tuanthanhthai
Thành viên
- Tham gia
- 16/9/2013
- Bài viết
- 0
Hàng ngày khi đi làm việc chúng ta phải ngồi tại văn phòng làm việc 8 tiếng đồng hồ thời gian đó tuy nhiều nhưng đôi lúc cũng là rất ít để mình hoàn thành công việc. Thường thì mọi người chọn giải pháp làm thêm, làm cố tại văn phòng nhưng đó không phải cách làm hiệu quả. Thời gian nghỉ ngơi ở nhà còn rất nhiều chúng ta có thể tận dụng khoản thời gian đó để làm việc tại nhà với một phòng làm việc nhỏ theo đúng phong cách của mỗi người.
Đối với những người lao động trí óc bận rộn thì một góc làm việc ở nhà là không thể thiếu, chưa kể đến nhiều gia đình có xu hướng thiết kế một văn phòng tại gia nên yếu tố công năng và phong thuỷ rất quan trọng.
1. Yếu tố phong thuỷ cho phòng làm việc
Đối với phong thuỷ phòng làm việc hình thể căn phòng bao giờ cũng được các gia chủ để ý. Vì vậy các nhà phong thuỷ cho rằng Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của không gian này nên là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Tránh bố trí ở các góc hình thang hoặc nhọn.
Vị trí chỗ làm việc hay cả một phòng riêng cần được cân nhắc sao cho luồng khí tại đây luôn được kích hoạt tốt mà vẫn ổn định, tức là tránh các luồng di chuyển xuyên qua và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng. Vai trò của ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng nhân tạo rất cần thiết, do đó góc làm việc (vốn thuộc Dương) nên bố trí ở chỗ yên tĩnh nhưng phải đủ ánh sáng và thông thoáng.
Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần dựa theo tương sinh Ngũ Hành, ví dụ bàn ghế làm việc phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khoẻ và năng lực làm việc.
2. Yếu tố kết nối cho phòng làm việc
Khi đặt vị trí bàn làm việc tại nhà bao giờ yếu tốt kết nối cũng được ưu tiên vì nó liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện công việc. Một bàn làm việc tại gia thì vị trí thuận lợi là nơi có thể để được điện thoại, kết nối internet, máy fax, máy in, máy tính và tủ để tài liệu, hồ sơ cá nhân, lưu trữ sách vở...Nếu rộng hơn gia chủ có thể bố trí bộ bàn ghế tiếp khách riêng cho những việc quan trọng hoặc tạo thêm thư viện cho riêng mình.
Nhu cầu thiết kế phòng làm việc đa chức năng ngày càng trở nên phổ biến, xuất phát từ thói quen vừa làm việc, đọc, xem thời sự, nghe tin tức, tra cứu tài liệu và thư giãn sau khi làm việc của nhiều chủ nhân nên đòi hỏi các nhà thiết kế tạo được sự hài hoà, vừa chung lại vừa riêng.
Chính vì những đặc điểm như trên nên phòng làm việc tại gia khác với phòng làm việc tại công sở với sự đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Trước hết là màu sắc có thể tự do theo ý muốn không bị áp đặt theo môtip chung như màu sắc ở công ty, thứ hai là có thể xen kẽ các nhiều chức năng cùng một không gian và thứ ba là có thể treo ảnh gia đình, trang trí tranh, hoặc thậm chí là những vật dụng “độc” và lạ như con chuột, bàn phím, hộp đựng name card, điện thoại … thể hiện sở thích riêng của mình.
Đối với những người lao động trí óc bận rộn thì một góc làm việc ở nhà là không thể thiếu, chưa kể đến nhiều gia đình có xu hướng thiết kế một văn phòng tại gia nên yếu tố công năng và phong thuỷ rất quan trọng.
1. Yếu tố phong thuỷ cho phòng làm việc
Đối với phong thuỷ phòng làm việc hình thể căn phòng bao giờ cũng được các gia chủ để ý. Vì vậy các nhà phong thuỷ cho rằng Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của không gian này nên là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Tránh bố trí ở các góc hình thang hoặc nhọn.
Vị trí chỗ làm việc hay cả một phòng riêng cần được cân nhắc sao cho luồng khí tại đây luôn được kích hoạt tốt mà vẫn ổn định, tức là tránh các luồng di chuyển xuyên qua và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng. Vai trò của ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng nhân tạo rất cần thiết, do đó góc làm việc (vốn thuộc Dương) nên bố trí ở chỗ yên tĩnh nhưng phải đủ ánh sáng và thông thoáng.
Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần dựa theo tương sinh Ngũ Hành, ví dụ bàn ghế làm việc phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khoẻ và năng lực làm việc.
2. Yếu tố kết nối cho phòng làm việc
Khi đặt vị trí bàn làm việc tại nhà bao giờ yếu tốt kết nối cũng được ưu tiên vì nó liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện công việc. Một bàn làm việc tại gia thì vị trí thuận lợi là nơi có thể để được điện thoại, kết nối internet, máy fax, máy in, máy tính và tủ để tài liệu, hồ sơ cá nhân, lưu trữ sách vở...Nếu rộng hơn gia chủ có thể bố trí bộ bàn ghế tiếp khách riêng cho những việc quan trọng hoặc tạo thêm thư viện cho riêng mình.
Nhu cầu thiết kế phòng làm việc đa chức năng ngày càng trở nên phổ biến, xuất phát từ thói quen vừa làm việc, đọc, xem thời sự, nghe tin tức, tra cứu tài liệu và thư giãn sau khi làm việc của nhiều chủ nhân nên đòi hỏi các nhà thiết kế tạo được sự hài hoà, vừa chung lại vừa riêng.
Chính vì những đặc điểm như trên nên phòng làm việc tại gia khác với phòng làm việc tại công sở với sự đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Trước hết là màu sắc có thể tự do theo ý muốn không bị áp đặt theo môtip chung như màu sắc ở công ty, thứ hai là có thể xen kẽ các nhiều chức năng cùng một không gian và thứ ba là có thể treo ảnh gia đình, trang trí tranh, hoặc thậm chí là những vật dụng “độc” và lạ như con chuột, bàn phím, hộp đựng name card, điện thoại … thể hiện sở thích riêng của mình.