- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
|
Mọi thành viên đều phải được biết
Khi bạn muốn chia sẻ chuyện của mình cho một người trong nhóm nghe, thì bạn cũng phải kể cho tất cả những người còn lại trong nhóm. Không kì thị, không phân biệt đối xử với bất kì thành viên nào. Mỗi người đều bình đẳng như nhau và có quyền ngôn luận bằng nhau. Khi mọi người đều được phát biểu, được nêu ý kiến, nhóm sẽ bền vững hơn vì tồn tại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Tránh tụ tập cùng nói xấu ai đó
Cho dù đó là một người ngoài nhóm và chuyện nói xấu chỉ mang tính chất “vui là chính”, các bạn cũng nên hạn chế. Bởi vì việc nói xấu đó dần dà sẽ trở thành thói quen và khi hết đề tài thì cả nhóm bắt đầu…nói xấu lẫn nhau. Điều này gây mất đoàn kết nội bộ rất lớn.
Luôn thông báo khi đi chơi
Tránh “đánh lẻ” mà bỏ quên bất kì thành viên nào trong nhóm. Nếu bạn chỉ muốn đi chơi riêng với một thành viên nào trong nhóm, hãy kể lại vài chi tiết cho những người còn lại sau khi đã đi chơi xong. Bạn không cần phải “tường thuật chi tiết” nhưng quy tắc của nhóm là “không được giấu giếm, mập mờ”.
Khi muốn tổ chức đi chơi, cũng nên họp nhóm lại bàn luận và thống nhất ý kiến, nếu không thống nhất được thì đưa ra phương án khác.
Không được tiết lộ bí mật
Nhiều bạn thường “lỡ miệng” mang chuyện của nhóm kể ra bên ngoài, sau đó dẫn đến nhiều hiểu lầm. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín nhóm và dễ làm mâu thuẫn nội bộ phát sinh nhanh nhất. Chuyện của nhóm chỉ nên kể cho các thành viên trong nhóm, có người lạ vào, cả nhóm phải đoàn kết và “đề cao cảnh giác” tột độ.
Lắng nghe và trò chuyện trực tiếp
Khi có bức xúc trong nhóm, tốt nhất cả nhóm nên cùng ngồi lại với nhau và bộc lộ chia sẻ một cách nhẹ nhàng, đơn giản. Tránh việc cả nhóm cùng chỉ trích nặng nề một thành viên nào đó, hoặc khi cả hai thành viên trong nhóm đang mâu thuẫn thì những người còn lại “làm lơ”. Mọi vấn đề trong nhóm đều phải được từng thành viên hiểu và giải quyết. Khi có xung đột, càng im lặng, nhóm càng dễ tan rã.
Theo Mực Tím