Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Mua laptop cũ có phần nào đó như trò chơi may rủi. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng đầy đủ những kinh nghiệm nêu trong bài viết thì rủi ro chọn phải một chiếc laptop không đáng với số tiền bỏ ra sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.

Hiện nay, các hãng laptop ngày càng tung ra những dòng sản phẩm với nhiều tính năng cao cấp được tích hợp. Tuy các hãng đã liên tục khuyến mãi, hạ giá bán... nhưng việc mua một chiếc laptop đối với sinh viên hay người bình dân cũng cả là một vấn đề. Vì vậy giải pháp mua một chiếc máy đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền, tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy laptop cũ. Sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn và mua laptop cũ, giúp bạn có thể loại bớt những rủi ro mua phải hàng quá tệ.

1. Xác định nhu cầu công việc để lựa chọn cấu hình phù hợp
Điều đầu tiên bạn cần xác định mua máy cho công việc học tập, vui chơi, lướt web, làm đồ họa hay để sử dụng cho nhu cầu lập trình... Điều này rất quan trọng vì nó quyết định cấu hình máy mà bạn cần mua. Nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu làm việc văn phòng, bạn chỉ cần lựa chọn máy tính có cấu hình Pentium IV, Ram 1 GB là đủ cho công việc của mình. Nếu bạn là người thích giải trí, có nhu cầu xem phim chất lượng cao cũng như giải quyết các công việc chỉnh sửa ảnh, xây dựng website... thì bạn cần chọn máy tính có cấu hình tối thiểu Dual core, Core2 duo hoặc Core2 Quad (loại 2 nhân trở lên), RAM từ 2 GB trở lên, nếu có thể bạn nên chọn máy có card màn hình rời. Tất nhiên việc lựa chọn máy cấu hình cao thì giá cả cũng sẽ cao (mặc dù là máy cũ), đồng thời việc lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng tương đối khó khăn.

KenhSinhVien.Net-lua-chon-laptop-cu-1.jpg


2. Xác định độ mới cũ

Việc mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi còn tệ hại hơn một chiếc đã cũ nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng. Bạn có thể để xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm với vài mẹo sau:

- Bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT: người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài.
- Hầu hết các máy laptop lúc trước đều sử dụng hệ điều hành Windows XP (nay hầu hết các hãng laptop đều sử dụng hệ điều hành Windows 7 hay Vista). Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop đã “xập xệ”. Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có bản quyền hay không, tại địa chỉ https://www.microsoft.com/genuine/downloads/whyValidate.aspx.
- Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy “lịch sử” của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố, vv...

3. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm


- Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (wi-fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel. Đối với những máy hiệu Lenovo, IBM, Acer, HP, Asus, Sony, Dell, bạn có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của hãng để kiểm tra cấu hình và pin có bị đổi hay không. Bạn hãy chạy thử một vài phần mềm để xác định cấu hình máy có đúng như quảng cáo của người bán hay không bằng các phần mềm chuyên dụng như Lavalyst Everest, CPU-Z. Những phần mềm này giúp bạn xác định: loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi, vv...

- Nếu máy tính là dạng “nguyên bản”, đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng phần xem chúng hoạt động có chính xác không, hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không. Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toái khi sử dụng. Khi rao hàng trên website, người bán thường nói “còn 90%”, “mới 98%”... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán, không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý. Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.

KenhSinhVien.Net-lua-chon-laptop-cu-2.jpg


- Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên bỏ ý định mua đi! Nhiều người thích xem “độ mòn” bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa, nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền. Những linh kiện khác như đầu đọc thẻ, bluetooth... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.

KenhSinhVien.Net-lua-chon-laptop-cu-3.jpg


- Khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũ đã xước để thử ổ DVD/VCD. Chuẩn bị một vài đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt, và ngược lại. Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.

4. Kết luận

Việc chọn mua latop cũ giống như... trò sổ xố, tất cả các thủ thuật đã trình bày ở trên chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mua latop đã bị hỏng. Vì thế, bạn phải sử dụng đến “trực giác nhạy bén” của mình để ra quyết định cuối cùng: nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.

Và cuối cùng nếu có thể bạn hãy yêu cầu người bàn cho test thử trong một khoảng thời gian vài ngày, tất nhiên bạn phải đảm bảo việc kiểm tra laptop không vào mục đích xấu. Nếu là một chiếc laptop tốt thì họ sẽ không ngần ngại cho bạn mượn, tất nhiên điều đó cũng còn phụ thuộc vào người bán...
Theo LBVMVT
 
Hiệu chỉnh:
Mình có 1 chuyện muốn chia sẻ như này.Đó là câu chuyện mua Laptop của cậu bạn cùng xóm với mình.Thực chất mình và cậu bạn này không hợp nhau co lắm.Tính cậu bạn hay khoe khoang,chuyện gì cũng tỏ ra là mình biết.Cậu có 1 cái máy bàn cũng đã cũ (tuy mới mua hơn 1 năm),ý định của cậu là mua 1 cái Lap mới.Nhưng khổ nỗi xin tiền ba mẹ lại không đồng ý.Vì thế cậu bạn đã hỏi vay tiền ông cậu.Từ đầu mùa hè năm nay mỗi lần đi học về xóm là cậu bạn lại khoe sắp có Lap dùng.Ban đầu nghe cậu bạn này bảo ông cậu đã đồng ý và gửi tiền cho.Khoảng nửa tháng thấy bạn này bảo ông cậu ko gửi tiền mà mua luôn cho.1 tháng sau ông cậu báo lại dạo này đang khó khăn nên ko mua đc cho thằng cháu.Vậy là cơn mộng mua Lap của bạn tớ coi như vụt tắt.Không nản lòng cậu bạn đã tìm hiểu mua Lap trả góp.Nhưng phải có người ở HN mới đăng ký đc (bạn này ở Nam Định).Cả xóm có 1 mình tớ là người HN,bạn đó đã đến nhờ.Tớ rất ngại,đồng ý thì hơi liều(cái Lap cũng gần 15Tr,chẳng may có vấn đề gì thì mình là người chết),từ chối là cách của tớ.Vì thật ra bạn tớ không thể xin đc tiền bố mẹ,còn việc trả góp mỗi tháng thì bạn ấy bảo có 5-6 đứa bạn thân nó đồng ý mỗi tháng góp mỗi người 100K (Mình thiết nghĩ: đều là cảnh Sv sống xa nhà,có thể giúp đc 1-2 thắng chứ giúp sao đc 1-2 năm).Cuối cùng bạn này quyết định đi mua Lap cũ với giá 5Tr (cấu hình cũng cao,giá mới khoảng 13tr) qua lời môi giới của 1 ông anh mới học liên thông trọ cùng xóm sinh năm 76.Có 1 điều đặc biệt là bạn tớ ko có 1 xu nào trong túi nhưng cũng đi mua chịu (không bít trả đc chưa).Về nahf loay hoay vài hôm bị hỏng mất cái cục pin.Cậu bạn tò mò cho là mình hiểu biết nên tháo ra sửa không ngờ lại hỏng thêm.Cái Lap đó bây h vẫn dùng đc nhưng hay mắc lỗi.Với cá tính của bạn tớ thì hay tháo máy ra nghịch nên việc hỏng là chuyện sớm muộn.
Mọi người trong xóm chẳng hiểu đc cậu bạn này nghĩ gì nữa.Coi như là 1 bài học cho những ai tắt mắt.À quên việc cậu bạn này quyết định mua Lap cũng chỉ là do bạn sĩ diện là lớp trưởng mà ko có cái Lap thì hơi vô lý. (Không hiểu nổi).
 
Bài này rất hay bạn à...mình có thêm kinh nghiệm để lựa chọn
 
Tuyệt ghê!:KSV@11: thank bạn nha. chừng nào mà mua lap cũ đỡ sợ bị... mánh hơn:KSV@05:
 
cung cấp các sản phẩm thiết bị camera chất lượng tốt. giá hợp lý. nhận thi công lắp đặt tận nơi trên mọi miền đất nước
 
Mình chưa từng trai, nhưng nghĩ thế này, là khi đi mua, hãy dắt theo 01 thằng bạn thân biết về máy tính xíu để nó coi giùm, chớ mình tay ngang ngang, coi coi cho dzui dzậy thôi, chứ thấy phần cứng cũng như phần mềm hà :)) :))
 
×
Quay lại
Top Bottom