Kiểm chứng tình yêu đích thực

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Sau một thời gian hò hẹn bạn cảm tưởng mình đã gặp được một nửa của mình. Nhưng bạn băn khoăn không biết đó đã là tình yêu đích thực chưa hay chỉ là một thứ na ná tình yêu, một kiểu say đắm tới mức mê mẩn, thậm chí chỉ là tình bạn đơn thuần?

girl_wow.jpg


Dưới đây là những điều để bạn cân nhắc trước khi đi đến quyết định có nên gắn bó tình cảm với người mà bạn tự cho là "một nửa" của riêng mình:

1. Bạn có những những điều tốt nhất đến với người đó không hay bạn muốn người đó có thể giúp bạn những gì?
Chẳng hạn nếu người ấy có cơ hội nhận được một công việc tốt ở thành phố khác, bạn có sẵn lòng thay đổi công việc của mình để đi theo người ấy không hay bạn sẽ chờ đợi một cơ hội việc làm khác sẽ đến với bạn? Tình yêu có nghĩa là dám đặt những nhu cầu của người khác lên trên những nhu cầu của bạn, ngay cả khi điều đó gắn liền với sự hy sinh.
Mặc dù việc chấp thuận một cách mù quáng với bất cứ quan điểm khác biệt nào là phi lý và phi hiện thực nhưng rõ ràng, cần phải có một sự trao đổi chín chắn về điều gì là tốt hơn cho mỗi người và cho cả hai.

2. Bạn có thích ngắm nhìn người ấy hoặc nói chuyện với người ấy không?
Cả hai điều này đều rất quan trọng trong một quan hệ tình cảm chín chắn. Nhưng nếu bạn chỉ cảm thấy mình lưu luyến với những vẻ đẹp ngoại hình, người ấy hấp dẫn bạn bởi gương mặt, vóc dáng, hình thức thì cũng có thể bạn chỉ mới đang đánh giá người ấy ở những khía cạnh hời hợt.
Thêm một điều nữa là bạn không muốn bị đánh lừa bởi những lời tâng bốc hay xu nịnh. Nếu người ấy của bạn chỉ biết nói và nói mà không đi đôi cùng hành động thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn nên chấm dứt mối quan hệ trước khi phải chịu đựng hết những lời hứa suông này đến lời hứa suông khác. Sự cân bằng trong sức hấp dẫn về thể chất và tinh thần là một tín hiệu khả quan.

3. Bạn có sẵn lòng chờ đợi cho tới khi mối quan hệ chín muồi hay không?
Chẳng hạn nếu người ấy thúc ép bạn phải làm những điều bạn không thích thì bạn có kiên quyết nói “không” không? Phản ứng của bạn có được đón nhận bằng lòng tôn trọng và kiên nhẫn không? Điều này cần ở cả hai phía.
Bạn có sẵn lòng chờ đợi cho tới khi người ấy sẵn sàng hay bạn mong muốn có thêm những tác động can thiệp lúc này? Bạn có thể chờ để kết hôn cho tới khi người đó học xong hay bạn sẽ thúc ép người ấy phải “sống thử” trước? Kiên nhẫn là một phẩm chất quan trọng có mối liên hệ chặt chẽ với những mối quan hệ lâu dài, thành công.

4. Hai người có giúp đỡ nhau bằng cách hiểu rõ và đáp ứng những mong muốn của nhau không?
Chẳng hạn nếu bạn cần phải làm thêm giờ để thanh toán các khoản nợ trước khi kết hôn, người ấy của bạn có hiểu rằng tình cảnh này chỉ là tạm thời và sẵn lòng chờ đợi khi bạn phải làm thêm việc hay sẽ liên tục phàn nàn về sự vắng mặt của bạn? Nều người ấy phải giải quyết hàng đống công việc trước khi hai người có thể sống chung với nhau thì bạn có sẵn sàng hỗ trợ không?

5. Hai người có phải là bạn bè của nhau không?
Nói chung tình bạn bao giờ cũng trường tồn hơn tình yêu đôi lứa. Những người ở độ tuổi “xưa nay hiếm” có thể không còn những h.am m.uốn về mặt thể xác nhưng họ vẫn luôn tìm kiếm niềm vui và sự chia sẻ cho tới hơi thở cuối cùng. Bạn và người ấy có cười thật vui khi ở bên nhau không? Hai người có thích những hoạt động giống nhau không? Hai người có vui vẻ bên những người bạn và người thân của mỗi người không? Bạn có mong chờ người ấy sẽ dành riêng tất cả những thời gian rảnh rỗi cho bạn không?

Yêu một người có nghĩa là phải biết hy sinh bản thân và biết chấp nhận. Nếu bạn cảm thấy ai đó hấp dẫn với bạn nhưng bạn lại không thể kiên nhẫn và chia sẻ tất cả phần đời của bạn với họ, có thể bạn sẽ có rất nhiều việc phải giải quyết sau đó hoặc sẽ cảm thấy thất vọng sau hôn nhân. Thế nên bây giờ hãy dành thời gian để đánh giá lại mối quan hệ của bạn với những điều ở trên để xem cuộc hôn nhân của bạn có thể kéo dài được bao lâu nhé!


Tinhyeugioithinh
Theo Essortment
 
×
Quay lại
Top Bottom