- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Sau khi tự xử 4 "con xe" bị ngâm nước mấy ngày qua, và nghe mọi người kể chuyện đi sửa xe máy ở tiệm về mình mạnh dạn mở topic này, hy vọng có ích cho các bạn và không bị ấm ức khi đi sửa xe mùa ngập lụt.
Những người đi sửa xe ở tiệm mà mình hỏi, 100% đều nói họ thay bugi, thay dầu. Một số xe còn thay lưới lọc khí... Theo mình thì bugi không phải thay, nếu là xe mới đi 1,2 năm thì chắc chắn 100% kg phải thay. Dầu thì nên thay, lọc khí thì kiểm tra cụ thể khi tháo ra, nếu nó bị mủn thì mới phải thay.
Khi xe bị ngập nước, chỉ cần mấy thao tác đơn giản:
1: Dùng "tô-vít" xả hết xăng trong bộ chế hòa khí ra.
2: Tháo bugi, dùng kim băng hoặc cái ghim vòng, hay bất cứ thứ gì nhỏ và đủ cứng để ngoáy hết muội (nếu có) trong bugi ra, dùng xăng rửa sạch bugi, thổi mạnh vài cái là ok.
3: Dùng đầu ngón tay, có thể lót giẻ sạch bịt chặt vào vị trí mình vừa tháo bugi ra + tắt chìa khóa điện, đạp mạnh cần khởi động nhiều lần- mục đích thổi sạch nước trong máy và xăng thừa ra (nếu có).
4: Gắn bugi vào "đầu bọc" (chẳng biết gọi vậy có đúng kg), đó là cái đầu dây điện chụp vào bugi ấy, mở khóa điện, gí chặt phần kim loại của bugi vào phần cánh tản nhiệt của máy nổ, một tay giữ, một tay ấn mạnh cần khởi động (hoặc bấm nút khởi động), mắt nhìn vào đầu bugi xem có đánh lửa tốt kg, nếu đánh lửa tanh tách là OK.
Lưu ý: bước 4 này nếu làm kg cẩn thận có thể bị giật, nhưng yên tâm chỉ làm ta giật mình chứ kg nguy hiểm như điện dân dụng 220v đâu và bạn nào sợ có thể bỏ qua bước 4.
5: Lắp bugi vào máy, mở chìa khóa điện khởi động xe và ...chạy về
Có thể phải khởi động một lúc xe mới nổ máy đc, nếu xe có cần khởi động thì tốt nhất khởi động xe bằng cần đạp khởi động, đạp mạnh vài phát là nổ ầm ầm....
Chúc các bạn có thể tự xử con xe của mình nếu không may ngập nước và có kinh nghiệm để không mất con bugi xịn theo xe.
Theo kinh nghiệm của mình thì bugi chỉ phải thay khi lõi sứ cách điện và "chân chấu" đánh lửa mòn nhiều, thụt hẳn xuống hoặc khi thử đánh lửa kém, không nổ được máy (tiếc là không có cái ảnh nào về bugi hỏng ). Chứ còn xe bị ngập nước thì làm sao hỏng được bugi.
Chấp cả ngập thế này thì 2 bugi vưỡn...ngon lành
Những người đi sửa xe ở tiệm mà mình hỏi, 100% đều nói họ thay bugi, thay dầu. Một số xe còn thay lưới lọc khí... Theo mình thì bugi không phải thay, nếu là xe mới đi 1,2 năm thì chắc chắn 100% kg phải thay. Dầu thì nên thay, lọc khí thì kiểm tra cụ thể khi tháo ra, nếu nó bị mủn thì mới phải thay.
Khi xe bị ngập nước, chỉ cần mấy thao tác đơn giản:
1: Dùng "tô-vít" xả hết xăng trong bộ chế hòa khí ra.
2: Tháo bugi, dùng kim băng hoặc cái ghim vòng, hay bất cứ thứ gì nhỏ và đủ cứng để ngoáy hết muội (nếu có) trong bugi ra, dùng xăng rửa sạch bugi, thổi mạnh vài cái là ok.
3: Dùng đầu ngón tay, có thể lót giẻ sạch bịt chặt vào vị trí mình vừa tháo bugi ra + tắt chìa khóa điện, đạp mạnh cần khởi động nhiều lần- mục đích thổi sạch nước trong máy và xăng thừa ra (nếu có).
4: Gắn bugi vào "đầu bọc" (chẳng biết gọi vậy có đúng kg), đó là cái đầu dây điện chụp vào bugi ấy, mở khóa điện, gí chặt phần kim loại của bugi vào phần cánh tản nhiệt của máy nổ, một tay giữ, một tay ấn mạnh cần khởi động (hoặc bấm nút khởi động), mắt nhìn vào đầu bugi xem có đánh lửa tốt kg, nếu đánh lửa tanh tách là OK.
Lưu ý: bước 4 này nếu làm kg cẩn thận có thể bị giật, nhưng yên tâm chỉ làm ta giật mình chứ kg nguy hiểm như điện dân dụng 220v đâu và bạn nào sợ có thể bỏ qua bước 4.
5: Lắp bugi vào máy, mở chìa khóa điện khởi động xe và ...chạy về
Có thể phải khởi động một lúc xe mới nổ máy đc, nếu xe có cần khởi động thì tốt nhất khởi động xe bằng cần đạp khởi động, đạp mạnh vài phát là nổ ầm ầm....
Chúc các bạn có thể tự xử con xe của mình nếu không may ngập nước và có kinh nghiệm để không mất con bugi xịn theo xe.
Theo kinh nghiệm của mình thì bugi chỉ phải thay khi lõi sứ cách điện và "chân chấu" đánh lửa mòn nhiều, thụt hẳn xuống hoặc khi thử đánh lửa kém, không nổ được máy (tiếc là không có cái ảnh nào về bugi hỏng ). Chứ còn xe bị ngập nước thì làm sao hỏng được bugi.
Chấp cả ngập thế này thì 2 bugi vưỡn...ngon lành
(Sưu tầm theo WTT)