tunganhh255
Thành viên
- Tham gia
- 24/5/2017
- Bài viết
- 0
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 10 mô hình hợp tác xã kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị; có 500 gia trại và 20 trang trại chăn nuôi; 7.000 ha rừng kinh doanh cây gỗ lớn và cây đa mục đích; 2 điểm trưng bày giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn...
Tỉnh phấn đấu có ít nhất 4 khu đất phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô từ 3 ha trở lên theo quy hoạch cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê sản xuất rau, củ, quả sạch, chăn nuôi, cây dược liệu; quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đạt 5 tỷ đồng.
Cùng với đó, tỉnh Bắc Kạn cũng khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng được các thương hiệu của tỉnh Bắc Kạn. Duy trì và phát triển các loài cây, con, sản phẩm có thế mạnh của địa phương và có giá trị kinh tế cao như cây quýt, hồng không hạt, nhãn hiệu độc quyền miến dong Bắc Kạn đang ngày một nổi tiếng.
Chuyển giao các quy trình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương tạo ra các sản phẩm có chất lượng được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông lâm nghiệp tăng trưởng trung bình 4,5%/năm gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh có 90 hợp tác xã hoạt động với tổng số vốn điều lệ trên 60 tỷ đồng, thu hút gần 1.000 thành viên tham gia. Năm 2016 ước doanh thu của các hợp tác xã và thành viên đạt hơn 36 tỷ đồng, với thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt 3,2 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra còn có 51 tổ hợp tác có đăng ký chứng thực với chính quyền địa phương và trên 2.000 tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở các nhóm sở thích. Các hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
Ông Quang cho biết thêm, sau khi tổ chức lại hoạt động, cơ bản các hợp tác xã đã nhận thức đúng bản chất của hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Trong hoạt động các hợp tác xã đã chủ động phát huy nội lực, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận, thu nhập cho các thành viên và người lao động tại địa phương.
Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tuy nhiên việc phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Kạn còn nhiều hạn chế như: các nguồn lực của tỉnh dùng để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể có hạn trong khi nhu cầu cần hỗ trợ của các Hợp tác xã là rất lớn, do đó phải sử dụng dàn trải các nguồn lực, hiệu quả mang lại không cao.
Khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Bắc Kạn chưa có bước đột phá nổi bật trong các ngành, lĩnh vực, hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh.
Những Sản phẩm làm ra của các hợp tác xã đến nay chưa có giấy phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quyền bảo hộ, một số chưa đóng gói bao bì, chất lượng không đồng đều, số lượng nhỏ, không ổn định, vì vậy sản phẩm làm ra khó tiếp cận được những thị trường lớn mà chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Để kinh tế tập thể phát huy hiệu quả thì cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành.
Tỉnh phấn đấu có ít nhất 4 khu đất phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô từ 3 ha trở lên theo quy hoạch cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê sản xuất rau, củ, quả sạch, chăn nuôi, cây dược liệu; quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đạt 5 tỷ đồng.
Cùng với đó, tỉnh Bắc Kạn cũng khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng được các thương hiệu của tỉnh Bắc Kạn. Duy trì và phát triển các loài cây, con, sản phẩm có thế mạnh của địa phương và có giá trị kinh tế cao như cây quýt, hồng không hạt, nhãn hiệu độc quyền miến dong Bắc Kạn đang ngày một nổi tiếng.
Chuyển giao các quy trình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương tạo ra các sản phẩm có chất lượng được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông lâm nghiệp tăng trưởng trung bình 4,5%/năm gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh có 90 hợp tác xã hoạt động với tổng số vốn điều lệ trên 60 tỷ đồng, thu hút gần 1.000 thành viên tham gia. Năm 2016 ước doanh thu của các hợp tác xã và thành viên đạt hơn 36 tỷ đồng, với thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt 3,2 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra còn có 51 tổ hợp tác có đăng ký chứng thực với chính quyền địa phương và trên 2.000 tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở các nhóm sở thích. Các hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
Ông Quang cho biết thêm, sau khi tổ chức lại hoạt động, cơ bản các hợp tác xã đã nhận thức đúng bản chất của hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Trong hoạt động các hợp tác xã đã chủ động phát huy nội lực, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận, thu nhập cho các thành viên và người lao động tại địa phương.
Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tuy nhiên việc phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Kạn còn nhiều hạn chế như: các nguồn lực của tỉnh dùng để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể có hạn trong khi nhu cầu cần hỗ trợ của các Hợp tác xã là rất lớn, do đó phải sử dụng dàn trải các nguồn lực, hiệu quả mang lại không cao.
Khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Bắc Kạn chưa có bước đột phá nổi bật trong các ngành, lĩnh vực, hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh.
Những Sản phẩm làm ra của các hợp tác xã đến nay chưa có giấy phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quyền bảo hộ, một số chưa đóng gói bao bì, chất lượng không đồng đều, số lượng nhỏ, không ổn định, vì vậy sản phẩm làm ra khó tiếp cận được những thị trường lớn mà chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Để kinh tế tập thể phát huy hiệu quả thì cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành.