khacminhhotboy
http://nguoideponline.com.vn/
- Tham gia
- 25/5/2016
- Bài viết
- 0
Về tri thức:
Cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
Về kỹ năng:
Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Tư thế ngồi viết:
Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
Cách cầm bút đúng cách:
Khi luyện chữ đẹp cầm bút phải cầm bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. Tiếp theo, dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
Các chữ viết mẫu:
Việc viết mẫu là một thao tác trực quan giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, các nét chữ mẫu đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết mẫu, cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay viết từng nét chữ. Khi viết, vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? vừa chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.
Cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
Về kỹ năng:
Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Tư thế ngồi viết:
Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
Cách cầm bút đúng cách:
Khi luyện chữ đẹp cầm bút phải cầm bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. Tiếp theo, dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
Các chữ viết mẫu:
Việc viết mẫu là một thao tác trực quan giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, các nét chữ mẫu đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết mẫu, cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay viết từng nét chữ. Khi viết, vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? vừa chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.