- Tham gia
- 23/6/2017
- Bài viết
- 521
Sắp Tết rồi, cẩn thận mua phải smartphone hàng giả hàng nhái và bị "dắt mũi" như chơi đấy.
Nói đến Apple hay Samsung thì gần như ai cũng muốn có cho mình một chiếc smartphone vì sự cao cấp và lợi ích mà nó mang lại, nhưng trên thị trường đầy rẫy nhiều nguồn hàng như hiện nay thì chẳng ai biết lúc nào vận xui ập đến đầu mình - nhất là lúc mua phải hàng giả, hàng dựng.
Vì vậy, sau đây là những dấu hiệu dễ kiểm tra nhất mà dân "gà mờ" về công nghệ cũng có thể biết và làm một cách dễ dàng, không lo tiền mất tật mang:
1. Kiểm tra bao bì
Nếu mua ở cửa hàng chính hãng hoặc được quyền phân phối chính thức thì thảnh thơi hơn, nhưng khi đặt hàng online hay qua những nguồn xách tay thì bạn hoàn toàn có thể nhận thấy ngay được những dấu hiệu bất thường kể cả không cần phải mở tận máy ra kiểm tra. Đó là dựa vào ngoại hình hộp gói smartphone bên ngoài.
Hàng thật chính hãng sẽ được đóng gói rất cầu toàn và "nịnh mắt", không sơ suất dù cho đó là những chi tiết nhỏ nhất. Còn nếu có những dấu hiệu cẩu thả, nhăn nhúm đáng nghi thì không nên tin tưởng. Về việc cơ sở phân phối chính hãng nhưng cũng có dấu hiệu như vậy thì có thể không phải hàng giả, nhưng cũng không nên đặt trọn niềm tin khi mà họ không chăm chút được như vậy trước khi bán máy.
2. Lúc mở hộp
Mở hộp ra mà bạn thấy chiếc smartphone mơ ước đang được bọc một cách rất an toàn và kỹ lưỡng trong túi giấy, nilon như thế này: Tin tốt là có lẽ nó vẫn chưa xây xát gì đâu, còn mới lắm; nhưng tin xấu là bạn nhiều khả năng mua phải hàng dựng đã qua tay người khác rồi - đặc biệt là iPhone. Vì Apple không bao giờ để máy trong một lớp túi nữa như vậy cả.
3. Hướng dẫn dùng máy
Nếu đặt máy từ cơ sở phân phối chính hãng thì phải có ngôn ngữ sách hướng dẫn là Tiếng Việt, cùng lắm là tiếng Anh theo bản quốc tế nếu không có mã bản địa. Nhưng chỉ cần là ngôn ngữ khác thôi là mức độ nghi ngờ cao vọt lên ngay rồi. Tạm biệt nơi đó là trên hết để đi tìm một chiếc smartphone mới khác nhé.
4. Chất lượng "nuột nà"
Nổi tiếng về sự cầu toàn trong sản phẩm, Apple hay Samsung chắc chắn không bao giờ khiến người dùng thất vọng về việc máy có những đường cắt vô duyên, thiếu chỉn chu, mà bắt buộc phải mượt mà không một gợn khuyết điểm. Điều đó áp dụng cho cả phụ kiện nữa là đương nhiên, không riêng gì máy trần. Nếu tình trạng trầm trọng thì cũng nên nói lời chào với chiếc máy đó ngay lập tức.
5. Phụ kiện tinh tế
Củ sạc hay dây cáp cũng luôn có những tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nhất là các hãng cao cấp top đầu như Apple hay Samsung. Điểm cần chú ý ở đây là kích cỡ, chữ viết và mực in, ký hiệu và cả các nét gờ nhỏ để xem chúng có đồng nhất hay không. Tốt hơn hết là kiếm một sản phẩm chắc chắn là thật để đối chứng.
Phông chữ cũng là điểm cần để ý kỹ chứ không dễ thấy như những thứ khác. Các đặc trưng về màu sắc, kích cỡ và độ đồng điệu giữa các nét sẽ là minh chứng cho việc máy đó có phải hàng "xịn" hay không. Vì công đoạn tưởng chừng như nhỏ này nhưng lại tốn khá nhiều công sức và độ tỉ mỉ, nên không phải lúc nào hàng giả hàng nhái cũng làm được như đồ thật.
Nói đến Apple hay Samsung thì gần như ai cũng muốn có cho mình một chiếc smartphone vì sự cao cấp và lợi ích mà nó mang lại, nhưng trên thị trường đầy rẫy nhiều nguồn hàng như hiện nay thì chẳng ai biết lúc nào vận xui ập đến đầu mình - nhất là lúc mua phải hàng giả, hàng dựng.
Vì vậy, sau đây là những dấu hiệu dễ kiểm tra nhất mà dân "gà mờ" về công nghệ cũng có thể biết và làm một cách dễ dàng, không lo tiền mất tật mang:
1. Kiểm tra bao bì
Nếu mua ở cửa hàng chính hãng hoặc được quyền phân phối chính thức thì thảnh thơi hơn, nhưng khi đặt hàng online hay qua những nguồn xách tay thì bạn hoàn toàn có thể nhận thấy ngay được những dấu hiệu bất thường kể cả không cần phải mở tận máy ra kiểm tra. Đó là dựa vào ngoại hình hộp gói smartphone bên ngoài.
Hàng thật chính hãng sẽ được đóng gói rất cầu toàn và "nịnh mắt", không sơ suất dù cho đó là những chi tiết nhỏ nhất. Còn nếu có những dấu hiệu cẩu thả, nhăn nhúm đáng nghi thì không nên tin tưởng. Về việc cơ sở phân phối chính hãng nhưng cũng có dấu hiệu như vậy thì có thể không phải hàng giả, nhưng cũng không nên đặt trọn niềm tin khi mà họ không chăm chút được như vậy trước khi bán máy.
2. Lúc mở hộp
Mở hộp ra mà bạn thấy chiếc smartphone mơ ước đang được bọc một cách rất an toàn và kỹ lưỡng trong túi giấy, nilon như thế này: Tin tốt là có lẽ nó vẫn chưa xây xát gì đâu, còn mới lắm; nhưng tin xấu là bạn nhiều khả năng mua phải hàng dựng đã qua tay người khác rồi - đặc biệt là iPhone. Vì Apple không bao giờ để máy trong một lớp túi nữa như vậy cả.
3. Hướng dẫn dùng máy
Nếu đặt máy từ cơ sở phân phối chính hãng thì phải có ngôn ngữ sách hướng dẫn là Tiếng Việt, cùng lắm là tiếng Anh theo bản quốc tế nếu không có mã bản địa. Nhưng chỉ cần là ngôn ngữ khác thôi là mức độ nghi ngờ cao vọt lên ngay rồi. Tạm biệt nơi đó là trên hết để đi tìm một chiếc smartphone mới khác nhé.
4. Chất lượng "nuột nà"
Nổi tiếng về sự cầu toàn trong sản phẩm, Apple hay Samsung chắc chắn không bao giờ khiến người dùng thất vọng về việc máy có những đường cắt vô duyên, thiếu chỉn chu, mà bắt buộc phải mượt mà không một gợn khuyết điểm. Điều đó áp dụng cho cả phụ kiện nữa là đương nhiên, không riêng gì máy trần. Nếu tình trạng trầm trọng thì cũng nên nói lời chào với chiếc máy đó ngay lập tức.
5. Phụ kiện tinh tế
Củ sạc hay dây cáp cũng luôn có những tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nhất là các hãng cao cấp top đầu như Apple hay Samsung. Điểm cần chú ý ở đây là kích cỡ, chữ viết và mực in, ký hiệu và cả các nét gờ nhỏ để xem chúng có đồng nhất hay không. Tốt hơn hết là kiếm một sản phẩm chắc chắn là thật để đối chứng.
Phông chữ cũng là điểm cần để ý kỹ chứ không dễ thấy như những thứ khác. Các đặc trưng về màu sắc, kích cỡ và độ đồng điệu giữa các nét sẽ là minh chứng cho việc máy đó có phải hàng "xịn" hay không. Vì công đoạn tưởng chừng như nhỏ này nhưng lại tốn khá nhiều công sức và độ tỉ mỉ, nên không phải lúc nào hàng giả hàng nhái cũng làm được như đồ thật.