại Lý Gạo Cho Người Mới Bắt Đầu

gaohoanggiao

Thành viên
Tham gia
25/11/2024
Bài viết
1
Bạn muốn mở đại lý gạo nhưng chưa rõ về điều kiện và thủ tục để mở đại lý? Bạn lo ngại thị trường gạo cạnh tranh cao, việc kinh doanh gạo bị thua lỗ? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Gạo Hoàng Giao sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm, thủ tục mở đại lý gạo cho người mới bắt đầu.

1. Điều kiện và thủ tục để mở đại lý gạo

Để mở đại lý gạo thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh cá thể.
  • Bản sao giấy CCCD của cá nhân chủ thể tham gia mở cửa hàng kinh doanh gạo hoặc của người đại diện cho hộ gia đình.
  • Biên bản cuộc họp về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp cửa hàng đại lý gạo được thành lập bởi một nhóm cá nhân.
AD_4nXcZg52XD3XU24HgXA06Nka7rRiFdZTr1n9mN3gEBCXmELQgJqQuwhQ3zthtoizGH3Uo7V9turEWSgAMKjVcbSY74e6RPlyYrA_oD4T4RvVDA1evRDbz1ZHpK9Ufm4m2hN1Ko-9e

Ngoài ra, khi đăng ký mở đại lý gạo thì chủ kinh doanh cần phải đảm bảo các thông tin sau là chính xác:

  • Họ tên chủ hộ kinh doanh
  • Địa chỉ mở đại lý gạo
  • Ngành/ nghề kinh doanh
  • Số vốn mở cửa hàng
  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày cấp, địa chỉ cư trú và chữ ký của các cá nhân tham gia mở đại lý gạo.

2. Kinh nghiệm làm thủ tục mở đại lý gạo

2.1. Tên cửa hàng gạo

Khi làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh mở đại lý gạo thì bạn cần đặt tên hộ kinh doanh sao cho đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
  • Phải có đủ 2 thành tố: Hộ kinh doanh + Tên riêng. Chẳng hạn như: Hộ kinh doanh gạo chú Chín.
  • Không được sử dụng các từ ngữ thiếu văn hóa và thuần phong mỹ tục để đặt làm tên hộ kinh doanh.
  • Tên hộ kinh doanh gạo không được có sự nhầm lẫn hay trùng với tên của các hộ kinh doanh hay cửa hàng đại lý gạo khác đã đăng ký trong cùng một quận/huyện. Để tránh bị trùng tên thì bạn có thể đi đến UBND quận/huyện để nhờ cán bộ đăng ký kinh doanh kiểm tra giúp.
  • Lưu ý: Tên biển hiệu cửa hàng gạo không bắt buộc phải giống 100% với tên đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Ví dụ, bạn đặt tên trên giấy phép là “Hộ kinh doanh gạo chú Chín” thì tên trên biển hiệu có thể đặt là “Cửa hàng gạo chú Chín”.

2.2. Địa chỉ cửa hàng, đại lý gạo

AD_4nXesYoHNJm2I1eC7diPn1yGMP3wCn7gvb9c8VvGFZgzFDdSDXrf1Xuf-4vX9S8x0sxnNVP53Bvgk59XgzAskM_gbc3Xl10l3RbvKp3Xhax6BpMmj6R-AeyxzS_rDNcn_7zF8tFg-oQ

  • Địa chỉ dùng để đăng ký hộ kinh doanh phải khớp với địa chỉ của cửa hàng, đại lý gạo.
  • Nên thuê gian hàng, ki-ốt ở mặt đường, mặt phố không bị ngập úng hoặc sử dụng nhà riêng của gia đình để làm địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh mở đại lý gạo.
  • Bạn không được lấy địa chỉ của nhà tập thể hay khu chung cư để đăng ký hộ kinh doanh.

2.3. Các loại thuế mà hộ kinh doanh gạo phải đóng

Các cửa hàng, đại lý gạo hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh sẽ phải đóng các loại thuế như sau:
  • Thuế môn bài.
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định hiện tại thì cửa hàng, đại lý gạo hoạt động theo mô hình kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài khi lần đầu thành lập. Nếu cửa hàng gạo của bạn có doanh thu trung bình dưới 100 triệu đồng/tháng thì không cần phải đóng bất kỳ khoản thuế nào.
Chi tiết mức thuế môn bài cụ thể như sau:
Doanh thu trung bình/năm
Thuế môn bài phải đóng
Bậc thuế
Từ 100 triệu - 300 triệu
300.000 đồng/năm
3
Từ 300 triệu - 500 triệu
500.000 đồng/năm
2
Trên 500 triệu
1.000.000 đồng/năm
1

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn buôn may bán đắt, thành công trong việc mở cửa hàng kinh doanh gạo. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm nguồn cung cấp gạo giá sỉ thì có thể cân nhắc nhà máy Gạo Hoàng Giao. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại gạo ngon, sạch với mức giá sỉ siêu rẻ.
 
Quay lại
Top Bottom