Kiếm tiền qua mạng: đừng mơ "ngồi mát ăn bát vàng"

Mr.Hanhphuc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2011
Bài viết
267
Những mẩu quảng cáo “Kiếm tiền qua mạng” hay “Làm việc tại nhà” với mức tiền lương cực kỳ hấp dẫn đang tràn lan trên Internet. Rất nhiều trong số đó là lừa đảo và cũng không ít việc hợp pháp. Vậy làm thế nào để bạn nhận diện được những chiếc “bánh vẽ”?

Thứ nhất: hãy kiểm tra thông tin về công ty

Sau khi đọc một mẩu quảng cáo việc làm khả quan, điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra thông tin về công ty thông qua các công cụ tìm kiếm như Google.
Những thông tin về công ty, đặc biệt là những trường hợp lừa đảo từng xảy ra, chắc hẳn sẽ đầy ắp thông tin phản ánh trên các trang web, diễn đàn, các phương tiện truyền thông xã hội do những người từng bị lừa đưa lên với lời lẽ khiếu nại, tố cáo và cảnh báo.

ImageView.aspx

Bạn dễ dàng kiểm tra thông tin trước khi quyết định làm việc qua mạng cho một tổ chức nào đó Đối với những công ty lừa đảo hay đổi thương hiệu, giải pháp cho bạn là tìm kiếm về nội dung họ mà quảng cáo. Những kẻ lừa đảo có thể thay đổi trang web đăng quảng cáo, thay đổi tên công ty, nhưng nội dung của những trò lừa đảo hiếm khi thay đổi.
Một dấu hiệu nữa cho việc lừa đảo là các công ty vịn vào cớ mở rộng thị trường để đăng tin tuyển dụng ồ ạt.
Thông thường, một mẩu tin tuyển dụng từ một địa chỉ lạ được gửi vào hộp thư điện tử của bạn (hay còn gọi là spam), hoặc thông qua các cửa sổ pop-up khi bạn truy cập các trang web với nội dung được in đậm như “bà mẹ độc thân kiếm được hàng ngàn đôla tại nhà”. Đó là lừa đảo.

Ngoài ra, hãy cẩn thận các trang web là bản sao của BBC, CNN hay các trang web phổ biến khác. Những kẻ lừa đảo thường vịn vào tên tuổi các trang web có tiếng hòng dễ dàng có được lòng tin nơi người đọc.
Có những trang web yêu cầu bạn xác nhận “Are you sure you want to leave this page?” (Bạn có chắc chắn muốn rời khỏi trang web này không?). Không cần suy nghĩ, hãy đóng nó lại.

Thứ hai, đừng tin vào chuyện “ngồi mát ăn bát vàng”

Với một công việc hợp pháp, sẽ không có chuyện bạn được trả lương cao khi chỉ phải làm những điều đơn giản.
Nếu muốn trở thành cộng tác viên cho các tờ báo, bạn sẽ phải viết rất nhiều và viết tốt. Sẽ không ai trả tiền cho bạn khi bạn chỉ làm mỗi việc là cắt và dán từ các nguồn khác nhau lại thành bài của mình.

ImageView.aspx


Đừng bao giờ tin vào những mẩu rao “kiếm nhiều tiền dễ dàng mà ít tốn công”
Một dạng lừa đảo rất phổ biến là dụ dỗ nạn nhân click chuột vào các mẩu quảng cáo mỗi ngày để tích lũy điểm, đến một số điểm nhất định sẽ được thanh toán tiền mặt. Điều này có thể kiếm rất nhiều tiền cho những kẻ lừa đảo nhưng tuyệt nhiên không phải cho các nạn nhân.
Một “biến thể” khác của trò bịp trên là kêu gọi "nhân viên" tham gia chương trình “tuyển dụng đa cấp” (dạng hình kim tự tháp như bán hàng đa cấp), trong đó họ thu hút bạn bè của mình vào làm việc cho họ. Theo đó, một nhân viên sẽ lôi kéo được những nhân viên khác là bạn bè hay người thân của mình, rồi những người đó sẽ tiếp tục lôi kéo những người khác. Sự khác biệt duy nhất so với việc bán hàng đa cấp là mọi thứ xoay quanh những cú nhấp chuột thay vì bán hàng.

Cuối cùng, không làm quá nhiều khi bắt đầu công việc

Qua những phép thử trên, giả sử bạn tìm được một công việc đáng tin cậy. Trước hết, dù bạn làm việc tại nhà, một công ty chân chính sẽ ký với bạn một hợp đồng (có thời hạn hoặc không có thời hạn).
Không hẳn tất cả các công ty đều muốn hợp pháp hóa việc tuyển nhân sự nhưng với những công ty không muốn có rắc rối với luật pháp, họ sẽ gửi cho bạn một mẫu hợp đồng, yêu cầu bạn ký vào đó và gửi lại cho họ.
Có một số công ty lừa đảo vẫn yêu cầu bạn ký hợp đồng để đảm bảo mọi thứ trông có vẻ hợp pháp. Vì vậy để chắc chắn không lãng phí một tuần hay một tháng làm việc vô ích cho các tay lừa đảo, bạn có thể làm việc nhưng đừng làm quá nhiều. Tốt hơn hết hãy yêu cầu họ trả lương cho bạn cuối mỗi tuần làm việc.
Khi bạn bắt đầu công việc cho một công ty chân chính, không ai kỳ vọng bạn sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm và làm tốt ngay từ khi mới bắt đầu. Vì vậy hãy yêu cầu được trả công cho mỗi công việc được hoàn tất, sau đó bạn sẽ làm tốt hơn khi chắc chắn rằng mình sẽ được trả cho mỗi việc bạn làm.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang kiếm tiền cho mình chứ không phải làm đầy túi cho những kẻ lừa đảo.

Những kiểu kiếm tiền qua mạng có độ rủi ro cao hiện nay. Đa số là lừa đảo hoặc trả rất ít tiền.

  • PTC (paid to click): Kiếm tiền bằng việc xem quảng cáo.
  • PTU (paid to upload): Kiếm tiền bằng cách upload file.
  • PTS (paid to singup): Kiếm tiền qua việc đăng ký nhiều tài khoản theo yêu cầu.
  • PTR (paid to read): Kiếm tiền bằng cách đọc hàng tá email quảng cáo.
Theo tuoitre.vn

 
×
Quay lại
Top Bottom