- Tham gia
- 25/9/2016
- Bài viết
- 79
Trên thực tế thì không có cách nào để vẽ chân thực và chính xác nhất hình dáng của Trái Đất lên bản đồ. Đơn giản vì Quả Đất hình cầu nên khi chuyển qua mặt phẳng của địa đồ nó phải có chút sai lệch.
Tất nhiên, việc đưa một hành tinh 3D lên một mặt phẳng 2 chiều là cả một thách thức lớn. Thế nên, rất nhiều tấm bản đồ có hình dạng kỳ lạ đã ra đời. Cho đến năm 1596, Gerardus Mercator, một nhà bác học đồng thời là một nhà địa lý học người Hà Lan đã tạo ra một phép chiếu bản đồ đẳng góc. Hình thu nhỏ tương đối chính xác về Trái Đất do Gerardus Mercator vẽ là bản vượt trội nhất từ trước đến nay, nó thường được dùng để làm hải đồ đi biển và ngày nay, nó vẫn được in trong sách giáo khoa hoặc in thành những tấm lớn để treo tường.
Địa đồ này giữ được phương và góc, cung cấp đúng hình dạng đối tượng nhưng nhược điểm của nó là sẽ bóp méo kích thước các đối tượng tùy thuộc vào vị trí của chúng so với đường xích đạo.
Chính sự sai lệch này khiến người ta nhìn thấy châu Phi bé hơn Bắc Mỹ, Greenland rộng hơn Trung Quốc, Alaska to lớn hơn Mexico. Trong khi thực tế, Châu Phi lớn hơn Bắc Mỹ 3 lần, Alaska nhỏ hơn Mexico và Trung Quốc lớn hơn Greenland 4 lần.
Hãy cùng LaLung.vn tìm hiểu xem kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator như thế nào nhé!
Trên thực tế thì Hoa Kỳ và Australia có kích cỡ gần bằng nhau. Nếu bạn để chúng bên cạnh nhau thì sẽ thấy ngay điều đó thôi mà. Không ngờ Mỹ lại bé đến thế. Thật khó tin!
Điều này cực kỳ ấn tượng luôn đấy nhé! Nga sẽ không còn là “gấu mẹ vĩ đại” nếu chúng ta đưa nó đến đường xích đạo. Nó sẽ bé tí xíu như vị trí có màu xanh mà bạn đang thấy.
Romania là một quốc gia ở Đông Nam châu Âu, diện tích của nó khá bé, khoảng 238.392 km vuông. Thế nhưng, nếu nó nằm ở Bắc Băng Dương, nó sẽ trở thành hòn đảo vô cùng khổng lồ. Rõ ràng, kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator có sự sai lệch.
Theo bạn thì Úc có lớn không? Thực sự là nó rộng lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta đấy nhé! Vùng đất này có thể bao phủ gần như toàn bộ châu Âu.
Phần màu hồng là vị trí thực tế của Brasil, quốc gia ở Nam Mỹ có diện tích và dân số đứng thứ 5 trên thế giới này sẽ còn khổng lồ hơn nếu chúng ta dời nó sang châu Á.
Indonesia khi ở châu Á là một quốc gia có diện tích không quá lớn, nhưng nếu đặt nó ở vị trí của Nga thì quốc gia vạn đảo này hoàn toàn có thể che lấp xứ sở bạch dương. Sở dĩ khi thay đổi vị trí chúng có kích thước khác nhau là do phép chiếu hình trụ đứng giữ góc đã bóp méo chúng.
Greenland, nơi được mệnh danh là hòn đảo lớn nhất thế giới thật ra không quá rộng lớn như chúng ta vẫn nghĩ nếu đem nó ra so sánh với Hoa Kỳ và Brazil. Điều này hẳn là gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dời Canada đến Nam Mỹ? Lúc ấy, quốc gia có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới này trông sẽ nhỏ đi 4 – 5 lần luôn đó.
Vậy còn việc di chuyển tiểu bang California (Hoa Kỳ) đến Vương quốc Anh thì sao nào? Bạn sẽ chợt nhận ra chúng có kích cỡ tương đương nhau.
Vùng đất màu xanh nước biển của Trung Quốc sẽ trở nên khổng lồ như vùng màu xanh ngọc mà bạn đang nhìn thấy nếu chúng ta mang Trung Hoa đặt lên vị trí của nước Nga.
Lại một ví dụ nữa về Australia. Lần này thì Úc sẽ phình to ra nếu chúng ta đem nó đến Bắc Mỹ. Hãy nhìn hình để so sánh nhé! Rõ ràng đối với phép chiếu bản đồ đẳng góc, khi ta di chuyển một vùng đất ra xa xích đạo, nó sẽ to lên.
Trên đời chẳng có thứ gì là tuyệt đối cả, đến Toán học còn có kết quả xấp xỉ thì sai lệch khi vẽ bản đồ là chuyện thường tình. Nếu bạn dời Nhật Bản đến Canada thì xứ sở hoa anh đào đủ khả năng trải dài trên lãnh thổ của đất nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới đấy nhé!
Châu Nam Cực với tổng diện tích lên tới 14 triệu km vuông sẽ không lớn hơn Brasil bao nhiêu nếu di chuyển nó đến gần đường xích đạo.
Nếu bạn di chuyển Ấn Độ về phía Bắc, tức là về phía Nga thì nó sẽ to thêm vài phần đấy nhé! Dù biết rõ nguyên nhân rồi nhưng khá nhiều người vẫn ngỡ ngàng trước sự sai lệch này.
Nãy giờ chúng ta đã nói rất nhiều về Canada, và hẳn các bạn không quên nó có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, nếu để quốc gia này tiến lại vị trí của Hoa Kỳ thì kích thước của nó sẽ gần bằng với kích cỡ của đất nước cờ hoa.
Hẳn là khi đọc xong bài viết các bạn đã rất ngỡ ngàng trước kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator, và cũng đã hiểu lý do vì sao nước này trông to hơn nước kia dù kích thước bằng nhau và ngược lại.
Còn bây giờ thì hãy cùng xem thầy giáo địa lý có trí nhớ siêu phàm vẽ bản đồ thế giới trong vòng 4 phút nhé!
Quá đáng nể luôn các mem nhỉ? Chẳng hiểu làm cách nào thầy nhớ chính xác được vị trí, hình dáng của các nước.
Nếu bạn thấy bài viết kỳ này của LaLung.vn hay và bổ ích thì hãy chia sẻ ngay lên tường nhà mình vừa để lưu trữ thông tin thú vị vừa để bạn bè của các mem nhặt nhạnh được vài kiến thức hay ho, mới lạ nhé!
Nguồn: https://www.lalung.vn/khoa-hoc/kich...c-tren-ban-do-so-voi-phep-chieu-mercator-2068
Tất nhiên, việc đưa một hành tinh 3D lên một mặt phẳng 2 chiều là cả một thách thức lớn. Thế nên, rất nhiều tấm bản đồ có hình dạng kỳ lạ đã ra đời. Cho đến năm 1596, Gerardus Mercator, một nhà bác học đồng thời là một nhà địa lý học người Hà Lan đã tạo ra một phép chiếu bản đồ đẳng góc. Hình thu nhỏ tương đối chính xác về Trái Đất do Gerardus Mercator vẽ là bản vượt trội nhất từ trước đến nay, nó thường được dùng để làm hải đồ đi biển và ngày nay, nó vẫn được in trong sách giáo khoa hoặc in thành những tấm lớn để treo tường.
Địa đồ này giữ được phương và góc, cung cấp đúng hình dạng đối tượng nhưng nhược điểm của nó là sẽ bóp méo kích thước các đối tượng tùy thuộc vào vị trí của chúng so với đường xích đạo.
Chính sự sai lệch này khiến người ta nhìn thấy châu Phi bé hơn Bắc Mỹ, Greenland rộng hơn Trung Quốc, Alaska to lớn hơn Mexico. Trong khi thực tế, Châu Phi lớn hơn Bắc Mỹ 3 lần, Alaska nhỏ hơn Mexico và Trung Quốc lớn hơn Greenland 4 lần.
Hãy cùng LaLung.vn tìm hiểu xem kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator như thế nào nhé!
Trên thực tế thì Hoa Kỳ và Australia có kích cỡ gần bằng nhau. Nếu bạn để chúng bên cạnh nhau thì sẽ thấy ngay điều đó thôi mà. Không ngờ Mỹ lại bé đến thế. Thật khó tin!
Điều này cực kỳ ấn tượng luôn đấy nhé! Nga sẽ không còn là “gấu mẹ vĩ đại” nếu chúng ta đưa nó đến đường xích đạo. Nó sẽ bé tí xíu như vị trí có màu xanh mà bạn đang thấy.
Romania là một quốc gia ở Đông Nam châu Âu, diện tích của nó khá bé, khoảng 238.392 km vuông. Thế nhưng, nếu nó nằm ở Bắc Băng Dương, nó sẽ trở thành hòn đảo vô cùng khổng lồ. Rõ ràng, kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator có sự sai lệch.
Theo bạn thì Úc có lớn không? Thực sự là nó rộng lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta đấy nhé! Vùng đất này có thể bao phủ gần như toàn bộ châu Âu.
Phần màu hồng là vị trí thực tế của Brasil, quốc gia ở Nam Mỹ có diện tích và dân số đứng thứ 5 trên thế giới này sẽ còn khổng lồ hơn nếu chúng ta dời nó sang châu Á.
Indonesia khi ở châu Á là một quốc gia có diện tích không quá lớn, nhưng nếu đặt nó ở vị trí của Nga thì quốc gia vạn đảo này hoàn toàn có thể che lấp xứ sở bạch dương. Sở dĩ khi thay đổi vị trí chúng có kích thước khác nhau là do phép chiếu hình trụ đứng giữ góc đã bóp méo chúng.
Greenland, nơi được mệnh danh là hòn đảo lớn nhất thế giới thật ra không quá rộng lớn như chúng ta vẫn nghĩ nếu đem nó ra so sánh với Hoa Kỳ và Brazil. Điều này hẳn là gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dời Canada đến Nam Mỹ? Lúc ấy, quốc gia có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới này trông sẽ nhỏ đi 4 – 5 lần luôn đó.
Vậy còn việc di chuyển tiểu bang California (Hoa Kỳ) đến Vương quốc Anh thì sao nào? Bạn sẽ chợt nhận ra chúng có kích cỡ tương đương nhau.
Vùng đất màu xanh nước biển của Trung Quốc sẽ trở nên khổng lồ như vùng màu xanh ngọc mà bạn đang nhìn thấy nếu chúng ta mang Trung Hoa đặt lên vị trí của nước Nga.
Lại một ví dụ nữa về Australia. Lần này thì Úc sẽ phình to ra nếu chúng ta đem nó đến Bắc Mỹ. Hãy nhìn hình để so sánh nhé! Rõ ràng đối với phép chiếu bản đồ đẳng góc, khi ta di chuyển một vùng đất ra xa xích đạo, nó sẽ to lên.
Trên đời chẳng có thứ gì là tuyệt đối cả, đến Toán học còn có kết quả xấp xỉ thì sai lệch khi vẽ bản đồ là chuyện thường tình. Nếu bạn dời Nhật Bản đến Canada thì xứ sở hoa anh đào đủ khả năng trải dài trên lãnh thổ của đất nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới đấy nhé!
Châu Nam Cực với tổng diện tích lên tới 14 triệu km vuông sẽ không lớn hơn Brasil bao nhiêu nếu di chuyển nó đến gần đường xích đạo.
Nếu bạn di chuyển Ấn Độ về phía Bắc, tức là về phía Nga thì nó sẽ to thêm vài phần đấy nhé! Dù biết rõ nguyên nhân rồi nhưng khá nhiều người vẫn ngỡ ngàng trước sự sai lệch này.
Nãy giờ chúng ta đã nói rất nhiều về Canada, và hẳn các bạn không quên nó có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, nếu để quốc gia này tiến lại vị trí của Hoa Kỳ thì kích thước của nó sẽ gần bằng với kích cỡ của đất nước cờ hoa.
Hẳn là khi đọc xong bài viết các bạn đã rất ngỡ ngàng trước kích thước thật của các nước trên bản đồ so với phép chiếu Mercator, và cũng đã hiểu lý do vì sao nước này trông to hơn nước kia dù kích thước bằng nhau và ngược lại.
Còn bây giờ thì hãy cùng xem thầy giáo địa lý có trí nhớ siêu phàm vẽ bản đồ thế giới trong vòng 4 phút nhé!
Quá đáng nể luôn các mem nhỉ? Chẳng hiểu làm cách nào thầy nhớ chính xác được vị trí, hình dáng của các nước.
Nếu bạn thấy bài viết kỳ này của LaLung.vn hay và bổ ích thì hãy chia sẻ ngay lên tường nhà mình vừa để lưu trữ thông tin thú vị vừa để bạn bè của các mem nhặt nhạnh được vài kiến thức hay ho, mới lạ nhé!
Nguồn: https://www.lalung.vn/khoa-hoc/kich...c-tren-ban-do-so-voi-phep-chieu-mercator-2068
Hiệu chỉnh bởi quản lý: