- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tốc độ thành lập trường ĐH vẫn còn cao; Hàng loạt ĐH sau nhiều năm hoạt động vẫn thuê mướn... Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến Giáo dục đại học (GD ĐH) của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) vừa công bố.
Từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát 50/419 cơ sở GDĐH trong cả nước đại diện cho các vùng, miền, các loại hình và các cấp độ chất lượng đào tạo. Đến nay, Ủy ban đã nhận được báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 264/419 cơ sở GDĐH (140 trường CĐ và 124 trường ĐH, đạt tỉ lệ 63%).
Tốc độ thành lập trường vẫn cao
Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ, trong 3 năm qua, công tác thành lập trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng tới chất lượng thay vì chạy theo số lượng cơ sở được thành lập...Việc thành lập trường đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH còn bất cập; việc thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường còn nhiều khó khăn
"Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, việc thành lập trường đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do chưa có sự kiên quyết trong điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ nên tốc độ thành lập trường trong các năm 2010 và 2011 vẫn còn cao" - ông Thi nhận định.
Thêm nữa, việc phân bố các trường mới thành lập theo địa lý còn chưa hợp lý (các trường mới được thành lập, nâng cấp vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng thuận lợi, như ĐB Sông Hồng: 13 trường, Đông Nam Bộ: 06 trường). Việc cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự gắn với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng như Quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương.
Nhiều cơ sở GDĐH, khi lập dự án thành lập trường thì các bộ, ngành chủ quản, lãnh đạo các địa phương đưa ra rất nhiều cam kết cả về đất đai, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các chính sách về đào tạo, phát triển đội ngũ, nhưng sau khi đi vào hoạt động, việc thực hiện các cam kết này rất hạn chế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mới thành lập chỉ đạt khoảng 50% so với cam kết, thậm chí có trường chỉ đạt khoảng 10% (Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ,…).
Việc tuyển dụng GV, nhất là GV có trình độ cao của các cơ sở GDĐH mới thành lập, đặc biệt là các trường ngoài công lập và các trường của địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người (Trường ĐH Thành Đông, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi,…).
Công tác hậu kiểm chưa tốt
Vẫn theo kết quả Đoàn giá sát thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa đưa ra được những quy định cụ thể về công tác hậu kiểm. Vì đó, dẫn đến tình trạng có những trường sau nhiều năm hoạt động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy như vẫn phải đi thuê cơ sở đào tạo ở nhiều địa điểm khác nhau.
Theo quy định, sau 3 năm kể từ năm 2010, các trường chưa có cơ sở riêng của mình thì phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ hoặc giải thể, nhưng sau nhiều đợt thanh tra, Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra danh sách các trường dự kiến phải giải thể.
Hạn chế nữa mà báo cáo kết quả giám sát nêu ra là việc kiểm soát chất lượng đào tạo chưa được chặt chẽ. Cụ thể là cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo giữa các ngành, nghề, lĩnh vực và trình độ đào tạo phát triển chưa cân đối, hợp lý.
Công tác tuyển sinh của nhiều trường còn gặp khó khăn, chất lượng đầu vào thấp. Để thu hút người học, nhiều trường tìm mọi cách lôi kéo SV như không trả giấy chứng nhận kết quả thi hoặc không cho rút hồ sơ thí sinh,… Nhiều trường tuyển sinh ở mức điểm sàn tối thiểu, thậm chí còn xin vận dụng những quy định ưu tiên để tuyển sinh dưới điểm sàn tối thiểu.
Phần lớn các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập vẫn tập trung tuyển sinh chủ yếu các ngành dễ dạy, dễ học, ít tốn kém đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành… như Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Tài chính, Ngoại ngữ,..
Hình thức và trình độ đào tạo cũng không cân xứng, trong đó hình thức đào tạo vừa làm vừa học chiếm trên 65%. Vẫn chưa có cơ chế, chính sách tạo bước đột phá, khuyến khích SV vào học các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông-lâm- ngư cũng như thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước đến làm việc trong các trường ĐH, CĐ.
Tốc độ tăng quy mô đào tạo giáo dục đại học vẫn còn cao so với năng lực đào tạo của các cơ sở GDĐH. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số 1002 ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát trong năm 2012 có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở GDĐH đào tạo thạc sĩ không đảm bảo điều kiện theo quy định.
Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người. Nhiều ngành đào tạo chưa có GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo đúng quy định....
Giải thể những ĐH không đảm bảo chất lượng
Đó là một trong những kiến nghị Chính phủUỷ ban VHGDTNTN&NĐ đề xuất. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH trong cả nước, gắn quy hoạch này với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đặc biệt không thành lập thêm các trường công lập ở những vùng đã có nhiều trường và các trường thuộc địa phương nhưng ngân sách địa phương không đủ đảm bảo; ưu tiên thành lập các trường ngoài công lập có vốn đầu tư lớn; giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ mở ngành và đình chỉ hoạt động, sáp nhập, hạ cấp hoặc giải thể những cơ sở GDĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn không thực hiện cam kết thành lập trường, không đảm bảo chất lượng đào tạo.
Uỷ ban cũng đề nghị Chính phủ nới rộng trần học phí, mức chênh lệch học phí giữa các ngành để các trường công lập tự chủ quyết định mức học phí phù hợp.
Với Bộ GD-ĐT, Uỷ ban đề nghị giao quyền tự chủ để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội, hỗ trợ các trường mới thành lập và trường ngoài công lập trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ...
Chính quyền địa phương cần nhất quán trong việc thực hiện cam kết, đặc biệt là trong việc quy hoạch đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các trường mới thành lập.
Đối với các trường, cần đẩy nhanh việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường....
Theo (Vietnamnet)
Từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát 50/419 cơ sở GDĐH trong cả nước đại diện cho các vùng, miền, các loại hình và các cấp độ chất lượng đào tạo. Đến nay, Ủy ban đã nhận được báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 264/419 cơ sở GDĐH (140 trường CĐ và 124 trường ĐH, đạt tỉ lệ 63%).
Tốc độ thành lập trường vẫn cao
Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ, trong 3 năm qua, công tác thành lập trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng tới chất lượng thay vì chạy theo số lượng cơ sở được thành lập...Việc thành lập trường đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH còn bất cập; việc thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường còn nhiều khó khăn
"Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, việc thành lập trường đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do chưa có sự kiên quyết trong điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ nên tốc độ thành lập trường trong các năm 2010 và 2011 vẫn còn cao" - ông Thi nhận định.
Thêm nữa, việc phân bố các trường mới thành lập theo địa lý còn chưa hợp lý (các trường mới được thành lập, nâng cấp vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng thuận lợi, như ĐB Sông Hồng: 13 trường, Đông Nam Bộ: 06 trường). Việc cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự gắn với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng như Quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương.
Nhiều cơ sở GDĐH, khi lập dự án thành lập trường thì các bộ, ngành chủ quản, lãnh đạo các địa phương đưa ra rất nhiều cam kết cả về đất đai, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các chính sách về đào tạo, phát triển đội ngũ, nhưng sau khi đi vào hoạt động, việc thực hiện các cam kết này rất hạn chế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mới thành lập chỉ đạt khoảng 50% so với cam kết, thậm chí có trường chỉ đạt khoảng 10% (Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ,…).
Việc tuyển dụng GV, nhất là GV có trình độ cao của các cơ sở GDĐH mới thành lập, đặc biệt là các trường ngoài công lập và các trường của địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người (Trường ĐH Thành Đông, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi,…).
Công tác hậu kiểm chưa tốt
Vẫn theo kết quả Đoàn giá sát thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa đưa ra được những quy định cụ thể về công tác hậu kiểm. Vì đó, dẫn đến tình trạng có những trường sau nhiều năm hoạt động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy như vẫn phải đi thuê cơ sở đào tạo ở nhiều địa điểm khác nhau.
Theo quy định, sau 3 năm kể từ năm 2010, các trường chưa có cơ sở riêng của mình thì phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ hoặc giải thể, nhưng sau nhiều đợt thanh tra, Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra danh sách các trường dự kiến phải giải thể.
Hạn chế nữa mà báo cáo kết quả giám sát nêu ra là việc kiểm soát chất lượng đào tạo chưa được chặt chẽ. Cụ thể là cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo giữa các ngành, nghề, lĩnh vực và trình độ đào tạo phát triển chưa cân đối, hợp lý.
Công tác tuyển sinh của nhiều trường còn gặp khó khăn, chất lượng đầu vào thấp. Để thu hút người học, nhiều trường tìm mọi cách lôi kéo SV như không trả giấy chứng nhận kết quả thi hoặc không cho rút hồ sơ thí sinh,… Nhiều trường tuyển sinh ở mức điểm sàn tối thiểu, thậm chí còn xin vận dụng những quy định ưu tiên để tuyển sinh dưới điểm sàn tối thiểu.
Phần lớn các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập vẫn tập trung tuyển sinh chủ yếu các ngành dễ dạy, dễ học, ít tốn kém đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành… như Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Tài chính, Ngoại ngữ,..
Hình thức và trình độ đào tạo cũng không cân xứng, trong đó hình thức đào tạo vừa làm vừa học chiếm trên 65%. Vẫn chưa có cơ chế, chính sách tạo bước đột phá, khuyến khích SV vào học các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông-lâm- ngư cũng như thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước đến làm việc trong các trường ĐH, CĐ.
Tốc độ tăng quy mô đào tạo giáo dục đại học vẫn còn cao so với năng lực đào tạo của các cơ sở GDĐH. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số 1002 ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát trong năm 2012 có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở GDĐH đào tạo thạc sĩ không đảm bảo điều kiện theo quy định.
Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người. Nhiều ngành đào tạo chưa có GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo đúng quy định....
Giải thể những ĐH không đảm bảo chất lượng
Đó là một trong những kiến nghị Chính phủUỷ ban VHGDTNTN&NĐ đề xuất. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH trong cả nước, gắn quy hoạch này với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đặc biệt không thành lập thêm các trường công lập ở những vùng đã có nhiều trường và các trường thuộc địa phương nhưng ngân sách địa phương không đủ đảm bảo; ưu tiên thành lập các trường ngoài công lập có vốn đầu tư lớn; giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ mở ngành và đình chỉ hoạt động, sáp nhập, hạ cấp hoặc giải thể những cơ sở GDĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn không thực hiện cam kết thành lập trường, không đảm bảo chất lượng đào tạo.
Uỷ ban cũng đề nghị Chính phủ nới rộng trần học phí, mức chênh lệch học phí giữa các ngành để các trường công lập tự chủ quyết định mức học phí phù hợp.
Với Bộ GD-ĐT, Uỷ ban đề nghị giao quyền tự chủ để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội, hỗ trợ các trường mới thành lập và trường ngoài công lập trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ...
Chính quyền địa phương cần nhất quán trong việc thực hiện cam kết, đặc biệt là trong việc quy hoạch đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các trường mới thành lập.
Đối với các trường, cần đẩy nhanh việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường....
Theo (Vietnamnet)